Cần phải siết chặt quản lý, xử lý Tik Tok độc hại

Tại cuộc họp báo quý I/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra chiều qua (6/4), ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử  cho biết, từ năm 2019, TikTok có sự phát triển rất mạnh ở thị trường Việt Nam.

b1ttok-1680857900.jpg

Các cơ quan lập pháp ở Mỹ, châu Âu và Canada đã có nhiều động thái mới để hạn chế truy cập TikTok với nguyên nhân đến từ các rủi ro bảo mật (The New York Times). Ngày 6/3, Truyền thông Australia cho biết, đến nay đã có 25 bộ và cơ quan chính phủ của nước này ban hành lệnh cấm sử dụng mạng xã hội TikTok trên tất cả các thiết bị sử dụng cho công việc. Trước đó ở Châu Á, Tiktok cũng bị nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm: Thu thập thông tin trái phép, nội dung độc hại, gây chết người là các lý do khiến TikTok bị cấm ở Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ. Nguồn: Internet.

 

 6 sai phạm lớn của TikTok

Theo ông Lê Quang Tự Do: Việc phát triển mạnh không đi đôi với trách nhiệm để giữ gìn, quản lý nền tảng lành mạnh, an toàn với người dùng. Trước đây, nền tảng TikTok chủ yếu thuần túy giải trí nhưng từ năm 2022 trở lại đây bắt đầu nhiều nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng về chính trị, cùng với đó là các nội dung độc hại, rất ảnh hưởng đến trẻ em phát triển mạnh mẽ, tạo thành trào lưu.

Trong đó, 6 sai phạm lớn của TikTok mà cơ quan chức năng tổng hợp, bao gồm: Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.

Mạng xã hội này sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.

Mạng xã hội này không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.

Gần đây, trên nền tảng TikTok còn cho phép người dùng xem và tặng quà, tặng tiền với thần tượng (Idol), dẫn đến tình trạng nhiều Idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.

Ông Do nêu rõ: Cụ thể là việc cho phép thách đấu trực tuyến, Idol TikTok có thể được người xem tặng quà, càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và có khả năng quy đổi ra tiền. Điều đáng nói là TikTok sẽ nhận được 70% từ số tiền thu được. Chúng tôi chưa rõ TikTok dựa vào cơ sở pháp lý nào để có tỷ lệ chia thế này. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng kiểm tra để làm rõ vấn đề này.

Những sai phạm khác, theo ông Tự Do là không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền; không có biện pháp quản lý, để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác; việc tự ý quay phim, sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.

Những sai phạm của TikTok để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Nội dung vi phạm bản quyền tràn lan.

Trước các sai phạm của TikTok, ông Lê Quang Tự Do cho biết, thời gian qua, cơ quan chức năng đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nhiều lần tổ chức làm việc, có văn bản kiên quyết yêu cầu TikTok và các nền tảng xuyên biên giới khác như Facebook, Youtube thực hiện việc chủ động ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Bên cạnh đó, phát triển công cụ, kỹ thuật để rà quét, phát hiện và xử lý thông tin vi phạm. Tuy nhiên với các nền tảng mạng xã hội sử dụng thuật toán như TikTok đang “lách” để bộ công cụ không thể tự động rà quét, phát hiện vi phạm khiến công tác xử lý vi phạm trên TikTok gặp khó khăn.

Ông Lê Quang Tự Do cho biết :Thuật toán TikTok có khả năng cá nhân hóa rất cao khiến các công cụ của các cơ quan chức năng trên thế giới cũng khó phân tách được rõ ràng để có thể rà quét chính xác mức độ vi phạm. Trong thời gian tới, sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt, trong tháng 5/2023 sẽ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan như Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Tổng Cục Thuế… kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.

Tik Tok mang tính hai mặt

Tik Tok mang tính hai mặt. Bên cạnh tính ưu việt, Tik Tok cũng bộc lộ hạn chế không nhỏ, tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội, con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bởi  TikTok là một nền tảng cho phép các người dùng tạo và chia sẻ nội dung giải trí, giúp tạo ra một môi trường vui vẻ và giải trí cho người dùng. TikTok cũng cung cấp cho người dùng nhiều công cụ chỉnh sửa video và âm thanh để tạo nội dung chất lượng cao và thu hút người xem.

TikTok là một nền tảng mạng xã hội rất phổ biến tại Việt Nam và được sử dụng rộng rãi bởi các nhóm tuổi từ trẻ em đến người lớn. TikTok là một cách để kết nối với người dùng khác và chia sẻ sở thích chung. TikTok cũng là một nền tảng quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp. Với số lượng người dùng lớn và sự phổ biến của nó, TikTok cung cấp cho các doanh nghiệp một cách tiếp cận nhanh chóng và tiết kiệm chi phí để tiếp cận khách hàng.

Tuy nhiên với 6 sai phajum nêu trên, việc Bộ TTTT nêu ra biện pháp mạnh tay với nội dung TikTok độc hại là cần thiết và đúng đắn. TikTok là một nền tảng truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ, và do đó nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dùng nếu không được quản lý một cách cẩn thận.

Các nội dung độc hại trên TikTok có thể bao gồm: tin tức giả mạo, đồi trụy, xúc phạm, quấy rối và những hành động đe dọa. Nếu không được giám sát và xử lý kịp thời, các nội dung này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người dùng, đặc biệt là trẻ em.

Vì vậy, việc Bộ TTTT thực hiện các biện pháp mạnh tay để giám sát và kiểm soát các nội dung độc hại trên TikTok là cần thiết để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cho người dùng.

Tóm lại, TikTok cũng như bất kỳ ứng dụng nào khác đều gặp phải các vấn đề về mặt tiêu cực, tuy nhiên, như đã đề cập, TikTok cần phải cải tiến các chính sách và biện pháp bảo mật để đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho người dùng của mình.

. Số liệu của DataReportal cho thấy, tính đến tháng 2/2023, hiện có khoảng 49,9 triệu người sử dụng mạng xã hội TikTok tại Việt Nam.  Số lượng người dùng TikTok ở Việt Nam lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc Cùng với Facebook, Zalo, YouTube, đây hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.

TikTok xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2018. Trước đó, nền tảng này đã được phát triển tại Trung Quốc dưới tên gọi Douyin. Sau đó, Douyin đã được phát hành trên toàn cầu với tên gọi TikTok, và nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giải trí phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, TikTok đã thu hút một lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn và trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam.

V.X>