Cánh chim non vượt bão - Tiểu thuyết trinh thám

Nhà văn Phạm Xuân Đào đã có gần 20 đầu sách gồm: các tập Truyện vụ án; truyện ngắn; thơ và Tiểu thuyết. CÁNH CHIM NON VƯỢT BÃO là một trong những tác phẩm của ông. Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
pham-xuan-dao-1620459656.jpg
Nhà văn Phạm Xuân Đào sinh năm 1953; quê: xã Quang lịch, huyện Kiến xương, tỉnh Thái bình; tham gia Quân đội từ 1971 - 1976; tốt nghiệp  Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà nội, , tốt nghiệp Trường cán bộ Kiểm sát Trung ương (nay là Đại học Kiểm sát), tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tổng hợp Hà nội, nguyên cán bộ Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

1

Căn biệt thự cổ kính, kiến trúc kiểu Pháp, có sân rộng bao quanh bốn phía, mặt tiền hướng ra con phố chính, quanh sân rợp bóng cây xanh, cành lá sum xuê, sầm uất đầy sức sống. Chủ nhân của nó là một phụ nữ ước chừng ba sáu ba bảy tuổi, vóc dáng cân đối, nước da trắng ngần, đôi mắt thông minh lúng liếng hút hồn bao gã mày râu. Nàng tên Nga. Trước, nàng đã từng làm vợ ông Nguyễn Hiếu, một vị giáo sư, tiến sỹ, công tác tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vợ chồng họ chỉ sinh được một đứa con gái duy nhất, tên là Gia Linh. Họ sống với nhau được năm sáu năm thì  phải chia tay. Lúc vợ chồng Nga li hôn, Gia Linh mới lên năm tuổi. Kể từ ngày đó, Nàng được coi là “ở vậy” nuôi con. Bé Gia Linh càng lớn càng xinh. Nga hướng cho con gái học chuyên tiếng Anh để thi vào một trong các trường kinh tế danh tiếng ở nước ngoài. Và cô bé cũng có cái tài bẩm sinh để học môn ngoại ngữ này. Những năm học chuyên Anh ở trường Amxtecdam, Gia Linh luôn đạt học sinh xuất sắc. Dù vậy, Gia Linh không hề tha thiết với môn học này. Đang học dở lớp 9, Gia Linh  theo chúng bạn đi học Vovinam, một môn võ cổ truyền dân tộc. Nhiều lần khuyên rồi mắng con chẳng được, nàng đành chiều theo ý nó. Vậy là cô con gái Gia Linh của nàng cứ nửa ngày đi học văn hóa, nửa ngày lại tới võ đường để làm quen với cái nghề nhảy nhót, đấm đá như con trai. Nàng nghĩ mà thấy ngán ngẩm.

Một lần, đoàn cán bộ Tổng cục thể dục thể thao đến kiểm tra ở lò luyện võ, Gia Linh lọt vào mắt xanh của một vị huấn luyện viên sành sỏi và gạo cội, và ngay sau đấy cô được gọi vào đội tuyển quốc gia. Gia Linh phải chuyển vào Sài Gòn sống và luyện tập cùng đội tuyển. Nghe tin, nàng như bị điện giật. Nàng hẫng hụt, buồn đến nẫu ruột. Trước, có chồng con, sau ly hôn chỉ còn hai mẹ con, giờ thì chỉ còn có một mình. Con gái đi rồi, ở nhà không ngày nào nàng không gọi tới năm sáu cú điện thoại thăm hỏi, động viên. Rồi nhớ con, không chịu không được, nàng lấy vé máy bay, đáp chuyến Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh. Gặp con, thấy nó béo tốt, da dẻ săn chắc, nàng mừng lắm. Huấn luyện viên của Gia Linh cho biết, cô bé được trời phú nên học võ rất thông minh và tài giỏi. Con bé sẽ là một trong những triển vọng lớn môn Vovinamcủa thể thao nước nhà. Nàng vui vì điều đó, nhưng vẫn buồn, vì như vậy có nghĩa là quanh năm suốt tháng, nàng chỉ  vò võ một  mình …

