.Wladyslaw Reymont, tên thật Stanislaw Wlasdyslaw Rejment, nhà văn Ba Lan sinh năm Đinh Mão (1867), mất năm 1925ở làng Kobiele Wielkie, là con của một nhạc công đại phong cầm. Ông rất am hiểu văn học Ba Lan đương đại và văn học nước ngoài. Trước khi trở thành nhà văn, ông làm nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống, như diễn viên sân khấu, thợ may, gác barie đường sắt...và ông đã có lần xuống tóc đi tu. Vì thế ông hiểu nhiều những người cùng khổ trong xã hội. W. Reymont rất say mê sáng tác văn học. Ông viết nhiều vở kịch, thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn..., nhưng rồi ông xé bỏ đi hết.Năm ông 26 tuổi, ông lên Warsawa, tại đây ông bắt đầu thực sự viết văn.Tập sách đầu tiên viết theo đơn đặt hàng của một tạp chílà cuốn Pielgrzymka do Jasney Gỏry (Hành hương đến núiSáng) được công luận rất chú ý. Ông là nhà văn viết tiểu thuyết hiện thực phê phán, đi sâu vào các đề tài nông thôn, theo lập trường cách mạng tư sản yêu nước, được mệnh danh “Hommer của của sinh hoạt làng quê”. Truyện ngắn đầu tay Smerc (Cái chết, 1893). W. Reymont được đánh giá là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Ba Lan cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thành công đầu tiên của ông trên con đường văn nghệp là tiểu thuyết Ziemia Obiecana (Đất hứa, 1889). Năm1924, ông đoạt giải thưởng Nobel Văn học với tác phẩm Chlopi (Người nông dân, 1904-1909), là bộ tiểu thuyết 4 tập, thể hiện sức mạnh của nhân dân, với lối viết tinh tế, giàu chất thơ về một làng quê với những con người giản dị, chất phác.
John Galsworthy, nhà văn viết kịch người Anh, sinh năm Đinh Mão (1867), mất năm 1933, đoạt giải Nobel văn học năm 1932, với bộ tiểu thuyết thứ hai về gia đình Forsyte, mang tên A Modern Comedy (Hài kịch hiện đại), hoàn thành năm 1928. John Galsworthy ở Kingston Hill Surrey, là con trai của một luật sư giàu có. Ông học luật tại Trường Đại học Oxford. Năm 1890, ông hành nghề luật sư nhưng bỏ nghề. Năm 28 tuổi, ông bắt đầu viết văn. Những tác phẩm đầu tiên cuẩ ông : Jocelyn, From the Four Winds (Bốn ngọn gió) được xuất bản dưới bút danh John Sinjohn.Nhưng sự nghiệp văn học đích thực của ông bắt đầu từ năm 1904 với tiểu thuyết The Island Pharisees(Đảo của kẻ đạo đức giả), phê phán tầng lớp giàu có trong xã hội. Với tác phẩm này J. Galsworthy mới lấy bút danh tên thật của mình.
Bộ tiểu thuyết nổi tiếng của ông The Forsyte Saga (Truyện gia đình Forsyte) gồm 5 tập, trong đó có 3 tập tiểu thuyết: The Man of Property (Người tư hữu, 1906); In Chancery (Trong thòng lọng, 1920) và To Let (Cho thuê, 1921), hai truyện ngắn: Indian Summer of a Forsyte (Mùa hè muộn của Forsyte, 1917) và Awakening (Thức tỉnh, 1920), miêu tả nhiều thế hệ của một gia đình tư sản thời Nữ hoàng Victoria
Luigi Pirandello, nhà văn, kịch gia, người Italia, sinh năm Đinh Mão (1867), mất năm 1936, nhận giải Nobel Văn học năm 1934, với các cuốn tiểu thuyết Mittia Pascal quá cố(1904); vở kịch Sáu nhân vật đi tìm tác giả (1921) và tập tiểu thuyết Uno, nessuno e centomila (Một, không và mười vạn ,1926).
