Cánh chim non vượt bão (Tiểu thuyết trinh thám - Tiếp 3)

Nhà văn Phạm Xuân Đào đã có gần 20 đầu sách, gồm: các tập Truyện vụ án; truyện ngắn; thơ và Tiểu thuyết. CÁNH CHIM NON VƯỢT BÃO là một trong những tác phẩm của ông. Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Một buổi chiều thu mát rượi.

Nga mặc một bộ đồ rất kín đáo nghiêm túc, cưỡi xe ra khỏi nhà. Từ một quán bên đường, Hoạt biết những lúc như thế nàng thường đến thăm nhà ngoại ở bên kia sông Hồng. Chuyện đó đã trở thành một nếp sinh hoạt bình thường. Ngày trước, đã có lần nàng rủ Hoạt cùng đi. Yên tâm là nàng sẽ đi đến tối mới về, Hoạt rời quán tiến đến căn biệt thự. Anh dùng chìa khóa riêng mở cổng, sau đó khóa lại như cũ và tiếp tục mở cửa vào trong nhà. Căn nhà gọn gàng. Chiếc giường có tấm đệm dày dặn với chiếc ga trắng muốt không còn xa lạ với anh đang im lìm ngay ngắn. Tại chiếc giường này, đã không biết bao nhiêu lần nàng để trần, vòng tay ôm ghì đầu Hoạt xuống bộ ngực đần đẫn âm ấm nóng của mình rồi nói những lời yêu thương. Bộ salon kia Hoạt đã ngồi mòn cả đũng quần. Ngắm và nghĩ lại, họ đã đến với nhau, đã mây mưa trong ngôi nhà này không biết bao nhiêu lần trong suốt ba năm qua. Vì thế, tất cả đường đi lối lại trong căn biệt thự này đều không xa lạ với người đàn ông này.

Hoạt đi đến, bình tĩnh lật tấm đệm trên chiếc giường lên rồi nhẹ nhàng gỡ chiếc máy ghi âm ra, sau đó anh ta sắp xếp lại như cũ. Đoạn, Hoạt đặt máy ghi âm lên bàn, bật to rồi ra ngồi dựa vào thành ghế, châm lửa hút thuốc. Từ trong máy ghi âm, tiếng của nàng vang lên, lả lơi. Trời, cái gì thế này? Lại có cả tiếng của người đàn ông nói tiếng Việt lơ lớ. Rồi tiếng giường cọt kẹt… tiếng thở gấp gáp và tiếng của nàng rên lên rền rĩ, sung sướng. Tiếng người đàn ông hổn hển đang nói lời yêu đương. Rồi tiếng nàng gầm rú, thét lên khoái cảm… tất cả những âm thanh ấy như những mũi dùi đâm thẳng vào tim Hoạt. Mắt Hoạt vằn lên những tia máu đó. Anh ta rít lên “Đồ đĩ bợm. Con chó cái! Thế mà mày dám thề thốt, lại còn đóng kịch với tao. Được lắm. Tao sẽ giết mày!”.

Hoạt đi đến tủ, lấy ra một chai rượu ngoại và không cần ly, anh ta mở nút, tống miệng chai vào miệng mình nuốt ừng ực. Cái cục ở cuống họng theo đà đó trồi lên, tụt xuống. Hoạt rơi người đánh phịch xuống chiếc ghế salon quen thuộc, mắt nhìn vào chiếc giường như để cố hình dung ra cảnh nàng làm tình với một thằng đàn ông nước ngoai nào đó.

Rồi anh ta thiếp đi trên chiếc ghế salon. Gần tối, nghe có tiếng xe máy, rồi tiếng loảng xoảng, Hoạt đứng dậy nhìn ra, thấy nàng đang mở khóa, dắt xe vào sân. Rồi nàng bình thản đi vào hiên nhà. Lúc nàng đang tra chìa khóa để mở cửa phòng thì cánh cửa nhà bỗng mở toang. Nàng giật mình lùi lại, miệng há hốc, giọng ú ớ sợ hãi. Lưỡi nàng như cứng lại không nói thành lời. Hoạt đứng sừng sững ở giữa cửa, nhìn nàng với ánh mắt đầy căm hận. Nàng chưa hết bàng hoàng, lắp bắp:

- Ôi anh… anh vào bằng cách nào?

Hoạt cố kìm nén:

- Em quên là ngôi nhà này anh đã ra vào hơn ba năm nay rồi sao? Em vào nhà đi! Làm gì mà hốt hoảng thế?

Nàng sợ sệt nhưng cố lấy lại bình tĩnh và chợt nghĩ đến một điều bất hạnh có thể sẽ xảy ra. Nàng vẫn lắp bắp:

- À không… không có gì. Là em thấy anh xuất hiện đột ngột quá, làm em hết hồn. Mà sao anh về lại không điện trước cho em?

Hoạt cầm cánh tay nàng kéo vào nhà, đóng sầm cửa lại rồi đẩy nàng ngồi xuống ghế salon một cách phũ phàng không thương tiếc. Găm cái nhìn sắc lẹm, đầy căm uất vào nàng, giọng Hoạt dằn xuống:

- Điều đó không quan trọng.

Nàng hốt hoảng:

- Kìa anh! Anh làm sao thế? Sao hôm nay anh lại nặng lời với em? Em đã làm gì để anh không vui sao?

- Câm mồm! Đồ chó cái. Đồ đĩ điếm. Mày tưởng mày che được mắt  tao chắc? – Hoạt gầm lên.

Nàng chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Nàng vẫn mơ hồ tin rằng,  nàng đã giấu kín được chuyện hai bầu vú bị thương tích kia hôm nào. Bây giờ nó đã lạnh lặn, đã trở lại trắng trẻo hồng hào và nây núng như xưa. Chẳng lẽ, hắn ta lại biết chuyện này. Hắn có kiểm tra đâu?! Vậy thì là cái gì chứ? Nàng lấy lại bình tĩnh, từ tốn, giọng vẫn dịu dàng:

- Anh! Anh đừng làm em sợ. Em đã làm gì sai?

- Đừng giả bộ. Không qua khỏi mắt thằng này đâu.

Nói đoạn, Hoạt hằm hằm đi đến chiếc bàn trước mặt.

Nàng vẫn ngơ ngác, chưa hiểu chuyện gì. Chỉ tới khi Hoạt bật công tắc chiếc máy ghi âm và những tiếng nói, tiếng rên sung sướng của nàng cùng với giọng nói tiếng Việt lơ lớ của Tommy vang lên thì nàng chợt hiểu. Mặt nàng như chàm đổ, xanh xám, trắng bệch. Nàng không ngờ, việc vụng trộm của mình với chàng trai Tây kia lại bị hắn theo dõi và có bằng chứng. Nàng cũng biết rằng, hơn ai hết hắn rất yêu và tin nàng; rằng, hắn rất ích kỷ và sẵn sàng giết chết nàng nếu nàng giám phản bội. Vì vậy nàng hoảng hốt run rẩy và quỳ sụp xuống nền nhà, hai tay chới với ôm lấy chân người đàn ông, nói trong nước mắt:

- Anh! Em biết tội của em rồi. Em xin anh. Hãy tha thứ cho em, chỉ vì thời gian qua… anh đi quá dài … quá lâu …Em đã không thể chịu được… Em đã phản bội anh. Em cầu mong anh tha thứ. Từ nay, em không bao giờ như thế nữa…

Hắn phũ phàng lấy tay đẩy vào đầu nàng và giật mạnh chân lại, làm cho hai tay nàng đang ôm vào đùi hắn bung ra. Hắn nhìn nàng từ đầu tới chân với ánh mắt khinh bỉ, diễu cợt và ghẻ lạnh:

- Tao đã quá tin mày. Bây giờ thì tao không ngu gì mà tiếp tục đặt niềm tin vào một kẻ đĩ thõa, đàng điếm khốn nạn như mày nữa. Đồ chó cái!

Hình như nàng đã chịu đựng quá sức khi Hoạt xúc phạm và xỉ vả mình nên nàng ngưng khóc. Lấy tay vuốt mớ tóc lòa xòa trước mặt, nàng đứng lên nhìn thẳng vào mắt người đàn ông đang đứng trước mặt mình, nói cay độc:

- Hức! Nếu tôi là con đĩ thì anh cũng là thằng khốn nạn. Anh đã ăn nằm với tôi bao năm nay. Nếu là người tử tế thì anh đã cưới tôi. Đằng này, anh chỉ nhằm thỏa mãn dục vọng tầm thường của mình thôi. Anh tưởng anh là ai? Anh có là chồng tôi đâu mà đòi hỏi tôi phải giữ gìn, phải chung thủy? Chẳng qua, tôi và anh cũng là mèo mả gà đồng gặp nhau mà thôi. Anh đã cho tôi tiền, còn tôi đã cho anh sự sung sướng. Đã biết bao lần anh đã úp mặt vào…

Bốp!

Một cái tát nảy lửa từ bàn tay gân guốc, rắn chắc của Hoạt vào khuôn mặt trắng hồng mà đã bao năm nay Hoạt chết mê chết mệt. Nàng loạng choạng lùi lại rồi ngã ngồi xuống chiếc ghế salon.

Hoạt không nói một lời nào nữa. Hắn lạnh lùng bước ra khỏi cửa. Mặc cho phía sau là tiếng sụt sùi, rên rỉ của nàng. Rồi như chợt tỉnh ngộ, nàng bỗng vùng dậy chạy theo, chới với kéo tay Hoạt lại nói lời cầu xin. Nhưng Hoạt đã vùng được và đi thẳng ra cổng. Hắn bước lên một chiếc tắcxi vừa kịp đỗ lại và chạy vào trung tâm thành phố.