Sáng nào cũng vậy, ngủ dậy và sau khi vào toilet làm vệ sinh cá nhân xong, nàng đều đến mở tủ quần áo, chọn lấy bộ đồ rất mốt, khi thì màu đỏ, lúc thì màu xanh nhạt, khi lại là màu vàng chanh rất mốt đưa lên ướm  thử vào người. Rồi nàng mỉm cười, vươn tay trút bỏ tất cả quần áo đang mặc và vận bộ đồ ấy vào người. Một cô gái rừng rực sức xuân với khuôn ngực vồng lên nây núng, cùng cái cổ trắng ngần và ánh mắt rực sáng trong gương đang duyên dáng tươi cười với nàng. Nàng mở hộp, thoa chút phấn lên má, lấy thỏi son tô lên môi, lấy bút chì quết qua một đường thật đậm, làm cho đôi lông mày cong vút như cánh cung. Đoạn, nàng lấy lọ nước hoa đắt tiền đang đặt trên kệ gần đó xức lên cổ, lên ngực và mãn nguyện đi đến lấy chiếc bóp đang để trên bàn, quàng vào vai, dắt chiếc xe máy Vepa ra ngoài. Khóa cửa, khóa cổng xong, nàng yểu điệu ngồi lên xe, nổ máy. Chiếc xe rùng mình rồi lướt nhẹ đưa nàng tới quán phở quen thuộc nơi đầu phố. Trên đường đến quán, dù không nhìn ra xung quanh nhưng nàng thừa biết rằng, có rất nhiều con mắt của những gã si tình đang ngắm, đang thèm khát như chỉ muốn ăn tươi nuốt sống nàng.

Nàng dừng xe và bao giờ cũng có một gã thanh niên choai choai xăng xái chạy đến đón và dựng xe vào chỗ quy định. Nàng nhẹ nhàng đi vào trong quán, ngồi xuống chiếc ghế quen thuộc. Một cô gái rất trẻ bưng một bát phở còn nóng hôi hổi đang bốc hơi đến đặt lên bàn ngay trước mặt nàng cùng với lời mời nhẹ nhàng "thưa, phở của chị đây ạ". Nàng mỉm cười thay cho lời cảm ơn. Rồi bằng bàn tay với những ngón búp măng trắng muốt, nàng nhẹ nhàng cầm lấy miếng chanh vắt vào chiếc thìa đã được nhúng nước sôi. Dùng thìa và đũa đảo bát phở lên, nàng nhẹ nhàng gắp từng sợi bánh cho vào thìa và khoan thai đưa lên miệng. Những người ngồi xung quanh liếc nhìn nàng như không rời mắt. Nàng thừa biết điều đó nhưng cố tình tỏ ra không hề hay biết. Cứ thế, nàng bình thản, khoan khóai thưởng thức bát phở, mặc cho những lời bình phẩm hay những cái nháy mắt đầy chủ ý của những người xung quanh…

Rồi nàng gọi trả tiền, đứng dậy, rời quán. Khi ấy, thường quán đã tương đối đông người. Mùi hành mỡ phi quyện vào nhau thơm lừng cả một khoảng không, nhưng hình như vẫn không át được mùi nước hoa thoang thoảng tỏa ra từ cơ thể nàng trên đường nàng đi ra. Gã thanh niên ban nãy đã dắt chiếc xe của nàng ra khỏi nơi cất giữ, dựng sẵn trên vỉa hè. Nàng mỉm cười và không hà tiện lời cảm ơn người đã giúp đỡ mình. Đoạn, nàng nhẹ nhàng ngồi lên xe, nổ máy phóng về căn biệt thự nơi đầu phố trước biết bao con mắt của những khách bộ hành.

*

Nằm trên giường nhìn ra trời mưa, Hoạt bỗng thấy nhớ da diết cái thời anh cùng đồng đội ngày đêm rong ruổi trên con tàu quen thuộc chuyên ăn than từ Quảng Ninh rồi ngược dòng sông Hồng, sông Thái Bình đi lên các tỉnh vùng núi  phía bắc. Anh thấy nhớ và thèm được sống lại cái cảnh đó quá nhưng có lẽ không bao giờ được nữa. Đó chỉ còn là những hoài niệm của một thời thủy thủ… và những kỷ niệm một thời tuổi trẻ ngông cuồng từ đâu bất chợt ùa về.

Hoạt nhớ như in cái buổi chiều hôm ấy. Chiếc tàu kéo sà lan chở đầy than của Hoạt cùng ba thủy thủ táp vào bờ. Sau khi buông neo, cả bốn người cùng lên bờ. Họ tìm vào một cái chợ xép bên sông để mua một số thứ cần thiết cho cuộc hành trình và uống mấy chén trà mạn cho ấm người. Sau khi đã sắm sanh những thứ như thuốc lá, pin đèn, rau, gạo, Hoạt quyết định mua mấy con gà lên tàu để anh em thỉnh thoảng tổ chức ăn tươi. Trên đường từ cuối chợ ra tàu, họ bỗng gặp hai cô gái còn khá trẻ và khá xinh xắn. Nhưng trông họ có vẻ mệt mỏi và phờ phạc lắm. Hình như họ vừa phải trải qua một chuyến đi xa hay chí ít là vừa qua một sự kiện gì đó không mấy vui vẻ. Hoạt buông lời cợt nhả:

- Mưa thế này, sao các em lại ngồi đây? Có đi với các anh không? Ăn mặc tuềnh toàng thế kia mà dính mấy hạt mưa là ốm mất thôi.