L. Pirandello là con thứ hai của một gia dình tư sản chủ mỏ lưu huỳnh. Tài năng văn học của ông thể hiện khá sớm. Khi còn là cậu học sinh phổ thống L. Pirandellođã làm thơ và viết vở kịch nhan đề Barbaro, Năm 1887, ông vào học Khoa Ngữ văn Trường Đại học Palermo và Trường Đại học Roma, nhưng ông không hài lòng về trình độ giảng dạy ở đây, ông chuyển sang học tại Trường Đại học Bonn. Năm 1889, ông xuất bản tập thơ đầu tay Mal Giocondo(Nỗi đau sung sướng). Năm 1892, ông trở về Roma cộng tác với các tạp chí văn học và công bố nhiều tập thơ, trong đó đáng chú ý tập Elegie Renane ( Những bi ca sông Rhein). Năm 1898, ông bắt đầu viết kịch.
Từ 1897 – 1922, L. Pirandello giảng dạy mỹ học và văn học ở Viện Magistere Femminile tại Roma. Năm 1901, xuất bản tiểu thuyết đầu tiên L’esclusa (Người đàn bà bị ruồng bỏ). Năm 1904, cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Il fu Mattia Pascal ( Mittia Pascal quá cố).
Từ năm 1915, ông dành toàn bộ thời gian cho sáng tác kịch. Các tác phẩm của ông mang khuynh hướng duy thực, đi sâu vào tâm lý, miêu tả nỗi đau của con người.. Vở kịch Sei Personagggi in cerca d’autore (Sáu nhân vật đi tìm tác giả), viết năm 1921, đã tạo cú quyết định cho sự phát triển của nền sân khấu hiện đại của nhân loại.
Paer Fabian Lagerkvist, nhà thơ Thuỵ Điển, sinh năm Tân Mão (1891), mất năm 1974. Năm 1951,ông đoạt giải thưởng Nobel Văn học với tập tiểu thuyết Barabbas(1950). Barabbas là đỉnh cao sáng tạo của P. F. Lagerkist, kể lại truyện về nhân vật Barabbas trong Kinh thánh. Tiểu thuyết này được dịch ra 9 thứ tiếng và được dựng thành phimnăm 1962.
P. F. Lagerkist yêu thích văn chương từ nhỏ và đã có ý định trở thành nhà văn. Năm 1912, ông tốt nghiệp đại học, ông đã cho in thơ và truyện. Sáng tác của ông đề cập đến các vấn[A1] [A2] [A3] [A4] [A5] đề cái thiện, cái ác trong con người. Năm 1925, ông cho xuất bản cuốn tự truyện Gaest hos verkligheten (Vị khách của thực tại, 1925), theo quan điểm nhân đạo được viết bằng ngôn ngữ giản dị, nhưng mang tính nghệ thuật cao. Năm 1940, ông được bầu làm viện sỹ Viện Hàn lâm Thuỵ Điển.
Nelly Sachs, nữ thi sỹ Đức, sinh năm Tân Mão (1891) mất năm 1970, nhận giải thưởng Nobel Văn học năm 1966 với tác phẩmFluch und Verwand(Trốn chạy và biến đổi, 1959).
Nelly Sachs sinh trưởng trong một gia đình Do Thái giàu có ở Berlin, Đức. Từ nhỏ, bà đã yêu tích âm nhạc, văn chương, đã làm thơ và đã cho in cuốn sách gồm những giai thoại và truyền thuyết. Năm 18 tuổi, Nelly Sachs bắt đầu chính thức làm thơ về thiên nhiên và dựa trên những câu chuyện cổ tích. Một số bài thơ của bà đã được đăng tải trên các tờ báo văn học.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, người Do Thái bị Đức Quốc xã khủng bố, nelly Sachs phải chạy trốn sang Thuỵ Điển. Tại đây, bà tiếp tục sáng tác thơ và dịch thuật. Tập thơ đầu tiên sau chiến tranh của bà In der Wohnungen des Todes (Trong ngôi nhà tử thần) xuất bản Tại CHDC Đức (cũ) năm 1947. Thơ của Nelly Sachs mang tư tưởng nhân đạo, nói về nỗi thống khổ và niềm hy vọng của dân tộc Do Thái.