Bước chân nàng nặng nề. Nàng quên cả việc khóa cổng mà lặng lẽ trở vào nhà. Nằm vật ra giường, nàng rưng rưng, ầng ậc nước mắt. Nàng khóc cho mình, khóc cho tội lỗi của mình và khóc cho sự đổ vỡ. Nàng bỗng thấy chống chếnh. Có lẽ từ nay nàng sẽ vĩnh viễn mất chàng. Nhưng không sao, nàng cũng không cần hắn nữa, nàng đã có Tommy. Nhưng nàng sẽ mất nguồn cung cấp tài chính to lớn, quan trọng cho cuộc sống của mình. Nàng bỗng thấy trống rỗng. Cả thân hình nàng bồng bềnh như con thuyền không phương hướng đang đi trên đại dương dậy sóng. Căn biệt thự như chao đảo, chung chiêng... Nhưng ngay sau đấy nàng trở nên rất tỉnh táo. Nàng tự nhủ, phải đối diện với sự thật. Và nàng bình tĩnh khi nghĩ tới Tommy. Nàng nói khe khẽ như nói với chính mình “Không sao, phải không Tommy? Anh sẽ là người thế chỗ của hắn và sẽ làm cho em hạnh phúc, đúng không?! Em sẽ trao cho anh tất cả. Anh tuyệt vời hơn hắn nhiều. Em sẽ là của anh và sẽ nằm trong vòng tay âu yếm của anh để được nhận từ anh những phút giây tuyệt đỉnh nhất trần đời”. Nàng mỉm cười, định lấy điện thoại điện cho Tommy, nhưng nghĩ sao, nàng lại thôi.

Nàng đi vào toilets, vặn nước từ vòi ra và vốc nước vã lên mặt. Nước mát làm cho nàng tỉnh táo hơn lên. Bất thần, nàng nhìn thấy mình trong gương. Mấy ngón tay từ cú tát của Hoạt vẫn đang hằn đỏ trên mặt nàng. Và một nụ cười bất cần bỗng nở trên môi.

3

Tại đấu trường Sea games ở Jakarta, Indonexia, Gia Linh bước lên bục cao nhất trong tiếng quốc ca hùng tráng của Tổ quốc. Đất nước xưa nay với cô có gì đó rất mơ hồ trìu tượng, nhưng bây giờ nó thật gần gũi và hiển hiện tại sân vận động hoành tráng nhất nhì Đông Nam Á này.

Gia Linh tự hào đón nhận tấm huy chương vàng, huy chương đầu đời trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình. Số ít cổ động viên từ nước nhà bay sang cũng đang kiêu hãnh ngước nhìn lá quốc kỳ đang phần phật bay trước gió trong bản quốc ca hùng tráng. Gia Linh tin rằng, những con tim, những ánh mắt của những người Việt đang có mặt tại đây cũng đang hướng về Tổ quốc thân yêu. Và cô càng vui hơn khi trong số những người Việt chứng kiến sự kiện này có Quốc Tuấn, một xạ thủ súng ngắn của đoàn thể thao Việt Nam, người mà cô yêu quý nhất trên đời, sau mẹ mình cũng đang có mặt tại đây.

Gương mặt rạng ngời, Gia Linh kiêu hãnh đứng trên bục vinh quang. Bên cạnh cô, người bạn gái thân thiết – Minh Huệ cũng đang chung vui niềm hạnh phúc. Minh Huệ đã thi đấu xuất sắc và nhận tấm huy chương đồng của Đại hội.

Quốc ca kết thúc và sau khi đã nhận huy chương, nhận hoa và vật kỷ niệm, Gia Linh rời nhanh bục, vai khoác quốc kỳ chạy ào đến và nhảy lên ôm chặt lấy Quốc Tuấn. Họ hôn nhau trong nước mắt, những giọt nước mắt sung sướng, tự hào. Chiều nay, đêm nay nhất định Gia Linh sẽ điện về báo tin vui cho mẹ. Chắc mẹ sẽ vui lắm, mẹ sẽ sướng rên lên cho mà xem. Có thể nhận tin này, mẹ sẽ cảm thấy không ân hận khi buộc phải đồng ý cho cô đi theo con đường thể thao mà cô đã chọn. Gia Linh đã làm được cái việc mà  không phải ai cũng làm được. Cô đã chứng minh cho mẹ cùng với mọi người một điều rằng, con đường cô chọn là rất đúng đắn.

Gia Linh cùng Quốc Tuấn và những người bạn Việt Nam tíu tít chụp ảnh lưu niệm, rồi họ cùng nhau hát vang bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Tất cả đều lâng lâng, ai cũng lộ rõ niềm vui, một niềm vui tột độ và hạnh phúc tới tột cùng.

Ngay sau đấy, Quốc Tuấn bịn rịn tạm chia tay Gia Linh. Anh phải trở về nơi đoàn vận động viên súng ngắn quốc gia tập kết. Sáng mai anh sẽ phải bước vào trận đánh. Còn Gia Linh, Minh Huệ và các bạn cũng phải về nơi đóng quân. Sáng mai, họ sẽ bắt xe đến trường bắn để động viên cho các tuyển thủ đoàn thể thao Việt Nam. Trước khi chia tay, Quốc Tuấn và Gia Linh lại hôn nhau say đắm. Họ không thấy ngượng ngùng bởi nơi đây và trong hoàn cảnh này, những nụ hôn ấy mới thật sung sướng và ý nghĩa biết nhường nào.

Nhìn Quốc Tuấn lên xe trở về cơ sở tập kết, Gia Linh cùng Minh Huệ cười vui. Họ giơ tay vẫy vẫy tiễn người yêu, người bạn lên đường và khi chiếc xe chở anh chỉ còn là một chấm nhỏ ở cuối con đường, hai cô gái mới quay lại tiếp tục vui với bạn bè.

Các cô gái mời bạn bè cùng số cổ động viên ít ỏi từ trong nước mới sang cùng ra quán ở gần đó ăn mừng chiến thắng. Những cổ động viên hả hê với niềm vui chiến thắng của hai cô gái. Họ thật vô tư, thật sôi nổi và dễ mến làm sao. Một người đàn ông nói:

- Chỉ cần các cô mời phiên dịch đi cùng để gọi đồ ăn và hướng dẫn chúng tôi thôi. Còn tất cả chi phí hôm nay, cô để chúng tôi lo. Các cô xứng đáng được hưởng những niềm vui như thế này mà.

Gia Linh cùng Minh Huệ cười tươi, cảm ơn tất cả. Mọi người cuốc bộ dọc con đường từ nhà thi đấu tới gần một kilomet mới gặp được người phiên dịch khi anh ta đang bận chụp ảnh kỷ niệm với những người bạn nước ngoài và tranh thủ giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

Khoảng năm sáu chục người với cờ đỏ sao vàng vừa đi vừa hát vang cả dãy phố. Tất cả đi tới một quán ăn Việt gần đó để liên hoan. Qua ánh mắt và nụ cười của họ, Gia Linh và Minh Huệ hiểu rằng, một niềm vui bất tận đang trào dâng trong tất cả mọi người mà không thể nào ngăn được…

Chia tay các cổ động viên, Gia Linh và Minh Huệ cùng các bạn trong đội tuyển vội vã trở về nơi đóng quân. Họ lại thắp nến, mở Sâm banh cùng uống, cùng nhảy múa thâu đêm mừng chiến thắng. Khi tất cả đã mệt nhoài và bảo vệ  nơi đóng quân của nước bạn tới nhắc nhở, các cô mới ngưng mọi hoạt động.

Khuya lắm, Gia Linh mới có thời gian nhớ tới mẹ. Định báo tin cho mẹ nhưng nhìn đồng hồ đã chỉ 2 giờ 30 phút sáng nên cô đành dừng lại. Để sáng mai vậy. Và cô đi vào giấc ngủ ngon lành, trên khuôn mặt thanh tú của cô gái vẫn còn vương một nụ cười.

*

Sáng sớm.

Đang nằm trên giường nghĩ mông lung, trong lòng ngổn ngang nỗi buồn thì chuông điện thoại bỗng reo vang. Nga đoán già đoán non, chắc Hoạt đã nghĩ lại, đã tha thứ cho mình? Chắc chàng không chịu đựng được sự "nổi cộm, sự bức xúc" nên đang muốn cầu hòa, muốn đến đây ngay bây giờ để được lao vào nàng để được hổn hển, được thổn thức? Nàng hồi hộp ngồi dậy, với điện thoại đưa lên nghe. Đầu giây bên kia, giọng của Gia Linh hồ hởi:

- Mẹ à. Mẹ khỏe không ạ?

Đang nẫu ruột vì bị người tình đá, và cảm giác hụt hẫng, nàng nói với con không mấy mặn mà:

- Mẹ khỏe con ạ… còn con thế nào?

Gia Linh cười khanh khách, khoe:

- Mẹ! Con giành được huy chương vàng Vovinam ở Sea games rồi...

Nàng ngỡ ngàng. Nét mặt nàng giãn ra. Niềm vui chợt ùa đến. Nàng xúc động, nói trong nước mắt:

- Gia Linh. Mẹ có nghe lầm không đấy?

- Không mẹ ạ. Mẹ nghe lại nhé. – cô nói rành rọt từng tiếng: Con - vừa -  giành - được - huy - chương - vàng - Sea games - rồi - ạ.

Nàng kêu lên sung sướng:

- Ôi, con gái mẹ giỏi quá. Mẹ chúc mừng con! – sau câu nói đó là tiếng khóc thút thít. Nước mắt nàng lã chã. Chẳng hiểu nàng khóc vì niềm sung sướng khi nghe con gái báo tin được huy chương vàng Sea games hay khóc vì tình yêu đổ vỡ. Trong máy, tiếng Gia Linh lại vang lên:

- Mẹ! Sao mẹ lại khóc? Mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe nhé. Con sẽ về khao mẹ sau.

- Rồi. Mẹ vui quá. Mẹ rất tự hào về con, con gái ạ. Con cũng giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng mải vui rồi không ngủ, đâm ốm đau ra đấy thì khốn.

Gia Linh nũng nịu:

- Mẹ... Con lớn rồi mà. Mẹ cứ làm như con còn trẻ con lắm ý.

Nàng động viên con với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, nước mắt cứ rịn ra hai khóe mắt:

- Ừ, là mẹ nhắc vậy thôi. Con vui với các bạn đi nhé! Mẹ có việc rồi.

- Vâng ạ. Mẹ làm việc đi! Con yêu mẹ.

Nàng vất điện thoại lên bàn, vùi đầu vào tấm ga mỏng, đầu óc mông lung. Nàng cứ nằm như thế hàng tiếng. Trong cơn nửa ngủ nửa thức, nàng thấy Hoạt mặt mày dữ tợn, tay cầm con dao sáng lóa đi tới bên nàng. Không nói không rằng, hắn túm cổ áo nàng và vung dao lên. Nàng thấy nhói ở ngực rồi máu xối ra. Nàng cố gắng van xin Hoạt để cho nàng giãi bày, để nàng nói lời xin lỗi nhưng hắn lẳng lặng bỏ đi. Nàng khóc, khóc thành tiếng. Rất lâu. Và khi giật mình tỉnh dậy, nàng thấy mình vẫn nằm trên giường với tấm ga trắng muốt côi cút, nước mắt ướt đẫm gối.

Ngoài đường phố, tiếng  xe cộ đang ầm ì, báo hiệu bắt đầu một ngày mới.

*

Đã hơn hai tháng nay, Hoạt không đến nhà Nga. Nàng xuống nước, điện thoại thế nào chàng cũng không bắt máy. Và nàng cũng đã không dưới ba lần đến tận nhà người tình với ý định cầu thân và xin lỗi nhưng lần nào cũng thấy cổng và nhà Hoạt khóa im ỉm. Nàng bấm chuông nhưng không thấy bất kỳ một động tĩnh nào. Nga bỗng thấy buồn, tiếc, rất tiếc khi để vuột mất Hoạt khỏi vòng tay của mình. Nàng đã tự tước đi nguồn sung sướng cả về thể xác lẫn tinh thần và vật chất. Nàng cũng đã đánh mất vĩnh viễn ân nhân của gia đình mình. Nhiều đêm nằm một mình, nàng bỗng thấy nhớ Hoạt cồn cào, da diết. Nhưng rồi nàng bỗng thấy sờ sợ. Nàng nhớ lại câu nói của Hoạt khi hai người vẫn còn yêu nhau sau đắm “Anh rất yêu em và có thể hi sinh tất cả vì em. Nhưng nên nhớ, nếu em ngã vào vòng tay của bất cứ thằng đàn ông nào thì anh sẽ giết, giết cả hai đứa”. Trong những giấc ngủ, Nga thường thấy đôi mắt vằn những tia căm giận của Hoạt hiện về khi anh ta bật máy ghi âm cảnh ân ái giữa nàng và Tommy. Hằng đêm, nàng cứ nơm nớp như thấy Hoạt đang xuất hiện trước mặt mình. Anh ta nhìn thẳng vào mắt nàng và rít lên “Đồ chó cái. Đồ đĩ điếm. Mày tưởng mày lừa được tao chắc?!”. Hai tháng Hoạt im hơi lặng tiếng, cũng là hai tháng nàng sống trong  hoảng loạn, sống trong lo sợ, bồn chồn. Nàng thấy buồn, một nỗi buồn khiến nàng tan nát cõi lòng.

Tommy vẫn điện, vẫn đến chơi, vẫn chiều chuộng nàng nhưng nàng thực sự thấy chống chếnh. Có những đêm đang ngủ, chỉ một tiếng động nhẹ cũng đủ làm cho nàng khiếp đảm, tỉnh giấc. Nàng có linh tính rằng, Hoạt sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào và sẵn sàng tước đi mạng sống của nàng. Người nàng gầy rạc, da nàng xám lại. Trên khuôn mặt thanh tú của nàng đã bắt đầu xuất hiện những vết chân chim và thân hình nàng có phần tiều tụy đôi chút. Đã bao lần Tommy gặng hỏi, nhưng nàng không dám nói ra sự thật. Nàng chỉ lấp lửng rằng, nàng buồn vì đã để mất một người bạn rất tuyệt vời. Như đoán được sự thật nên Tommy nửa đùa nửa thật “Em yên tâm đi. Anh sẽ bù đắp lại tất cả những gì em đã mất mát, đã chịu đựng”. Nàng nhìn Tommy, nở một nụ cười xã giao rất tươi, nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn, cõi lòng nàng đang như một bãi đất hoang lạnh…

*

Sáu giờ tối của một ngày đầu đông, một chiếc xe tacxi dừng lại trước cổng ngôi biệt thự năm tầng. Từ trên xe, Tommy bước xuống. Nét mặt hồ hởi, chàng sải những bước chân dài, dứt khoát tới cổng căn biệt thự, đưa tay bấm chuông. Chỉ một loáng, nàng đã tươi tắn trong bộ đồ rất mốt chạy ra mở cổng. Khi Tommy đã vào trong sân, nàng quay lại khóa nhanh cổng lại rồi tay trong tay cùng Tommy đi vào nhà. Có vẻ như nàng rất hài lòng khi chàng đã không đến muộn, không để nàng phải chờ đợi.

Vừa bước vào phòng, như một con bò gầy bị bỏ đói lâu ngày nay vớ được một bãi cỏ non xanh mướt, nàng lao đến đánh đu lên cổ Tommy. Chàng hăng hái tặng nàng một nụ hôn thật dài rồi cúi xuống bế nàng lên quay mấy vòng liền. Nàng cười như nắc nẻ. Nàng quên đi tất cả những bực bội, thù hận với Trần Hoạt. Trước mắt nàng giờ đây chỉ có Tommy, một người đàn ông Tây cao lớn, đẫy đà, rất đàn ông và nàng. Rồi Tommy nhẹ nhàng đặt nàng xuống giường. Nàng nhìn Tommy với mắt long lanh:

- Anh đi tắm đi rồi ăn cơm...

- Tuân lệnh! Anh sẽ tắm ngay. Nhưng mà sau ăn cơm, chúng mình sẽ làm những gì nhỉ?

Nàng đong đưa đôi mắt và lườm yêu người tình:

- Nỡm ạ. Biết rồi lại còn hỏi.

Tommy cười rất tươi, đi vào nhà tắm. Nàng trột dậy, đến ngồi xuống chiếc ghế salon, cầm điều khiển bật tivi xem chương trình thời trang.

Qua ánh điện trong nhà tắm, nàng thấy rõ thân hình vạm vỡ, cao lớn của người tình. Chàng tuyệt vời lắm. Thân hình ấy, con người ấy, ánh mắt và cả tiếng cười ấy sẽ là của nàng. Chỉ một lát nữa thôi, sau bữa cơm, nàng sẽ sở hữu thân hình, sở hữu con người kia. Nàng sắp được nằm gọn trong vòng tay yêu thương của Tommy. Và nàng biết chắc chắn rằng, chàng cũng sẽ thể hiện hết mình để đưa nàng đến thế giới thần tiên.

Tiếng nước từ vòi sen xối ào ào. Nàng tự nhủ, tất cả hãy bình tĩnh.

Lát sau, từ nhà tắm, Tommy quần lót mình trần đi ra. Nàng rời ghế đứng lên, chạy nhanh tới chỗ người tình, đặt đôi môi mọng đỏ hôn lên khắp vầng ngực săn chắc của chàng. Cùng với những cử chỉ âu yếm đó, nàng bảo:

- Anh lấy quần áo dài mặc vào đi. Bộ quần áo em mới mua cho anh ý!

Nghe lời nàng, Tommy đi đến mở tủ lấy quần áo. Mặc xong quần áo, Tommy quay ra:

- Em này. Trông anh mặc thế nào?

Đang lúi húi dọn cơm nơi bàn ăn, nàng quay lại nhìn người tình. Nở một nụ cười tươi hơn bao giờ hết, nàng vừa đi vừa nói:

- Em cứ tưởng anh mặc sẽ rộng, thế mà thật vừa. Anh là siêu mẫu của em rồi.

Tommy quay lại đóng cửa tủ, và chàng bỗng phát hiện thấy một chiếc túi du lịch nhỏ rất đẹp để ở ngăn tủ dưới. Chàng quay ra gọi:

- Em ơi. Có cái túi gì mà đẹp thế này?

Từ bàn ăn, đang cầm chai rượu trên tay, nàng bảo:

- Làm gì có chiếc túi nào hả anh?

- Ồ. Thế mà có đấy. Một chiếc túi nho nhỏ xinh xinh đây này.