Tưởng chỉ nói đùa cho vui, nào ngờ một cô gái bắt chuyện:

- Có đủ gạo nuôi bọn này không mà rủ lên tàu?

Hoạt cùng ba người bạn dừng lại, nhìn nhau. Quang, kẻ lém lỉnh nhất toán sán đến bên một em, giọng mơn trớn:

- Chỉ sợ các em không dám theo thôi, còn khi đã theo thì bọn anh không thiếu bất cứ thứ gì. Bọn anh sẽ nhường giường cho các em ngủ, nhường cơm nhường thịt cho các em ăn…

Cô gái cũng chẳng vừa, ném cái nhìn sắc lẹm vào Quang, cong cớn:

- Nhường cho bọn này ăn thì các anh còn sức đâu mà “chiến đấu” nữa?

Hoạt trợn mắt nhìn cô gái và trộm nghĩ, đây không phải là những cô gái bình thường. Đoạn, anh đi đến chỗ hai cô gái:

- Em nói chuyện hay lắm. Bây giờ anh đề nghị thế này. Trời đang tối rồi. Nếu các em đồng ý đi với bọn anh thì chúng mình cùng lên tàu đi. Các em sẽ là khách đặc biệt của bọn anh đêm nay. Thú thực với các em là… bọn anh ăn uống không cần thịt, chỉ rau cỏ là được. Nhưng cơ mà lúc ngủ thì phải có tý mỡ tý màng. Thế nó mới khoái cái cuộc đời, ha… ha…

Cô gái thứ hai đứng dậy nhìn toán thủy thủ:

- Các anh nói thật hay đùa đấy? Bọn em đang không có chỗ nương thân đây. Nếu các anh nhiệt tình thật thì cho bọn em lên tàu, chúng em sẽ làm bất cứ việc gì các anh muốn.

- Thế thì tốt quá. Nào mời hai em đi theo bọn anh. – Hoạt nhanh nhảu.

Bốn thủy thủy vây lấy hai cô gái, ai cũng có vẻ hứng thú. Nhưng vừa bước  được mấy bước thì tự nhiên hai cô gái khựng lại. Hoạt quay lại hỏi:

- Sao thế hai em?

- Các anh… phải mua cho bọn em mỗi đứa ít nhất là một bộ quần áo chứ, cả quần áo lót nữa. Các anh thấy đấy, hai đứa em mỗi đứa chỉ độc một bộ quần áo trên người đây này. Nếu tắm táp thì lấy quần áo đâu mà thay chứ.

Toán thủy thủ ngớ ra. Quả có thế thật. Với tư cách là thuyền trưởng, Hoạt rút ra một xấp tiền đưa cho Quang. Anh bảo Quang và Tiến dẫn hai cô gái quay trở lại quầy may mặc sẵn nơi phố chợ để các cô tự chọn quần áo cho mình. Bốn người quay lại chợ. Hai thủy thủ đứng đó chờ. Họ nhìn hai cô gái với vẻ thèm khát. Lát sau, Tiến và Quang dẫn hai cô gái quay lại rồi tất cả lên tàu.

Vừa lên tàu, hai cô gái đã được các thủy thủ chỉ cho phòng tắm. Hai cô vào trong, tháo bỏ quần áo, dội nước ào ào. Mùi xà phòng thơm lan ra khắp boong tàu. Xong xuôi, hai cô trong hai bộ quần áo mới mua, từ phòng tắm đi ra. Cả bốn thủy thủ trố mắt vì họ còn quá trẻ, thân hình cô nào cũng tròn lẳn. Cả hai không mặc áo con nên ngực cô nào cô ấy đầy căng, tròn vo. Rất tự nhiên, một cô lên tiếng:

- Bây giờ anh em mình làm quen kẻo không, các anh cứ gọi “em gì ơi” thì chán chết, mất hết cả cảm tình.