Saul Bellow, tên thật Solomon Bellows, nhà văn Mỹ sinh năm Tân Mão (1891), mất năm 2005, đoạt giải Nobel văn học năm 1970, về những đóng góp lớn lao cho sự phát triển văn học Mỹ và thế giới bằng những tác phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc với ngôn ngữ, văn phong bậc thầy.
Saul Bellow sinh ở Lachine Quebec (nay thuộc Montreal), Canada, là con út trong một gia đình Do Thái ở Saint Petersburg, Nga, nhập cư vào Canada rối sang định cư ở Chicago Hoa Kỳ. S. Bellow tốt nghiệp Trường Đại học Chicago, nhận bằng danh dự ngành xã hội học và nhân chủng học của Trường Đại học Northwestern (1937), đồng thời làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Wisconsin. Trong thế chiến thứ hai, S. Bellow là lính thuỷ đánh bộ của quân lực Hoa Kỳ. Năm 1944 ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Dangling man (Người lơ lửng, 1944), kể về một kẻ không có địa vị gì trong xã hội, không biết thích ứng, lơ lửng giữa đời. Sau chiến tranh, S, Bellow giảng dạy tại một số trường đại học ở New York, Paris, và Roma. Từ năm 1962, ông định cư ở Chicago tiếp tục viết văn. Ông nhận được nhiều giải thưởng. Năm 1948, ông được giải thưởng Guggenheimcho tiểu thuyết Victim (Nạn nhân, 1947), Năm 1976, nhận giải thưởng Pulitzer cho tác phẩm Mr. Humboldt’sgift (Món quà của Humboldt, 1975), được giải thưởng Quốc gia cho tác phẩm Adventures of Augie March ( Những cuộc phiêu lưu của Augie March, 1953).Ông là tác giả của vở kịch The last analysis ( Sự phân tích cuối cùng, 1966).
Seamus Heaney, tên đầy đủ Seamus Jastin Heaney, nhà thơ Ireland, sinh năm Kỷ Mão (1939), mất năm 2o13, đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 1995, với tác các phẩmThe government ofthe tongue(Quyền lực của ngôn từ, 1988); The place of writing (Vị trí việc viết,1989); Seeing things (Thấy sự vật, 1991).
Seamus sinh tại một làng quê ở Bắc Ireland (gần Belfast). Ông tốt nghiệp tại Trường Đại học Hoàng gia Belfast năm 1961. Từ năm 1975 – 1980, ông dạy học tại Trường Carysfort College (Dublin). Năm 10982, ông dạy tại Trường Đại học Harvard. Năm 1984, ông được phong hàm giáo sư. Từ 1989 – 1994, dạy ở Trường Đại học Oxford. Năm 1966, ông cho in tập thơ đầu tay Death of a naturalist ( Cái chết của nhà tự nhiên học). Năm 1969 ra mắt tập thơ Door into the dark ( Cánh cửa mở vào bóng đêm). Năm 1972, in tập thơ Wintering out (Hết mùa đông).
Ông là thành viên Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Ireland và là thành viên của Viện Hàn Lâm Văn học Nghệ thuật Hoa Kỳ.
GuenterGrass: Nhà văn Đức, sinh năm Đinh Mão (1927) ở Danzig – Lamgfuhr, nay là Gdansk (Danzig) thuộc Ba Lan. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng trong đó đáng kể nhất là giải thưởng George Buechner năm 1965, giải thưởng Fontane năm 1968, giải thưởng Premio Internazional Mondello năm 1977, giành được huy chương Alexander-Majakowski ở Gdansk năm 1979, giải thưởng Antonio Feltrinelli năm 1982, huy chương Hermann Kesten năm 1995 và đặc biệt đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 1999 cho tác phẩmDie Blechtrommel(Cái trống thiếc, 1959). Ông là giáo sư danh dự của Trường Đại học Kenyon và Trường Đại học Harvard Hoa Kỳ.
Sau đây ảnh chân dung 8 Nhà văn sinh năm Mão đoạt giải Nobel Văn học: