Được tìm thấy năm 1974 trong rừng rậm Philippines, cựu binh Hiroo Onoda (1922-2014) đã khiến cả thế giới biết đến với tư cách người lính Nhật Bản cuối cùng đầu hàng trong Thế chiến II. Quân nhân này đã làm gì để tồn tại trong 29 năm lẩn trốn trong rừng?
Mục lục
Theo lời kể của Onoda, ông đã sinh tồn được trong quãng thời gian dài đẵng đẵng đó nhờ ăn trái cây và các loại côn trùng, động vật nhỏ như chuột, sóc, chim, thỏ rừng bẫy được. Vì không có lửa nên ông phải ăn sống nuốt tươi mọi thứ. Bộ quân phục duy nhất đã rách hỏng từ lâu, mùa hè ông trần truồng như nhộng, mùa rét ông lấy vỏ và lá cây đan lại làm áo che thân.
Nơi trú ẩn của Onoda là một hang đá tự nhiên mà ông tìm thấy trong rừng. Ông đã tạo ra một hệ thống các lối mòn để thuận tiện cho việc di chuyển và tìm kiếm thức ăn trong khu vực mình sinh sống. Đã nhiều lần Onoda gặp tai họa, như bị dã thú tấn công và bị ốm đau. Ông tự vệ bằng súng và phải tự tìm các loại lá cây và rễ cây để chữa bệnh.
Onoda đã dùng khẩu súng luôn được lau chùi bóng loáng kèm túi đạn hàng trăm viên để bắn lại các binh sĩ Mỹ và Philippines vào rừng săn lùng lính Nhật lẩn trốn không đầu hàng, cũng như bất cứ ai khác xuất hiện trong rừng. Theo thống kê, trong ba thập niên, Onoda đã bắn chết hơn 30 người và làm bị thương hơn 100 người, gồm cả quân nhân lẫn dân thường. Tuy không có phương tiện xem ngày giờ, nhưng qua nhìn trăng tròn trăng khuyết và theo dõi sự thay đổi của các mùa, Onoda cũng biết được mình đã sống ở đây được khoảng 29 năm. Nhờ tinh thần kiên cường bất khuất, người chiến binh Nhật Bản đã vượt qua mọi khó khăn để bảo toàn mạng sống. Điều duy nhất ông khó chiến thắng nổi là cảm giác cô đơn khi phải cách xa thế giới loài người.
Sau khi được một du khách Nhật Bản phát hiện vào tháng 2/1974, Hiroo Onoda đã làm lễ đầu hàng chính thức với người thủ trưởng cũ của mình. Ông được chính quyền Philippines ân xá cho tội giết người và quay về Nhật Bản.
Phải nhiều năm sau, Hiroo Onoda mới quen dần với cuộc sống ở quê nhà. Ông viết và xuất bản cuốn tự truyện “Cuộc chiến 29 năm không đầu hàng của tôi”. Sau đó, ông sang Brazil, nơi có nhiều người Nhật di cư từ xưa, để làm nghề chăn nuôi. Sau khi lấy vợ, ông lại về quê cũ và mở một vườn trẻ. Onoda qua đời năm 2014, thọ 92 tuổi.
Cuộc thi Sản phẩm Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thủ đô là hoạt động phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, xung kích trong công cuộc chuyển đổi số, đẩy mạnh Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập quốc tế.
Ngày 21/11, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Ngày 21/11, tại tổ 4, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an đã tổ chức trao tặng nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho gia đình đồng chí Thiếu tá Quàng Văn Chinh, cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Sơn La.
Ngày 21/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm công an các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái đã diễn ra Hội nghị thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.
Phong cách kiến trúc tân cổ điển Pháp mang đến cho khu đô thị Eurowindow Green Park một không gian an cư lý tưởng, vừa sang trọng, đẳng cấp vừa hài hòa trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của phố núi Tây Bắc.
Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị văn hóa huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, PVCFC đã trao tặng 3 căn nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo với trị giá 80 triệu đồng/căn.
Chiều 20/11, tại thành phố Vinh (Nghệ An), tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng với tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Thanh Hóa.
Chuyến thăm, làm việc với Công đoàn Công nghiệp Năng lượng và Hóa chất Nhật Bản đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, cảm xúc về con người, văn hóa của đất nước mặt trời mọc, đồng thời tăng cường mối quan hê giữa 2 tổ chức Công đoàn.
Vũ Thị Hương – giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp – không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà giáo mẫu mực mà còn là một tác giả đa tài với niềm đam mê cháy bỏng dành cho nghệ thuật. Từ những ca khúc trữ tình nhẹ nhàng đến các tác phẩm mang dấu ấn thực tiễn nghề nghiệp, chị đã tạo dựng một phong cách riêng biệt, vừa sâu sắc, vừa đậm chất đời.