Các thủy thủ người đang vo gạo, kẻ đang nhặt rau thấy thế dừng tay, quay hết cả về phía hai cô gái. Cô cao hơn lên tiếng:

- Em là Lan. Năm nay em vừa bước sang tuổi 19. Sở dĩ em lên đây với các anh là vì em đang rất chán đời. Số là em yêu một người, nhưng bố mẹ em không đồng ý mà cứ bắt em phải lấy một thằng em không yêu. Em trốn đi chơi với người yêu thì bị cả nhà bắt về đánh cho một trận nhừ tử tưởng chết. Uất quá, em bỏ nhà đi luôn. Đã hơn tuần nay, em gặp đâu ăn đấy, gặp đâu ngủ đấy luôn. Rồi em tìm đến làm thuê cho một quầy phở để sống qua ngày. Nhưng vừa được hôm trước hôm sau, em bị tay chủ nhà làm hại đời con gái của em. Lúc hắn đang…ấy em thì mụ vợ hắn đi chợ về bắt gặp. Mụ đổ riệt cho em cái tội chim chuột chồng mụ. Thế là mụ túm tóc, đánh em một trận thừa sống thiếu chết. Vậy mà thằng bỏ mẹ không dám vào can, bỏ đi đâu mất tiêu. Chán đời, em bỏ chỗ đó, đi lang thang. Đang chẳng biết đi đâu về đâu thì em gặp con này. – Lan chỉ vào cô bạn. - Nó tên là Chanh, kém em một tuổi, cũng có hoàn cảnh tương tự.

Hoạt nhìn Chanh, động viên:

- Nào. Chuyện của em ra sao, kể cho bọn anh nghe đi xem nào!

Chanh rất tự nhiên:

- Chuyện của em cũng đếch khác mấy so với chuyện con Lan. Giống y chang luôn. Có điểm khác là em cùng người yêu quyết tìm đến với nhau. Khi chúng em đang ấy… thì bị người nhà bắt quả tang. Bố mẹ rồi họ hàng đuổi em ra khỏi nhà, không nhận là con cái trong gia đình, trong họ nữa. Em biết tội, quay về nhận lỗi cũng không được tha thứ. Đường cùng, em bỏ đi, mặc cho cuộc đời muốn ra sao thì ra. Cũng đang lang thang thì đã gặp cái Lan. Hai đứa cùng cảnh ngộ gặp nhau. Hai hôm nay, chúng em đang bàn nhau xem những ngày tới phải sống thế nào thì may gặp được mấy anh.

Lan góp chuyện:

- Bây giờ lên tàu rồi, chúng em coi đây là nhà. Các anh muốn bọn em làm bất cứ việc gì chúng em cũng sẽ làm, miễn là có chỗ ăn chỗ ở rồi sẽ tính tiếp.

Nghe đến đây, bốn thủy thủ reo ầm lên, vỗ tay hoan hô. Hoạt bảo:

- Bọn anh nhất trí cao với hai em là trước mắt hãy biết thế đã, rồi sẽ tính sau. Còn bây giờ thì tất cả phải tập trung nấu ăn cái đã. Có thực mới vực được đạo chứ. Mới lại, ăn rồi mới có sức mà chiến đấu, đúng không? Trông hai em phây phây, hơ hớ ra thế này cơ mà. Thôi, mấy ông tướng. Đứng nhìn cái gì nữa. Ta giết gà liên hoan, mừng bốn anh em mình có hai cô vợ trẻ, đẹp và ngon nghẻ này nào!

Tất cả cùng cười rồi mỗi người một chân một tay. Loáng cái, mâm cơm thịnh soạn với hai đĩa thịt gà vàng ươm thơm lừng, rau muống xào ngổ thơm phức đã được bưng ra đặt trên chiếc chiếu được trải sẵn dưới sàn tàu. Sáu người, bốn nam hai nữ quây lấy mâm cơm. Họ vừa ăn vừa cười nói vui vẻ. Anh nào anh ấy thi nhau gắp thức ăn tiếp cho hai cô gái trẻ. Hình như cả hai cô bị đói đã lâu nên ăn uống băm bổ, không cần khách sáo. Quang vừa nhìn hai cô gái ăn, vừa bảo:

- Các em phải ăn từ từ không chết nghẹn đấy. Ăn được bao nhiêu tùy sức. Thủy thủ bọn anh là khỏe lắm đấy, khỏe gấp hai người thường. Mỗi tăng không dưới 45 phút đâu. Mà bọn anh đá đủ hai hiệp và ghi bàn, không kể thời gian khởi động đấy. Không ăn, các em không có đủ sức và không chịu trận được đâu.

Lan đánh mắt sang Quang, nói khi đang nhai:

- Hãy cứ đợi đấy, để thử xem. Bọn em mỗi đứa chấp một tiểu đội các anh.