Nghe chàng nói thế, nàng bỏ chai rượu xuống bàn, đi đến. Và nàng hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc túi lạ rất xinh. Nàng nhìn Tommy, Tommy nhìn nàng. Cả hai ngỡ ngàng, không hiểu. Nàng cúi xuống, cẩn thận lấy chiếc túi ra khỏi ngăn tủ, đặt xuống nền nhà. Tommy ngồi xuống cạnh nàng, thận trọng mở chiếc túi ra. Một bọc gì vuông vuông được bọc một lớp nilon, bên trong được gói rất nhiều lần giấy. Nàng nhìn Tommy như dò hỏi. Tommy bảo:

- Để anh lấy con dao cắt dây chằng ra xem bên trong là cái gì nhé.

Vừa nói, chàng vừa đứng dậy đi vào gian bếp, cầm ra một con dao sắc nhọn. Đưa lưỡi dao vào mối dây buộc, Tommy bật ngược lên. Những chiếc giây chằng lần lượt đứt bung ra. Và khi họ đang chụm đầu vào xem bên trong những lớp giấy bọc đó là thứ gì thì cả hai giật bắn mình bởi một tiếng hô sắc lạnh ở ngay phía sau:

- Tất cả ngồi im! Các người đã bị bắt!

Nàng và Tommy hoảng hốt quay lại. Cả hai bàng hoàng bởi trước mặt họ là ba bốn sỹ quan cảnh sát, súng lăm lăm trong tay đang chĩa vào đầu mình. Cùng với những cán bộ cảnh sát còn có bà Nghiêm, người đàn bà luống tuổi ở nhà kế bên. Trước đây, những lúc rảnh, bà Nghiêm thường sang nhà nàng ngồi uống nước, tâm sự với nàng biết bao chuyện trên trời dưới biển.

Nàng ú ớ:

- Không, không! Chúng tôi có làm gì đâu. Các anh là…

- Không nhiều lời! – người chỉ huy nói như quát và quay sang người sỹ quan bên cạnh, ra lệnh – kiểm tra cái bọc kia xem bên trong là cái gì!

Viên sỹ quan cảnh sát ngồi xuống cạnh chiếc túi trong khi đó nàng và Tommy đang đứng tại chỗ, đưa hai tay lên ôm đầu. Viên sỹ quan mở nốt lớp giấy bọc trong cùng của khối vật chất vuông vuông ấy và lôi ra năm cục hóa chất được đóng thành bánh có màu trắng nhờ nhờ như bánh khảo rồi ngẩng lên nhìn viên chỉ huy:

- Báo cáo thủ trưởng, đây có thể là Heroin. Có năm bánh cả thảy.

- Lập biên bản phạm pháp quả tang và quản lý tang vật!

- Không, không! Chúng tôi không biết heroin nào hết. Chúng tôi không có tội. Bà Nghiêm ơi, có bà làm chứng… – nàng hốt hoảng.

Người bạn già nhìn nàng, ái ngại. Không biết động viên an ủi người hàng xóm điều gì, bà Nghiêm chỉ nhìn nàng và Tommy đang trong trạng thái hoảng loạn, vẻ mặt thất thần rồi nhẹ nhàng:

- Cô cứ bình tĩnh, để các chú công an làm việc. Rồi trắng đen sẽ rõ ra thôi.

- Nhưng bà ơi, ai chứng minh cho chúng tôi? Kẻ nào đã gieo tai họa này cho tôi… - nàng gào lên tuyệt vọng.

Giọng người chỉ huy cảnh sát sắc lạnh:

- Điều đó hậu xét.- quay sang viên sỹ quan đứng cạnh, viên chỉ huy ra lệnh:

- Còn bây giờ, hãy còng tay chúng lại!

 Hai chiếc còng số tám lập tức được bập xuống cổ tay nàng và cổ tay Tommy. Nàng hoảng hốt, lắp bắp:

- Không, không! Sao lại bắt chúng tôi? Chúng tôi không có tội…

Tommy xám mặt. Lưỡi anh ta líu lại, nói không rõ tiếng:

- Tôi có… biết gì đâu. Sao… các ông lại bắt… chúng tôi?

- Rồi các người sẽ được trình bày với cơ quan điều tra và trước phiên tòa – viên chỉ huy lạnh lùng, sau đó ạnh ra lệnh cho một sỹ quan:

- Đồng chí canh chừng người đàn ông này. – ông chỉ vào Tommy. Rồi quay sang Nga, ông ta nói. – Còn chị, chị đưa các sỹ quan này lên các tầng của căn biệt thự này! Các đồng chí hãy khám thật kỹ, không để sót chỗ nào!

Bà Nghiêm cũng được mời lên các tầng làm chứng. Tại các tầng, mọi ngóc ngách, mọi giường tủ đều bị lật tung. Nhưng các sỹ quan cảnh sát không phát hiện thêm bất cứ một gói Heroin nào hết. Mọi người lục tục xuống tầng.

Nàng mệt mỏi muốn khuỵu xuống, chân tay rã rời. Nàng vẫn không hiểu tại sao trong tủ của nàng lại có cái túi quái quỷ ấy. Và nàng cũng không hiểu tại sao tai họa tự nhiên lại đổ sập xuống cuộc đời nàng. Không những thế, nó còn sập xuống cả cuộc đời Tommy, người tình rất tuyệt vời mà Trời Phật đã ban tặng cho nàng. Nàng ủ rũ, đầu trống rỗng, không khóc được thành tiếng. Nàng cứ miên man suy nghĩ, tự vấn nhưng tất cả đều không có câu trả lời.

Viên chỉ huy nói với những cán bộ thuộc quyền bằng một mệnh lệnh sắc lạnh:

- Đưa chúng ra xe!

 Nàng giật mình hoảng hốt. Vậy là nàng sẽ phải vào trại giam, sẽ phải cách biệt với cuộc sống phồn hoa nơi phố thị. Nàng sẽ ở trong bốn bức tường đen tối, bức bách không biết đến bao giờ. Năm bánh heroin không phải là ít. Nàng bỗng rùng mình nghĩ đến cái chết. Nhưng ngay sau đó, nàng tỉnh táo hơn. Nàng ngước đôi mắt đỏ hoe, mọng nước nói với viên chỉ huy cảnh sát:

- Hãy cho tôi gọi điện. Tôi chỉ có một đứa con gái. Nó đang ở rất xa. Tôi phải báo tin cho nó!

Chấp nhận lời thỉnh cầu của kẻ phạm tội, viên sỹ quan chỉ huy đồng ý để nàng được điện thoại cho con gái. Nàng đề nghị viên cảnh sát lấy giúp điện thoại di động nàng đang để trên kệ, tìm số máy, bấm để nàng được nói chuyện với Gia Linh, đứa con duy nhất của mình.

Hai cổ tay bị còng, nàng phải cầm điện thoại bằng cả hai tay áp lên tai. Có tiếng tút tút rất lâu nhưng không thấy Gia Linh nghe máy. Nàng bồn chồn, cầu mong “Cầm máy đi con! Nghe mẹ nói đây. Nhanh lên Gia Linh!”. Hình như Gia Linh đang mải vui với bạn bè nên bắt không máy. Nét mặt nàng lộ rõ vẻ thất vọng. Chả lẽ trước biến cố cực lớn của cuộc đời và trước khi phải vào trại giam, nàng lại không gặp được con gái để báo tin. Nhưng may thay, đầu giây bên kia con gái của nàng đã bắt máy. Nàng nói vội trong cơn hoảng loạn:

- Con à? Gia Linh à?... mẹ đây. Đừng hỏi gì cả. Nghe mẹ nói này. Mẹ gặp nạn rồi… đừng hỏi gì nữa, nghe mẹ dặn này. Mẹ bị oan con ạ. Rất có thể là Trần Hoạt đã hại mẹ. Ông ta ở số nhà 74 phố… quận Hai Bà Trưng…

Viên chỉ huy cuộc đột nhập nhắc nhở:

- Hết giờ rồi!

Nàng lắp bắp:

- Gia Linh, con nhớ nhé… Mẹ phải tắt máy… mẹ đi đây…

Nàng buông máy, người rũ xuống và không thể khóc được nữa. Cạnh nàng, Tommy cũng ngơ ngác, chàng không thể hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Viên sỹ quan chỉ huy nói với những người thuộc quyền:

- Đưa ra xe, tống vào trại tạm giam!

Tuy ngơ ngác nhưng nàng và Tommy không thể làm khác được. Cả hai nặng nề lết những bước chân vô cảm theo các sỹ quan cảnh sát rời căn biệt thự ra cổng. Một sỹ quan lần lượt khóa cửa nhà, khóa cổng rồi cầm chùm chìa khóa trong tay. Nhìn chùm chìa khóa trên tay người sỹ quan cảnh sát rồi như sực nhớ, nàng quay sang nói với người sỹ quan:

- Các ông hãy trao chùm chìa khóa cho bà bạn này của tôi. Bà Nghiêm ơi. Sớm muộn gì thì cháu Gia Linh cũng sẽ về. Bà hãy nói lại cho cháu nghe tất cả những gì đã xảy ra mà bà đã chứng kiến hôm nay, bà nhá.

Người hàng xóm gật đầu, trên khóe mắt người bạn già hình như cũng có những giọt nước mắt đang tứa ra. Bà Nghiêm đưa tay lên lau nước mắt.

Nàng và Tommy lập tức bị đẩy lên chiếc xe đặc chủng đang đậu sẵn trước cổng biệt thự. Chán nản đến mức không còn muốn nhìn căn biệt thự thân yêu của mình lần cuối, nàng cúi xuống im lặng. Cửa xe đóng lại. Chiếc xe từ từ chuyển bánh, rời khỏi căn biệt thự cổ kính, sang trọng hòa vào dòng người xe đang tấp nập như mắc cửi trên phố.

4

 

Nhận được điện của mẹ, Gia Linh hoảng loạn. Lòng cô rồi bời. Hàng ngàn câu hỏi hiện về trong đầu cô gái trẻ nhưng không có câu trả lời. Không biết điều gì đang xảy ra với mẹ? Tại sao mẹ không nói rõ “bị nạn” là nạn gì? Tại sao mẹ lại “đi đây” và đi đâu? Sao giọng mẹ lại hoảng hốt đến thế? Trần Hoạt là ai? Sao ông ta lại hại mẹ? Mình đã gặp mặt con người ấy bao giờ chưa? Phải về với mẹ thôi! Từ ngày mẹ chia tay bố, bố đi đâu, làm gì cô cũng không biết. Nhà chỉ có hai mẹ con. Giờ mẹ gặp nạn, Gia Linh không có mặt ở bên cạnh, chắc mẹ buồn và chống chếnh lắm. Phải về thôi. Dù sao thì mình cũng đã thi đấu xong rồi.

Cô bạn Minh Huệ tìm cách động viên Gia Linh. Huệ biết Gia Linh là một người cá tính và mạnh mẽ. Nhưng những lời động viên chỉ làm bạn ấm lòng khi biết có người thân bên cạnh, chứ thực ra Gia Linh có đủ khôn ngoan để giải quyết mọi vụ việc. Gia Linh nói với bạn:

- Cậu đi với mình lên báo cáo Trưởng đoàn để mình bay về nước trước nhé. Mình sốt ruột lắm rồi. Mẹ mình vốn là người bản lĩnh lắm. Nhưng lần này, nghe giọng bà thì có việc động trời rồi.

- Liệu có nên không? Bởi vì hai ngày nữa toàn đội tuyển Vovinam của mình bay về nước rồi. Đợi đến khi đó cùng về có được không? Bây giờ về thì vé máy bay giải quyết thế nào? Bọn mình có biết tiếng bản xứ đâu.

Gia Linh gạt phăng:

- Không! Không thể chần chừ thêm được nữa. Mình sẽ báo cáo với Trưởng đoàn, đồng ý hay không, mình cũng nhờ phiên dịch đưa ra sân bay để bay về trước. Cậu thử nghĩ xem, mình có thể ngồi đây được không khi mà mẹ mình đang gặp hoạn nạn, mà cái hoạn nạn ấy chưa biết là quái quỷ gì nữa chứ?

- Thôi được rồi. Mình sẽ đi cùng cậu.

Được trưởng đoàn đồng ý, Gia Linh kêu tắc xin rồi kéo cả Minh Huệ và người phiên dịch cùng ra sân bay. Không còn vé chuyến bay Jacacta  - Hà Nội, Gia Linh phải đi chuyến bay Jacacta – thành phố Hồ Chí Minh. Cô vội vã lấy vé, ra máy bay, quên cả vẫy tay từ biệt Minh Huệ và người phiên dịch.

Từ trên không trung, trong tiếng ù ù đều đều của chiếc Boing 747, nhìn sang những người xung quanh đang nói chuyện vui vẻ, nhiều người phủ tấm mền hàng không ngáy khò khó, tự nhiên Gia Linh đâm ra ghét họ. Sao họ vô tư đến thế, trong khi cô như đang ngồi trên đống lửa. Không biết mẹ cô giờ ra sao. Bà đang ở đâu, làm gì và có ai ở bên cạnh hay không?… Rồi tự nhiên cô lại thấy mình thật vô lý. Gia Linh tự nhủ, phải bình tĩnh mới được. Bình tĩnh mới có thể giải quyết được mọi vấn đề. Cũng như trên sàn đấu, phải hết sức bình tĩnh để nhằm sơ hở mới có thể hạ gục được đối phương. Cô cố gắng xua đi những câu hỏi không có lời giải đáp ra khỏi đầu.

Máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sân Nhất lúc 11 giờ 30 phút trưa. Gia Linh ra khỏi sân bay, tìm đến quầy bán vé chuyến Tân Sân Nhất -  Nội Bài. May thay, chuyến bay lúc 13 giờ 30 vẫn còn vé. Cô mua vé rồi vào nhà chờ. Gia Linh cứ đi tha thẩn trong nhà chờ như một người mất hồn. Chỉ tới khi một người khách nước ngoài đang cắm cúi bước đi chạm vào người, Gia Linh mới bừng tỉnh. Mặc cho người khách nước ngoài xin lỗi, Gia Linh vẫn bước đi. Và cô sực nhớ từ sáng tới giờ chưa có gì bỏ bụng. Gia Linh vào cửa hàng trong nhà chờ mua chiếc bánh ngọt ra ngồi nhâm nhi một mình chờ tới giờ lên máy bay. Hình ảnh người mẹ rất đỗi yêu thương cứ hiện lên trong cô. Có lúc, Gia Linh tự hỏi, không biết giờ này, bố mình đang ở đâu. Kể cũng lạ, từ ngày bố mẹ chia tay, thời gian đầu bố còn đến thăm hai mẹ con, nhưng sau khi mẹ cô xua đuổi, ông đã không còn đến nữa. Ông là người điềm đạm, trí tuệ. Giá lúc này có ông bên cạnh, cô sẽ yên tâm biết nhường nào. Nhất định ông sẽ có cách giải quyết thỏa đáng và Gia Linh sẽ không phải lo sợ như bây giờ. Rồi Gia Linh chợt trách mẹ. Chả hiểu sao mẹ lại lạnh nhạt với bố. Ông có làm gì nên tội đâu, chẳng qua là ông yêu khoa học quá nên có đôi lúc sao nhãng chuyện gia đình. Thực tình thì cô không thể hiểu được chuyện của người lớn, không hiểu được nguyên nhân đã dẫn đến việc bố mẹ ly hôn. Nhưng theo cô, bố cô là một người không đến nỗi nào. Kể cả khi chia tay, căn biệt thự do chính tay ông tạo dựng, ông cũng không mảy may chia chác mà dành tất cả cho hai mẹ con cô…

Tiếng của phát thanh viên hàng không đột ngột vang lên thông báo số hiệu chuyến bay. Hành khách lục tục rời nhà chờ đi ra các cửa dẫn ra sân bay. Gia Linh uống vội cốc nước mát rồi tất bật đi theo đoàn người đó.

Ngồi yên chỗ độ 15 phút, máy bay đã cất cánh. Gia Linh không quan tâm tới những người ngồi bên. Đầu óc cô là rối tung. Gia Linh nhớ lúc mẹ điện cho mình. Bà nói, chính Trần Hoạt đã hại bà. Vậy Trần Hoạt là ai? Vì sao hắn lại hại mẹ? Và hắn đã hại mẹ cô như thế nào? Những câu hỏi ấy lại ập về khiến Gia Linh mệt bã người. Rồi cô thiếp đi bao giờ không biết.

Cô choàng tỉnh khi thấy máy bay rung mạnh và tiếng máy nổ ầm ầm. Gia Linh biết, máy bay đã hạ xuống đường băng.

Vội vã rời sân bay, Gia Linh ra bắt ngay tắc xi về Hà Nội. Dọc đường đi, cô hầu như không nói. Gia Linh chỉ trả lời lấy lệ người lái xe rồi lại đắm chìm vào những suy nghĩ mông lung. Qua cầu Thăng Long, gần vào thành phố, tắc xi tự nhiên dừng lại. Cô sực tỉnh, hỏi người lái:

- Sao lại dừng xe hả anh?

- Tắc đường cô ạ. – người lái xe trả lời.

Gia Linh thở dài. Cô đưa mắt nhìn ra xung quanh, ái ngại. Đường sá đang vào giờ tan tầm, người xe đông như mắc cửi. Tuy vậy, dù có sốt ruột đến mấy, cô cũng phải chờ, không thể làm khác được. Và đến lúc ấy, Gia Linh mới thấy cái bụng mình cồn cào. Ruột gan như lộn hết cả lên. Nhưng cô đành bất lực ngồi trong xe mà không thể xuống hàng quán bên đường mua cái gì đó lót dạ được.

*

Gia Linh về tới gần nhà vào khoảng hơn 18 giờ chiều. Như không thể chịu đói hơn được nữa, khi cái bụng đã réo ầm ầm, cô bảo người lái tắc xi chở cô tới quán phở đầu phố mà hồi trước, khi ở nhà, hai mẹ con cô thường tới đây ăn vào các buổi sáng. Trả tiền, xuống xe, Gia Linh tạt nhanh vào quán. Người bán phở nhận ra cô, vồn vã:

- Lâu lắm rồi mới thấy cô Linh. Hôm rồi, chúng tôi thấy cô nhận huy chương vàng Sea games trên ti vi đấy!?

Gia Linh cười, xác nhận.

Những người xung quanh nghe chủ quán nói vậy, đổ dồn cả mắt về phía người nữ võ sĩ đoạt huy chương vàng Sea game môn Taekwondo, làm Gia Linh mắc cỡ.

Gia Linh bảo chủ quán làm cho mình một bát phở.

Chị chủ quán nhìn cô, cười giả lả:

- Cô ơi. Bây giờ đã hơn sáu giờ tối rồi, làm gì còn phở hả cô. Nếu đói, tôi có thể làm cho cô bát cơm rang vậy nhá!

Gia Linh bỗng nhận ra mình không được bình tĩnh khi vào quán lúc cuối chiều lại đòi ăn phở. Đã định đi ra, nhưng sực nghĩ, đi đâu bây giờ cũng thế thôi, nên cô miễn cưỡng:

- Thế cũng được, chị cho em bát cơm rang vậy.

