Bệnh nói to

Buổi trưa, đang ngủ mơ mơ, bỗng nghe ồn ào ở nhà bên cạnh, không biết có chuyện gì, tôi mở cửa ra xem, thấy tiếng ông là chính, còn không có đông người. Lắng nghe ít phút, tôi hiểu ra ông ấy đang nói chuyện điện thoại với ai đó. Cách nói chuyện của ông có lẽ cả mấy tầng đều nghe.
benh-noi-to-1697534389.jpg
Minh họa: Bing

 

Một lần ở quê, buổi tối tôi đang đi dạo trước ngõ nhà mình, thì ở xa cách tôi khoảng trăm mét, cũng nghe thấy có người như đang quát ai, ầm ầm cũng có, lúc trầm lúc bổng cũng có, lại gần mới biết chú ấy đang nói chuyện điện thoại với ai đó. Một cô bạn nhà gần đường nói chuyện với bạn chắc qua Zalo cũng để cho các nhà xung quanh hiểu hết câu chuyện của họ. Và không ngoại lệ, nhà tôi và các nhà xung quanh đều vậy cả.

Mẹ tôi bị lãng tai nặng, nên mỗi lần nói chuyện với mẹ, tôi cũng phải nói thật to, nói từng chữ để mẹ nghe. Nếu đang đi trên ô tô mà thấy cuộc gọi của mẹ là tôi phải từ chối ngay, không dám nói chuyện với mẹ nữa.

Không biết chỉ có vùng tôi ở mới có kiểu nói to qua điện thoại hay các vùng khác cũng vậy nhỉ.

Bây giờ gọi điện nói chuyện với bạn, với con, với người thân đều qua Zalo hay Messenger hết, nên cái bệnh nói to trở thành mãn tính. Hay thật, cứ như hai người điếc nói chuyện với nhau vậy.

À mà bây giờ phần đa các cụ hưu mới nói to, chứ bọn trẻ không nói to đâu nhé. Có lẽ là khi các cụ hưu thì tai có vấn đề nên tiếng nói phải tăng âm chăng?

Bệnh nói to qua điện thoại có chữa được không nhỉ. Bởi mình nói nhỏ thì đầu dây bên kia không nghe, nên cứ phải nói to, nhưng bọn trẻ thì có cần phải nói to đâu.

 

Đ.T.H.Y.

 

Chuyện làng quê

 

Trên cùng của Biểu mẫu