- Á à. Lại võ mồm rồi. Sẽ đến lúc hai em phải chắp tay “xin các anh cho chúng em giải lao, lấy lại sức lực cái đã”. Không vậy, anh chớ kể làm người.

Chanh góp chuyện:

- Để xem mèo nào cắn mỉu nào, xem ai phải chắp tay xin ai nhá.

Những tiếng cười nghiêng ngả từ con tàu loang ra cả một vùng sông nước...

Kể từ hôm đó, Lan và Chanh thực sự trở thành vợ của bốn thủy thủ trên tàu. Bình thường, họ là những người lao công chuyên quét dọn phòng, trên boong, nhặt rau, xào nấu thức ăn. Đêm, họ cùng bốn thủy thủ mặc sức quan hệ, ái ân. Những khi thuận dòng, tàu chỉ cần một người cầm lái để tàu đi ở giữa sông, ba người còn lại ngồi quanh hai cô gái đã thoát y, nằm chềnh ềnh trên chiếu để họ cùng đánh bạc trên cơ thể các cô. Vừa đánh bạc trên thân xác hai cô gái, họ vừa quờ quoạng, sờ mó, cấu véo các cô không biết chán. Có thể nói, Chanh và Lan đã trở thành đồ chơi không hơn không kém của cánh thủy thủ trong suốt thời gian họ dọc ngang sông nước.

Hoạt cũng nhớ như in cái buổi trưa định mệnh ấy. Khi chiếc tàu kéo sà lan của anh dạt vào bờ, mọi người tìm đối tác để bán than lấy tiền ăn tiêu. Khi gần chục tấn than đã được những người bản địa vừa xúc từ sà lan đổ lên bờ, toán thủ thủ của anh chưa kịp lấy tiền thì công an từ đâu ập tới. Họ lập biên bản, tra còng số tám vào tay cả bốn người đưa về trại tạm giam. Nhân lúc chộn rộn, Chanh và Lan đã tót lên bờ và cao chạy xa bay. Sau mấy tháng bị tạm giam, vụ án của Hoạt và đồng bọn được đưa ra xét xử. Là thuyền trưởng và là người tổ chức, khởi xướng, Hoạt bị phạt nặng nhất với hai năm tù. Ba thủy thủ còn lại, mỗi người bị phạt 12 tháng tù giam…

Ra tù, Hoạt không gặp lại cánh thủy thủ kia nữa, anh cũng không gặp lại được Chanh và Lan. Kể từ đó, Hoạt đoạn tuyệt luôn với nghề sông nước. Và trong một lần ngồi uống café, Hoạt làm quen rồi được một người đàn ông dẫn dắt anh vào đường làm ăn khác. Việc làm ăn này kiếm được khá nhiều tiền nhưng cực kỳ nguy hiểm. Anh có thể bị bắt, bị đưa vào trại giam bất cứ lúc nào. Và cái án tử hình có thể đến với anh ta không hẹn trước.

Trời đã ngớt mưa. Hoạt chạnh nhớ tới Lan, tới Chanh. Ước gì anh gặp lại được hai cô gái đó để sống lại những ngày tháng “huy hoàng” của tuổi trẻ. Và tự nhiên, anh thấy trong người bức bối. Hoạt không muốn nằm mãi trong căn nhà này nữa. Anh trở dậy mặc quần áo dài rồi khóa cửa, dương ô đi bộ ra khỏi nhà. Hoạt cứ cuốc bộ như thế mà chẳng định sẽ đi đâu. Chợt anh thấy mùi café bốc lên thơm lừng đâu đó. Anh dừng lại và thấy một quán café xinh xắn bên đường. Anh tạt luôn vào đó. Gọi một cốc nâu nóng, Hoạt cứ ngồi lặng phắc như một pho tượng nhâm nhi cái chất ngầy ngậy, đăng đắng ngòn ngọt ấy để nhớ lại cái thời dĩ vãng xa xưa.

 

 

*

 