Trong khi Gia Linh ngồi dựa vào bức tường của quán phở không mấy sạch sẽ thì chị chủ quán đã nhoay nhoáy cho mỡ, hành vào chảo phi lên. Mùi hành mỡ thơm nhức mũi. Rồi chị xúc cơm cho vào chảo. Thịt, cà chua, cũng được chủ quán trút vào đó. Chị nhanh tay đảo như người làm xiếc. Loáng cái, bát cơm rang bốc hơi thơm lựng đã đươc chị đưa đến đặt xuống bàn trước mặt Gia Linh. Cô cảm ơn rồi cúi xuống ăn ngấu nghiến, như thể cô sợ rằng, nếu không ăn nhanh thì các cơ quan khíu giác, vị giác sẽ không còn hứng thú tiếp nhận thức ăn vào bụng nữa.

Hình như chị chủ quán phở không hay biết gì về chuyện mẹ Gia Linh bị bắt nên không hỏi gì cô cả. Gia Linh nghĩ, đó là điều may mắn. Nếu chị ấy biết và hỏi chuyện, không biết cô sẽ trả lời chị chủ quán ra sao. Ăn xong đĩa cơm rang, tự tay rót chén nước trong ấm ra chén, đưa lên miệng làm một hớp, đoạn Gia Linh trả tiền chủ quán rồi ra về. Khi ấy trời đã xẩm tối. Đèn đường đã bật sáng. Nhà cửa, cây cối đều nhuốm màu sáng nhạt. Gia Linh bước ra đường. Dưới phố, người xe nườm nượp, cô cuốc bộ trên vỉa hè hướng về căn biệt thự thân yêu của mình. Hình như sự xuất hiện của cô ở cái thành phố này chẳng ảnh hưởng tới ai. Và hầu như cả con phố này cũng không mấy ai biết cô nên cô có phần yên tâm hơn.

Gia Linh sang đường, tới cổng căn biệt thự quen thuộc và mở vali lấy chùm chìa khóa. Khi đang tra chìa khóa vào ổ, Gia Linh bỗng giật thót mình khi nghe tiếng người hỏi ngay phía sau lưng mình:

- Gia Linh đã về đấy hả cháu?

Cô quay lại và bắt gặp ánh nhìn đầy thương cảm của người đàn bà hàng xóm. Cô khẽ khàng trả lời:

- Vâng ạ. Cháu chào bác Nghiêm. Bác có biết tình hình gì của mẹ cháu không ạ?

- Cứ mở cửa vào nhà đi, rồi bác nói cho mà nghe. – bà Nghiêm nói đủ cho hai người nghe.

Cổng được mở, Gia Linh mời bà Nghiêm cùng vào. Khi hai người đàn bà một già một trẻ đã vào trong sân, Gia Linh quay lại khóa cổng rồi cùng bà Nghiêm đến mở cửa nhà.

Những bóng đèn trong nhà được bật sáng, hai người đàn bà bước vào. Gia Linh nhìn căn nhà quen thuộc vẫn không có gì thay đổi. Chỉ có điều không có mẹ ở đây nên cô cảm thấy nó trống vắng, chống chếnh và hiu quạnh hơn xưa. Mời bà Nghiêm ngồi, cô nói vẻ áy náy:

- Nhà chẳng có giọt nước nào. Bác ngồi chơi, để cháu đi đun chút nước…

Bà Nghiêm đưa tay ngăn lại:

- Không cần đâu cháu.

Giá như mọi khi, Gia Linh đã đi đun nước bằng được, nhưng hôm nay, nghe bà Nghiêm nói vậy, cô trở lại ghế ngồi xuống, vẻ mệt mỏi. Ngước mắt nhìn người hàng xóm, Gia Linh hỏi:

- Mẹ cháu có điện cho cháu, nói là “mẹ gặp nạn, mẹ phải đi đây…”. Vậy bác có biết mẹ cháu gặp nạn như thế nào và đi đâu không ạ?

Bà Nghiêm nhìn cô gái, giọng buồn rầu:

- Cháu bình tĩnh nghe bác nói đây. Hôm đó, Công an đến đây và có mời bác sang làm chứng. Chả biết họ vào nhà từ khi nào mà bắt gặp mẹ cháu cùng với một người đàn ông nước ngoài đang giữ túi ma túy…

- Hả, bác bảo sao ạ? Mẹ cháu tàng trữ ma túy? Sao lại có chuyện tày đình đó được? Sao lại có người đàn ông nước ngoài ở trong nhà cháu? – Gia Linh hốt hoảng, bàng hoàng như không thể tin được cái tin động trời ấy. Cô thảng thốt và liên tục đặt câu hỏi cho bà Nghiêm.

Bà Nghiêm bình tĩnh, thủng thẳng:

- Bác cũng chẳng biết nữa. Khi họ đưa bác vào đây, nói là "để làm chứng" thì thấy mẹ cháu với người đàn ông nước ngoài đang ngồi bên cạnh một chiếc túi xách. Họ kiểm tra thì phát hiện trong túi có năm bánh Heroin. Vậy là họ cho rằng mẹ cháu và người đàn ông kia phạm pháp quả tang. Họ lập biên bản, quản lý ma túy rồi khám xét khắp nhà và bắt hai người ra xe. Họ chở mẹ cháu đi đâu, bác cũng chẳng biết nữa. Bác chỉ biết có thế. Trước khi mẹ cháu lên xe của Công an, mẹ cháu có dặn bác là nói lại cho cháu biết tất cả câu chuyện xảy ra hôm ấy…

- Bác ở đây ngay từ đầu ạ?

- Ừ. Đúng thế cháu ạ.

- Thế lúc mẹ gọi điện cho cháu, bác có mặt ở đây chứ ạ?

- Có. Bác có đứng ngay đây nghe mẹ cháu điện cho cháu.

- Bác có nghe mẹ cháu nhắc tới một người tên là Trần Hoạt đã hại mẹ cháu không ạ?

- Bác có nghe. Nhưng người đó thì bác không biết. À, mà hình như mẹ cháu có đọc số nhà, đường phố và cả quận mà cái người tên là Hoạt đang ở đúng không?

- Vâng ạ. Cháu có ghi đây rồi. Cháu sẽ tìm hiểu xem con người này là ai? Và tại sao ông ta lại hại mẹ cháu?!

Bà Nghiêm rời chiếc ghế đối diện, đi đến ngồi xuống bên cạnh Gia Linh. Bà đặt tay lên bờ vai tròn lẳn của cô gái mới qua tuổi mười tám, nhẹ nhàng:

- Cháu cứ nghỉ ngơi đi cái đã. Chuyện này không thể giải quyết một sớm một chiều được đâu Linh ạ.

- Cháu hiểu điều đó. Cháu cảm ơn bác nhiều.

Bà Nghiêm vỗ vai Gia Linh, đứng lên ra về. Khi bà ra gần tới cửa, Gia Linh mới như sực nhớ, chạy theo. Cô níu tay người hàng xóm lại:

- Bác ơi, thế bác có biết bây giờ mẹ cháu đang ở đâu không ạ?

- Bác chịu. Nhưng cơ mà hôm nghe đọc lệnh bắt mẹ cháu và người đàn ông Tây ấy, bác biết là Công an thành phố làm việc này cháu ạ.

- Vâng. Thế là cháu hiểu rồi. Ngày mai cháu sẽ đến đó hỏi xem sao.

- Vậy cũng được. Bây giờ thì cháu đi tắm rửa rồi nghỉ ngơi đi cho đỡ mệt, nhá. Bác về đây! À mà đã ăn uống gì chưa hay để bác về đem cơm sang cho mà ăn kẻo đói.

- Dạ. Cháu cảm bác bác nhiều. Cháu vừa ăn cơm ngoài quán rồi ạ.

Gia Linh tiễn bà Nghiêm ra cổng, chờ cho bà hàng xóm bước sang  nhà, cô mới quay lại khóa cổng, trở vào nhà.     

*

Mấy tuần sau đó, Gia Linh chạy đôn chạy đáo đến gặp những người quen, hỏi thăm và biết được trụ sở của cơ quan điều tra hình sự của Công an thành phố.

Một buổi sáng, cô bắt tắc xi tới đó. Gia Linh gặp sỹ quan thường trực để hỏi về tình hình của mẹ. Người sỹ quan nhìn cô vẻ thông cảm, rồi thông báo cho cô biết, mẹ cô cùng một người đàn ông nước ngoài tên Tommy có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, bị bắt quả tang ngay tại nơi ở. Hiện cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra làm rõ để mở rộng vụ án.

Gia Linh nghĩ - Những thông tin này không có gì mới so với thông tin mà bà Nghiêm, người hàng xóm đã cho cô biết hôm cô mới từ Jacacta trở về. Vất vả lắm cô mới trình bày rõ hoàn cảnh, điều kiện công tác của mình và tha thiết đề nghị được vào trại tạm giam thăm mẹ, nhưng bị khước từ. Người sỹ quan thường trực cho biết, theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra, bị can không được phép tiếp xúc với bất cứ ai từ bên ngoài. Nghe hai tiếng "bị can", cô thấy se sắt và chua xót làm sao. Mới đây thôi, mẹ còn là một công dân bình thường với đầy đủ quyền và nghĩa vụ, giờ đã là "bị can" của vụ án. Cô thất vọng, chào người sỹ quan cảnh sát, rời nhanh khỏi đó, trở về nhà.

