Chức danh Quan lại thời Pháp thuộc

Nhiều bạn chưa rõ các chức danh này, nên khi đọc sách, báo, khó hình dung. Thời Pháp thuộc, có 2 tổ chức quan lại người Pháp, người Việt cùng quản lý địa bàn.
chuc-danh-thoi-phap-thuoc-1628496397.jpg
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)

 

A / Bộ máy người Pháp: đứng đầu cả nước là Toàn quyền (Ví dụ Paul Doumer , Albert Sarraut, là toàn quyền Đông dương). Phủ Chủ tịch hiện nay nguyên là Phủ Toàn quyền (Palais du Gouvernment General de l’Indochine ) xây dựng từ 1901-1906.

Pháp chia Việt Nam chia làm 3 miền: Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ

1/ Trung kỳ có Khâm sứ đứng đầu ( Cai quản một xứ thuộc nhà vua - Quân chủ như Khâm sứ Trung kỳ ,Cam pu chia.Ai lao ),

2/ Nam kỳ là thuộc địa, nên có Thống Đốc

3/ Bắc kỳ là đất bảo hộ dưới toàn quyền là Thống Sứ. Người đầu tiên là Pierre Paul Rheinart (1889). Bắc bộ phủ bây giờ chính là Dinh Thống sứ (Palais de Resident Superieur )

Đứng đầu các tỉnh là Công sứ ( Ví dụ Công sứ Bắc giang, Lạng sơn…). ( Riêng Hà nội, Hải phòng là nhượng địa, nên có Đốc lý (Thị trưởng .)

(Hành chính cấp Phủ, huyện do các cơ quan người bản địa điều hành)

Các ông Tham, ông Thông, ông Phán ( Tôi đã viết trên Fb ) người Việt của ta làm ở các Toà Sứ (Công sứ ), Toà Khâm (Khâm sứ ), hoặc ở các Sở như Canh nông, Bưu điện.Thương chính…

B/ Bộ máy người Viêt: Thời kỳ Nhà Nguyễn, nước ta chia làm 3 Kỳ:

1/ Nam kỳ là thuộc địa của Pháp.

2/ Trung ky là của Nhà Nguyễn: Đứng đầu là nhà Vua, dưới có Lục bộ là các bộ: Lại, Công, Hình, Lễ, Binh, Học do các Thượng thư ( Bộ trưởng ),Tham tri (Thứ trưởng ). Bên cạnh bộ máy lục bộ là Toà Khâm sứ. (Về danh nghĩa thì Trung kỳ là thuộc quyền quản lý của nhà Vua, nhưng thực tế bất kể công việc gì cũng phải bàn bạc với Toà Khâm, ngay cả việc cử Vua mới cũng phải được họ đồng ý hay không.Người Pháp không nhất trí với việc lên ngôi của Vua Thành Thái, Duy Tân, nên 2 ông Vua này đều bị Pháp bắt và đầy sang Algrie. Vua chỉ là bù nhìn,vì vậy năm 1945 Vua Bảo Đai đã có câu nói đi vào lịch sư trong lễ thoái vị: Làm công dân một nước Độc lập còn hơn là Vua bù nhìn một nước nô lệ)

3/Bắc kỳ có Nha Kinh lược (Hoàng cao Khải đứng đầu, sau naỳ Paul Doumer giải thể tổ chức trên ). Thời Bảo Đại có Khâm sai đại thần đứng đầu ( Như KSĐT Phan kế Toại, sau1945 là phó thủ thướng nước VNDCCH )

Dưới KSĐT là chức quan Tỉnh: Tổng đốc (Như TĐ Hoàng Diệu ), giúp việc cho Tổng đốc là các chức quan:

+ Bố chánh (Quan Bố ): Trông coi việc hành chính

+Án sát, Quan Án: ( Ví dụ A.s Chu mạnh Trinh biếu cụ Tam nguyên chậu Bạch trà, án sát Tôn thất Bá đã bỏ chạy khi Thành Hà nội thất thủ…), trông coi về luật pháp, xử án

+Đốc học  Như Cao bá Quát ): trông coi việc học hành hà nội

*Lãnh binh: Phụ trách an ninh, quân sự

Dưới Tỉnh có đơn vị Phủ, Huyên. Đơn vị lớn gọi là Phủ, nhỏ gọi là Huyện (Ví dụTỉnh Hà tây cú có Phủ Thường tín, Huyện Thanh trì). Đứng đầu Phủ, huyện là quan Phủ (Tuần phủ ), đứng đầu Huyện là Quan Tri huyện