Hôm ấy ăn sáng về, Nga lại vào chiếc giường quen thuộc của mình. Bên ngoài, trời tối sầm lại như báo hiệu sắp có một trận mưa lớn. Nàng vào phòng ngủ, với tay lấy chiếc gối, để tựa vào thành giường rồi ngả người lên đó, cầm chiếc điều khiển tivi hướng vào màn hình. Những hình ảnh đủ loại lướt qua loang loáng. Chả có chương trình nào hấp dẫn với nàng cả. Cảm thấy bực mình, nàng bặm môi tắt tivi một cách không thương tiếc. Nàng nằm vật ra chiếc nệm trắng toát trên giường, ngước mắt nhìn lên trần nhà mơ màng. Tự nhiên, nàng thấy toàn thân cứ rần rật, nóng ran lên. Nàng ý thức được rằng, cơm thèm khát đàn ông trong nàng bắt đầu cựa quậy và mỗi lúc mỗi gia tăng. Nàng biết, chỉ trong tích tắc nữa thôi, cơn khát ấy sẽ dày vò, hành hạ nàng đến khổ sở, cùng cực. Đưa hai bàn tay lên xoa hai bầu vú nây núng nóng hổi của mình, những mong cơn khát đàn ông sẽ dịu đi. Nhưng hình như nó không dịu mà càng bốc cao hơn. Không thể chịu hơn được nữa, nàng ngồi bật dậy, trút bỏ tất cả những gì đang mặc trên người. Nhìn vào chiếc gương to bự trên tường, nàng thấy một thân hình phụ nữ hừng hực tuổi xuân, các "cơ quan đoàn thể" như đang lồ lộ, kiêu hãnh và mơn trớn, mời mọc. Hai bầu vú to tròn, nây núng trắng hồng, hai núm vụ dựng lên, những đường cong của thân hình nuột nà gợi cảm… Tất cả trông như một cô gái đang tuổi dậy thì… Trời ơi, thế này mà chồng nàng, cái gã giáo sư tiến sỹ Nguyễn Hiếu kia sao không nhận thấy và không biết tận hưởng. Lấy nhau và ở với nhau sáu năm, gã chỉ gần gũi, âu yếm nàng theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của một người đàn ông. Thậm chí khi nàng mang bầu, gã cũng không chịu gần gũi. Nàng gợi ý, mời mọc thì gã lại nói rằng, "không nên gần gũi nhau lúc này. Vợ chồng mình phải biết bảo vệ đứa con bé bỏng trong bụng chứ!”. Trời đất. Giáo sư tiến sỹ gì mà dốt nát thế không biết. Sao gã không hiểu rằng, khi mang thai, người đàn bà cần và thèm đàn ông biết nhường nào. Rồi khi nàng sinh và nuôi con, gã cũng chẳng mặn nồng gì với chuyên chăn gối. Suốt ngày đêm gã chỉ vùi đầu vào sách vở, đọc đọc viết viết. Nàng có đòi hỏi lắm thì gã cũng chỉ đá gà đá vịt theo kiểu “năm thì mười họa…”, khiến nàng phát chán. Dần dà nàng đâm giận dỗi và cuối cùng là căm thù gã. Nàng tự thấy mình thật bất hạnh. Và nàng đã chủ động viết đơn xin ly hôn với gã chồng giáo sư, tiến sỹ đại hâm kia. Lạ thay, khi đưa đơn cho gã trí thức nọ, Nguyễn Hiếu - chồng nàng lại nằng nặc xin nàng "đừng làm thế, đừng nghĩ tới chuyện chia tay". Gã có vẻ đau khổ và luôn miệng lý luận rằng, "ly hôn là biện pháp cuối cùng của tình yêu. Nếu làm thế thì con nó sẽ khổ, sẽ bị thiệt thòi". Con sẽ khổ ư? Gã nói đúng! Nhưng gã đâu biết nàng cũng đang rất khổ sở khi gã không đáp ứng được nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của nàng. Sao gã không hiểu rằng, chính nàng đang sống thiếu thốn, đang sống rất khổ đau cả thân xác và tinh thần nàng như “đang mốc lên, mòn đi, rỉ ra…” vì có một người chồng vô tích sự như gã. Gã đâu biết, cuộc đời này đâu chỉ là ăn ngon, mặc đẹp mà còn có cả những niềm vui về thể xác, niềm vui tình dục và được ái ân?!