Hơn một tuần sau, khi Gia Linh đang ngồi uống cafe một mình ở một quán ven đô thì chuông điện thoại reo. Cô mở máy. Đầu giây bên kia là giọng của Thu Trang, người bạn học thời phổ thông, giờ đang là sinh viên Trường Đại học Luật. Trang thông báo đã nhờ một người quen, xin được số điện thoại và số nhà riêng của một sếp to làm ở cơ quan pháp luật Tối cao. Sếp này quyền hành rất lớn, có thể can thiệp vào vụ án của mẹ Gia Linh. Trang bảo Gia Linh về nhà gấp để hai đứa cùng bàn công việc. Gia Linh bỗng thấy lòng mình háo hức. Cô nghĩ – biết đâu, đây lại là chìa khóa của mọi vấn đề. Nếu giải quyết được, mẹ cô sẽ được ra trại, được trở về sống với cô trong căn biệt thự quen thuộc mà cô đã sinh ra và lớn lên từ đây. Cô sẽ vẫn còn có chỗ dựa vững chắc kể cả tinh thần và vật chất để tiếp tục sự nghiệp thể thao đỉnh cao. Cô trả tiền rồi rời quán cafe, lên chiếc SH của mình trở về nhà.

 

*

Nhờ người tìm hiểu, mai mối mãi, buổi chiều thứ bảy, Gia Linh cùng  Thu Trang mới tới được căn nhà bề thế, có khuôn viên rộng, phía trước là một con đường rất đẹp trong thành phố. Đó là nhà Lê Khuất, thứ trưởng thường trực của cơ quan pháp luật Tối cao. Những người dân nơi đây thường gọi tắt là "sếp Khuất" hoặc "Khuất đại nhân", một người rất uy, theo như Thu Trang đã tìm hiểu. Nghe tiếng chuông, một người đàn bà tầm thước, tuổi độ bốn mươi đi ra cổng, nhìn hai cô gái, bà ta hỏi:

- Các cô hỏi ai ?

Trang nhanh nhảu :

- Thưa, chúng cháu muốn gặp thứ trưởng Lê Khuất ạ.

- Thế các cô có hẹn trước không ? – người giúp việc vẻ ái ngại.

- Dạ, người nhà cháu bên Công an đã hẹn với bác ấy rồi ạ.

- Thế thì... – người giúp việc chần chừ – để tôi vào bẩm báo xem ông ấy có tiếp không cái đã, nhá! - Nói rồi, bà ta quay người đi vào nhà rất nhanh. Lát sau bà quay ra, nét mặt không thay đổi :

- Các cô vào đi, ông ấy đang đợi đấy!

Cổng mở, Thu Trang cùng Gia Linh vào theo. Vừa bước tới sân, trống ngực Gia Linh đã đập thình thịch. Thú thật, cô đã đối mặt với biết bao đối thủ trên võ đài ở nhiều sàn đấu và lần nào cô cũng hồi hộp, nhưng không lần nào hồi hộp, lo sợ như khi bước vào đây. Gia Linh ngần ngại đôi chút và dừng bước trước sân. Trang phải quay lại giục:

- Đi thôi mày!

Hai cô gái ngây thơ, mơn mởn bước vào một phòng khách với đầy đủ tiện nghi. Cả hai đều choáng ngợp bởi những trang bị hiện đại và đắt tiền bậc nhất mà từ trước nay họ mới gặp. Một người đàn ông gần sáu mươi tuổi, khuôn mặt to bự, tròn vạnh như một cái đĩa lớn đậu trên một thân thể thấp lùn và nặng nề, ục ịch như con gấu, đang ngồi trên chiếc sopha ở trong phòng. Hai cô gái dè dặt:

- Chúng cháu chào chú ạ!

- Chào các em! Các em vào đi! – Thứ trưởng Lê Khuất lên tiếng.

Trang và Gia Linh mạnh dạn bước vào, ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Chủ nhà cầm chiếc ấm đang trên bàn để rót nước vào mấy chiếc ly, nhưng ấm đã hết nước. Lê Khuất đứng dậy, đi đến chỗ để mấy chiếc máy nóng lạnh để gần đó, lấy nước vào tách. Khi ông ta đi lại, cả Gia Linh và Thu Trang đều nhìn rõ dáng hình đồ sộ, ục ịch của ông. Gia Linh nghĩ - ngũ đoản, tướng của những kẻ gian hùng và xảo trá. Cô biết được điều này bởi khi bước vào nghiệp võ, khi lên lớp võ sư  đã nói cho các võ sinh biết về tướng  mạo, dáng vẻ của từng đối tượng có liên quan tới tính cách và ảnh hưởng không nhỏ đến những ngón đòn trên sàn đấu của họ… đang miên man suy nghĩ, Gia Linh bỗng nghe tiếng Lê Khuất:

- Hai em uống nước đi!

Gia Linh ngửng lên và bắt gặp ánh mắt rất dê dẩm đang nhìn xoáy vào ngực mình. Cô bỗng đỏ mặt nhưng vẫn phải nở một nụ cười xã giao:

- Vâng ạ.

- Nào, vừa uống nước ta vừa trao đổi xem tôi có thể giúp được gì các em không!

Hai cô gái nhìn nhau. Và chẳng ai bảo ai, họ cùng bưng chén nước đưa lên miệng làm một hớp nhỏ, như thể họ muốn lấy lại bình tĩnh trước con người đầy quyền uy trong cơ quan pháp luật với tướng mạo kỳ dị đang ngồi trước mặt mình. Im lặng một lát, Thu Trang lên tiếng:

- Thưa chú. Anh Nguyễn Cường, anh họ cháu bên Sở công an…

- Mình biết rồi. – Lê Khuất xua tay - Cậu Cường có điện báo cho mình, nói là sẽ có hai em đến gặp. Giờ ta vào việc luôn đi!

- Dạ – Thu Trang đưa tay đập sang vai Gia Linh, mắt nhìn Lê Khuất, thành thật:

- Thưa chú, đây là Gia Linh, bạn cháu. Bạn ấy có một chuyện liên quan tới pháp luật muốn nhờ chú giúp đỡ ạ.

- Gia Linh à? Em nói đi!

Được khích lệ, Gia Linh mạnh dạn trình bày hết câu chuyện mẹ cô bị oan khuất và đang bị tạm giam để nhờ ông giúp đỡ.

Chờ Gia Linh trình bày xong, sếp Khuất nở một nụ cười rất tươi, nhưng ngay sau đó, nụ cười phụt tắt khiến khuôn mặt ông trở nên nghiêm nghị đáng sợ. Ông nhìn Gia Linh, bảo:

- Ma túy à? Nguy hiểm đấy. Tử hình là cái chắc!

- Dạ... tử hình ạ ? – Gia Linh hốt hoảng, người cô run lên.

- Em có biết mẹ em cùng người nước ngoài kia tàng trữ mấy bánh Heroin không ?

- Dạ, cháu nghe bác hàng xóm nói là năm bánh ạ.- Gia Linh vẫn sợ sệt.

Sếp Khuất đưa chén nước lên miệng húp đánh soạt, đoạn ông đặt mạnh chén nước lên bàn, nhìn hai cô gái:

- Năm bánh là cực kỳ nghiêm trọng. Sáu trăm gram là tử hình rồi... mà đây là năm bánh, mỗi bánh ba trăm sáu mươi gam. Vị chi là gần hai nghìn gram. Tử hình, tử hình là không tránh khỏi.

Gia Linh khẩn khoản :

- Dạ... chú ơi, chú cố cứu mẹ cháu với… mẹ cháu bị oan... gia đình cháu sẽ…?

Sếp Khuất lại nở một nụ cười rất tươi rồi dừng đánh phựt, nhìn Gia Linh với con mắt hau háu, thèm khát:

- Ở đời, cái gì cũng có cách giải quyết em ạ. Nhưng mà tốn kém lắm đấy. Mà vụ này thuộc thẩm quyền của các cơ quan tố tụng thành phố chứ chưa tới cấp trung ương.

- Dạ, tốn bao nhiêu, tốn như thế nào, chú cứ cho biết để bạn cháu về còn lo ạ. Với lại anh Cường cháu bảo, chỉ cần một cú điện thoại của chú là dưới thành phố phải chấp hành ngay ạ – Thu Trang năn nỉ.

- Thôi được rồi. Hôm nay thì chưa thể nói được điều gì cả. Các em cứ về đi. Gia Linh cho anh xin số điện thoại, có gì anh trao đổi cụ thể sau, nhá!

- Dạ, vâng ạ. -  Nói rồi, Gia Linh đọc số điện thoại cho sếp Khuất lưu vào máy. Xong xuôi, người đàn ông với thân hình ục ịch như con gấu xoay người rót nước vào hai cái ly trước mặt, đặt xuống bàn mời hai cô gái:

- Hai em uống nước đi. Các em cứ yên tâm. Vụ này, nếu có đủ điều kiện mà anh không giải quyết được thì chẳng ai trên đất nước này giải quyết được đâu.

Hai cô gái nghe Lê Khuất nói thế, mắt sáng lên. Họ cảm ơn rồi đứng dậy xin phép  ra về. Sếp Khuất nặng nề xoay thân hình đậm đạp, cười giả lả tiễn hai cô gái ra cửa. Và rất tự nhiên, ông ta đặt tay lên vai Gia Linh, nhìn cô với ánh mắt trìu mến:

- Em cứ yên tâm. Có gì anh sẽ phôn cho em sau. Các em về nhá!

Nói đoạn, sếp Khuất quay vào nhà. Ông bảo người giúp việc theo ra khóa ngay cổng lại.