Dưới Phủ, Huyện có Tổng (xã ). Đứng đầu Xã là Chánh Tổng

Dướ Xã có thôn, làng. Đứng đầu Thôn, làng là Lý trưởng. Giúp việc Lý trưởng có Trương tuần (giữ an ninh, bắt trộm cướp, đôn đốc nộp Sưu, thuế ), Mõ làng ( thong báo tin tức cho làng)

Về Tước hiệu: Phong Hầu kiến ấp, tức là phong tước và ban cho đất đai để lập trang trại riêng cho mình. (Ví dụ: Ông Hoàng cao Khải được phong tước Quận công và cấp cho đất để lập ấp (Thái hà ấp)

Thời Phong kiến có: Tước Vương là Tước hiêu cao quý nhất, chỉ phong cho con (Ví dụ Chiêu văn Vương Trần nhât Duật là con Thái tôn Trần Cảnh), anh em nhà Vua, (Ví dụ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn)

.Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ là người ngoài Hoàng tộc vẫn được phong Vương: Đời Lý anh Tôn, ông Tô hiến Thành là Tể tướng, công lao rất lơn, được phong Vương. Thời Vua Lê, chúa Trịnh, vua Lê phong Vương cho Trịnh Tùng là Bình an Vương. Đó là các trường hợp hiếm hoi phong Vương.

Dưới tước Vương là Công. Tước Công có Quốc công đứng trên Quận công (ví dụ Quốc công Lý thường Kiệt, quận công Lê quý Đôn)

.Dưới Công là Hầu (Ví dụ Ôn như Hầu Nguyễn gia Thiều), Nguyễn Trãi là quân sư của vua Lê Lợi, sau ngày chiến thắng quân Minh, được phong tước Hầu

.Sau Hầu là tước Bá (Ví dụ Xuyên dĩnh Bá Nguyễn huy Tự , tác giả Hoa Tiên), cuối là tước Tử, tước Nam.

Các Tước trên là danh hiệu vẻ vang, chỉ phong cho quan chức có công lao rất lớn, hoặc tập ấm (Cha có tước gì thì khi mất , con được kế tục phẩm tước đó)

Về Phẩm hàm: Có từ Nhất phẩm đến Cửu phẩm. Quan Nhất phẩm là quan to nhất trong triều đình, thuộc về Tể tướng, Thượng thư. Các Tổng đóc thường có hàm Nhị phẩm, Tam phẩm. Quan huyện, Phủ có lục phẩm ngũ phẩm. Các Chánh tổng, Lý trưởng, hào phú có thể mua phẩm hàm Cửu phẩm Văn giai đẻ cho danh giá. (Ví dụ CÔ TƯ Hồng rất giầu có, đã mua cho cha mình hàm Cửu phẩm) Người có phẩm hàm, không phải đi phu phen tạp dịch. ra việc làng được ngồi chiếu trên vinh dự với làng nước.

Trước năm 1945, nước ta trải qua nhiều thể chế chính trị, nhưng có lẽ thời thuộc Pháp là phức tạp nhất. Thời kỳ này, nước ta nằm ở điểm giao thoa giữa Tư bản phương Tây và Phong kiến phương Đông, vừa là nước Quân chủ (Trung kỳ ), vừa là thuộc địa Pháp (Nam kỳ ), vừa là đất bảo hộ (Bắc kỳ ), bộ máy cai trị đan xen, tạo nên các chức danh Tây, Ta (Toàn quyền, Vua, Khâm sứ…Tổng đốc, quan Huyện, ông Tham, ông Phán…). Ngay cả danh hiệu tôn xưng cũng chồng chéo, có người vừa được Vua phong tước, vừa được người Pháp vinh danh (Ví dụ ông Hoàng cao Khải có phẩm hàm Nhất phẩm, tước Quận công của nhà Nguyễn, nhưng cũng được người Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh (Do “có công cùng Tổng đốc Lê Hoan dẹp nghĩa quân Đề Thám).

Xem ra chuyện này có thể Ê, A nhiều lắm, nhưng xin dừng ở đây, gọi là đôi lời nhìn về quá khứ “ôn cố tri tânmà thôi.

Hà Nội ngày 2/9/2019

Theo Chuyện làng quê