Sau nhiều tháng đề nghị không được, cuối cùng Nguyễn Hiếu đành chấp nhận để nàng được ly hôn. Cứ tưởng, trước tòa gã sẽ tìm mọi cách gây khó dễ cho nàng, nhưng không. Gã không giành giật tài sản như bao gã đàn ông khác khi ly hôn mà đồng ý để cho nàng sở hữu toàn bộ căn biệt thự cổ kính, sang trọng này và đi ra với hai bàn tay trắng. Gã cũng không giành giật nuôi con mà nhất trí để nàng nuôi Gia Linh. Hôm rời khỏi căn biệt thự này, trời cũng đổ mưa như hôm nay. Nàng nghĩ, đó cũng là điềm trời. Nguyễn Hiếu gọi tắc xi. Trước khi lên xe rời bỏ căn biệt thự, gã giáo sư, tiến sỹ còn quay đầu dặn đi dặn lại nàng rằng “cố gắng nuôi con Gia Linh cho chu đáo. Rồi tôi sẽ gửi tiền để em bù phụ nuôi con”. Trông hắn tiều tụy, khổ sở, nàng thấy hả hê nhưng sau đó cũng chạnh lòng thương xót. Song đó chỉ là những giây phút thoáng qua. Đọng lại trong nàng khi đó là sự đắc thắng và coi như gã đã bị trừng phạt… Trước khi xe chuyển bánh, gã nói lời cảm ơn nàng, nghĩ thật nực cười. Lẽ ra, gã phải căm thù nàng tới tận xương tận tủy mới đúng bởi vì gã đã bị mất toi ngôi biệt thự sang trọng, đắt tiền này mà gã đã bỏ biết bao tiền bạc, công sức để tậu được nó… đằng này gã lại cảm ơn. Sau này, nàng cố tìm cách lý giải tại sao gã lại cảm ơn, nhưng không sao lý giải nổi. Cuối cùng, nàng đi đến kết luận, có lẽ những gã giáo sư, tiến sỹ đều hâm hâm, khùng khùng như thế… Đúng là đồ hâm. Nàng đắc thắng và không hề mảy may thương cảm hoặc nuối tiếc điều gì…

Khoảng 9 giờ, trời bắt đầu nổi gió rồi đổ mưa. Cơn mưa xối xả, trắng trời, cứ như thể ông trời đang gột rửa cái ngột ngạt, cái oi nồng và bức bối của những ngày mùa hè. Những làn nước trắng xóa từ trên trời dội xuống ào ào làm cho cây cối, nhà cửa, đường sá sạch bong. Những tán cây mấy phút trước đây có vẻ xơ xác, bụi bặm, gớm chết, giờ như xanh hơn. Các tòa nhà sạch sẽ, sáng bóng bởi tất cả đã được bàn tay vô hình của ông trời bóc đi tấm áo bụi bặm bởi cuộc sống ồn ào nơi phố thị. Rồi mưa tạnh rất nhanh. Bầu trời như cao hơn. Gió bắt đầu xào xạc trên những tán cây. Nàng khoác vội tấm áo lên người rồi chạy ra hiên nhìn ngó. Tự nhiên nàng thấy muốn được thưởng thức một ly càfe. Phải rồi, chỉ có càfe mới giúp nàng quên đi những nhục dục, những thèm khát đàn ông khi nó đang hành hạ cơ thể nàng. Nghĩ vậy, nàng quay vào nhà, tới tủ quần áo lục tìm một bộ rất mốt, vội vàng mặc vào người. Nàng thoa nhanh chút phấn hồng lên má, kẻ lại đôi lông mày và tô chút son môi, nàng cũng không quên xức chút nước hoa lên ngực, lên tóc. Sau đấy, nàng với lấy chiếc xắc khoác lên vai, khóa cửa, khóa cổng và đứng ở lề đường chờ đợi. Một chiếc tắc xi từ xa đi tới. Nàng giơ tay vẫy vẫy. Chiếc xe từ từ tấp vào lề đường ngay chỗ nàng đứng đợi. Nàng mở cửa xe bước lên, vừa ngồi yên chỗ, nàng đã hối thúc người lái xe phóng nhanh về phía Bờ hồ.

Xe dừng, nàng định xuống xe vào quán nhưng còn do dự bởi trời lại lắc rắc mưa thì bỗng thấy một chiếc ô bung ra ngay trước cửa xe. Nàng ngước nhìn lên và bắt gặp một khuôn mặt đàn ông rất dễ chịu đang đắm đuối nhìn nàng. Cùng đó là một giọng đàn ông với một âm vực khá đặc biệt, mới nghe đã thấy hút hồn:

- Em vào đi! Ăn vận thế này mà dính nước mưa thì ốm mất thôi.

Nàng nở một nụ cười xã giao, nói lời cảm ơn. Rồi nàng bước ra khỏi xe, theo người đàn ông vào quán càfe. Trên đường vào - nàng nghĩ - chắc anh ta là chủ quán. Nhưng nàng đã lầm. Người đàn ông che ô cho nàng cũng chỉ là một khách hàng. Anh ta chìa tay về phía nàng, rất lịch sự và sành điệu:

- Mời em ngồi! em uống gì nhỉ?

Thấy trên bàn sẵn có một ly cà phê đang uống dở, nàng vẫn tưởng anh  ta là chủ quán nên sau khi xoay mông ngồi xuống chiếc ghế da màu mận chín, nàng ngước nhìn người đàn ông, nói rất điệu đàng:

- Dạ. Cho em xin một nâu đá!

Tức thì, người đàn ông quay vào quầy nói lớn:

- Cho thêm một nâu đá, em ơi!

- Vâng, anh đợi cho một chút – tiếng người phục vụ từ  trong vọng ra.

Người đàn ông ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nhìn nàng như nhìn một người đã quen từ lâu, và rất tự nhiên:

- Nhà em gần đây không? Đến đây lần đầu tiên à?

- Dạ không – đã định không nói gì cả, nhưng nàng lại nhận thấy không thể không lên tiếng. Có lẽ vì thấy chàng rất lịch sự và ga lăng. Vậy là nàng nhìn chàng – em ở ngay Hà Nội này thôi. Mà em là khách quen của cửa hàng này đấychứ.

- Ồ thế à? Anh cũng là khách quen ở đây. Sao hôm nay mới được gặp người đẹp nhỉ.

Cho đến lúc ấy, nàng mới ớ người khi nhận ra một ông khách vừa đẹp trai, vừa lịch sự và rất ga lăng. Nàng nở một nụ cười cầu thân.

Người phục vụ bưng chiếc khay, trên có đựng một ly càfe đi đến. Anh ta lịch sự nhìn hai người rồi cất tiếng:

- Cà phê của anh chị đây ạ.

Người đàn ông nói lời cảm ơn rồi cầm ly càfe đặt trước mặt nàng và rất tự nhiên:

- Em uống đi! Chúng mình làm quen với nhau nhé. Anh là Hoạt, Trần Hoạt, năm nay 41 tuổi, nghề nghiệp tự do. Còn em?

- Dạ - nàng bẽn lẽn nhìn Hoạt và bỗng nhiên thấy đôi mắt chàng sáng và đẹp đến mê hồn. Một đôi mắt biết cười. Còn giọng nói và cử chỉ của anh thì có lẽ không ai ở trên đời này có thể thờ ơ được. Nàng liếc nhìn chàng, nhỏ nhẹ:

- Dạ, em tên Nga.

Thế rồi một người trai lịch sự và một phụ nữ duyên dáng đã ngồi bên nhau gần hết buổi sáng. Họ nói với nhau biết bao nhiêu là chuyện. Từ chuyện thành phố, chuyện thời còn trẻ, chuyện đi học, chuyện yêu đương rồi chuyện của lớp trẻ bây giờ. Với nàng, đó là một buổi sáng hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Cuối cùng thì hai người cũng buộc phải chia tay. Trước khi chia tay, hai người đã trao số điện thoại cho nhau sau khi đã dốc hết bầu tâm sự và hẹn ngày gặp lại.

Sau buổi sáng định mệnh ấy, nàng cảm thấy cuộc đời thật tuyệt. Cũng kể từ hôm đó, họ thường xuyên điện thoại thăm hỏi rồi lại hẹn gặp nhau. Và tình cảm giữa hai người cứ thế ngày một gần gũi, nồng thắm hơn.

Cuối cùng thì nàng đã trao thân cho Trần Hoạt như một lẽ thường tình. Và sau những lần như thế, cả hai đều thấy mãn nguyện và cho rằng, đó là cái duyên ông trời đã sắp đặt và định đoạt từ trước. Họ phải thuộc về nhau mà không có bất cứ một thế lực nào có thể ngăn cản được.

     Nàng thừa nhận với mình rằng, kể từ khi chán chồng rồi ly hôn, nàng đã gặp và trao thân cho cả tá đàn ông, đến nỗi mấy đứa bạn phải thốt lên rằng "trời ơi, mày tốn đàn ông quá", nhưng tất cả đều nhàm chán. Đến bây giờ thì đích thị là nàng đã tìm thấy người đàn ông – một nửa của mình. Một người tình trong mộng. Mỗi khi gặp nhau họ cứ như "con bò gầy gặp bãi cỏ hoang". Mỗi lần ân ái với Hoạt về, nàng đều cảm thấy mình thật hạnh phúc và nghĩ, cuộc đời này thật đáng sống biết bao. Và lần nào cũng vậy, sau khi dâng hiến và nhận lại sự ái ân từ Hoạt, nàng trở về nhà và chạnh nhớ tới gã giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hiếu. Công bằng mà nói, gã không thể so sánh được với Trần Hoạt của nàng. Nàng hừng hực, bốc lửa và khao khát được yêu, nhưng chồng nàng có bao giờ cho nàng được mãn nguyện đâu. Còn bây giờ, Trần Hoạt đã làm cho nàng thăng hoa, đã làm cho nàng được bay lên trong niềm khoái lạc mà thượng đế đã ban phát cho tất cả mọi người.

(Còn nữa)