*

Vào một ngày đẹp trời, khi đang ăn sáng, Gia Linh nhận được điện thoại của sếp Khuất. Cô vừa mừng vừa lo. Mừng vì sếp Khuất thông báo cho cô biết, ông ta đã phôn cho cấp dưới “gọt, dũa” để mẹ cô không phải chịu mức án tử hình. Còn lo vì, số tiền sếp yêu cầu quá lớn. Nhưng thôi, còn mẹ là còn tất cả, dù có phải dốc vét hết số tiền hai mẹ con đã giành dụm bấy lâu nay cho phi vụ này, cô cũng phải làm bằng được.

Nửa tháng trời, Gia Linh đem tiền đổi và bán vàng đi để có đủ 100 ngàn đô la Mỹ. Cô đã định gọi Thu Trang cùng mình đi tới nhà sếp Khuất, nhưng sau lại thôi. Gia Linh nhớ như in lời sếp dặn đi dặn lại rằng, “Em nên đi một mình. Có người thứ ba xen vào chuyện này phức tạp lắm. Việc nhạy cảm mà, em hiểu chứ?!”.

Bảy giờ tối, một mình Gia Linh phóng xe máy đến ngôi nhà xa lạ, bí hiểm mà cô đã bước chân vào đây một lần. Gặp người đàn bà giúp việc ở cổng, Gia Linh cất tiếng chào. Nhìn thấy Gia Linh, người đàn bà đon đả mở cổng rồi giục:

- Cháu vào đi. Ông ấy đang chờ cháu đấy!

- Cháu cảm ơn cô ạ.

Gia Linh dắt xe dựng vào trong sân rồi hít một hơi thật căng lồng ngực để xua đi những hồi hộp, lo sợ đang thường trực trong người. Đoạn cô bước vào phòng khách. Sếp Khuất đang ngồi ở đó. Ông ta đứng dậy, nở một nụ cười thật tươi và đưa tay nắm bàn tay trắng ngần của Gia Linh như thể gặp một người bạn thân lâu ngày gặp lại. Chỉ chiếc ghế cho cô gái ngồi, Lê Khuất ục ịch di chuyển thân hình đồ sộ tới chiếc tủ rượu ở gần đó, lôi ra một chai XO dẹt và hai chiếc ly rồi trở lại bàn. Ông rót rượu ra ly, đưa cho Gia Linh một, ông cầm một, tươi cười:

- Em uống chút đi cho ấm. Rượu nhẹ mà.

Cô gái khúm núm:

- Dạ, cháu cảm ơn. Cháu không biết uống rượu đâu ạ.

Nghe Gia Linh nói thế, sếp Khuất nhìn cô, cười rồi đặt ly rượu xuống bàn:

- Có ba điều anh phải nhắc em và em cần phải nhớ. Một là, từ nay em không được gọi anh bằng chú xưng cháu, mà phải gọi bằng anh, xưng em! Hai là, người đẹp như em phải biết uống chút rượu mỗi khi tiếp khách. Em có hiểu bây giờ người ta giải quyết mọi công việc trên bàn rượu không? Ba là, khi giải quyết những công việc lớn và khó khăn, em phải biết nghe lời sếp. Sếp bảo sao, em phải làm vậy. Sếp bảo em đứng, em phải đứng; sếp bảo ngồi, em phải ngồi và sếp bảo nằm, thì em phải nằm... Có thế công việc mới trôi chảy, mới thắng lợi được, hiểu chưa?! –  sếp Khuất nói trôi chảy, con mắt đa tình, dê dẩm chằm chằm nhìn vào khuôn ngực tròn căng của cô gái ở tuổi trưởng thành. Gia Linh ngượng chín mặt. Cô không để ý tới những câu nói có tính "chỉ đạo" của sếp mà chỉ nghĩ rằng, sếp đang đùa. Cô nhẹ nhàng đặt ly rượu xuống bàn và đưa chiếc xắc đang khoác trên vai về phía trước. Đoạn, Gia Linh mở khóa túi xách, lấy ra một tập đô la, lễ phép đặt lên bàn:

- Dạ vâng ạ. Cháu sẽ cố gắng... Đây là số tiền chú dặn, đủ 100 ngàn đô đấy ạ. Cháu gửi chú, trăm sự cháu nhờ chú giúp. Thôi thì... cháu còn nhỏ dại, chẳng biết nói năng, cháu mong chú thương cháu mà cứu mẹ cháu ra. Cháu không bao giờ quên ơn chú…

Sếp Khuất hềnh hệch cười và nụ cười lập tức tắt ngấm như mọi khi:

- Thứ nhất, không được xưng cháu mà phải xưng em, nhớ chưa? Thứ hai, em không nhỏ, trông to khỏe, nở nang và cân đối và hút hồn thế này cơ mà. Thứ ba, nếu không thương thì anh đã không bảo em đến đây và nhận lời giúp giải quyết việc của mẹ em. Đấy, hôm nay đi một mình như thế này, anh em mình nói chuyện có  phải thoải mái, dễ chịu hơn không?   

- Dạ… cháu…

- Lại cháu rồi.

- Dạ… em cảm ơn ạ. Chú … à quên… anh kiểm lại tiền giúp em ạ.

- Không cần đâu, mình tin nhau mà. Không có niềm tin thì không thể làm được bất cứ việc gì. Để anh cất tiền rồi ta bàn tiếp nhá. – nói đoạn, Lê Khuất cầm tập đô la đi vào phía trong. Lát sau ông quay ra. Không ngồi vào chiếc ghế đối diện với Gia Linh nữa mà ông đến ngồi kế bên cô gái. Rất tự nhiên, ông ta bắt chân chữ ngũ, đặt tay lên vai cô, thì thầm:

- Gia Linh à. Em đẹp lắm. Anh sẽ giúp em nhưng… - vừa nói sếp Khuất vừa đưa tay kéo đầu cô gái ngả về phía vai mình và đưa đôi môi to như hai quả chuối mắn vào đôi môi mọng đỏ của Gia Linh. Cô gái hốt hoảng đưa hai tay đẩy vào mặt, vào tấm ngực to bè của ông ta, né nhanh người và ngồi xích ra xa.

Bị mất thời cơ, Lê Khuất bực lắm. Nhưng hình như ý thức được rằng, nếu làm tới, sẽ khiến cô gái sợ sệt nên ông ta cười tít mắt như không có gì xảy ra và đứng dậy đi sang ngồi vào ghế của mình.

Gia Linh bắt đầu thấy sợ con người này. Nhưng việc của mẹ hệ trọng hơn bất cứ việc gì lúc này. Chuyện ông ta sàm sỡ với mình một chút thì … cho qua. – nghĩ vậy, Gia Linh nhìn sếp Khuất với ánh mắt van lơn, cầu khẩn:

- Thôi, bây giờ cháu… à quên, em xin phép em về. Trăm sự em nhờ ở nơi anh.

Sếp Khuất nhìn cô gái như một con hổ đói tiếc nuối con mồi quá ngon đang hiển hiện trước mặt và đành miễn cưỡng đứng dậy tiễn Gia Linh ra sân. Và trong khi cô gái đang dắt xe ra cổng, ông ta bước rướn lên, nhỏ nhẹ:

- Em về đi. Lúc khác chúng ta gặp nhau nhé. Rồi em sẽ quen thôi. Còn chuyện của mẹ em, cứ yên tâm, để anh lo.

Gia Linh không dám ngước nhìn, và tự nhiên cô thấy rùng mình, sợ sệt kẻ quái nhân này. Cô “vâng” một tiếng rất khẽ rồi xin phép lên xe, nổ máy phóng nhanh ra phố.

Thành phố đã lên đèn, người xe vẫn nượm nượp và ồn ĩ như nó vốn có. Lòng cô trĩu nặng. Không biết chuyện của mẹ sẽ đi đến đâu. Liệu con người có địa vị xã hội và đầy quyền uy kia với số tiền cô đã trao, có giúp cô xoay chuyển được tình hình?

                          *      

Gia Linh có mặt tại trung tâm thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh dự lễ báo công của đoàn thể thao thành phố trong thành phần đoàn thể thao Việt Nam vừa chiến thắng từ đấu trường Sea games trở về. Buổi lễ diễn ra thật trang trọng và đầy màu sắc. Nhưng tâm trạng cô không vui. Ngồi trên lô ghế đầu tiên, cô gái thả hồn về những kỷ niệm với gia đình, với bố mẹ một thời hạnh phúc. Không biết giờ này bố cô, ông bố giáo sư tiến sỹ Nguyễn Hiếu đang ở đâu. Gia Linh tự oán trách mình. Cô tự cho mình là kẻ vô tâm. Kể từ khi bố mẹ chia tay, cô ở với mẹ và chưa khi nào cô tìm hiểu về cuộc sống của bố. Gia Linh chỉ nghe mẹ nói về người cha của mình không ra gì. Cũng có lúc cô tự hỏi “Cha không ra gì, sao khi hai người chia tay, cha không đòi chia tài sản do chính tay ông gây dựng?”, nhưng rồi lại nghĩ, nếu ông là người có trách nhiệm thì thi thoảng ông phải qua lại thăm nom người con gái như cô chứ, đằng này…

Khi người MC giới thiệu những gương mặt tiêu biểu của thể thao thành phố đã đạt thành tích xuất sắc tại Sea games và cái tên Gia Linh được xướng lên, cô mới sực tỉnh. Có ai đó đẩy vào vai cô. Theo phản xạ, Gia Linh cùng đồng đội bước lên sân khấu trong ánh đèn màu lung linh, giữa nền nhạc rạo rực và những tràng pháo tay rền vang như sấm. Đứng trong hàng ngũ những người giành huy chương vàng, còn có cả Quốc Tuấn, người yêu của cô. Rồi lãnh đạo thành phố lên bắt tay, tặng hoa và tặng số tiền thưởng tượng trưng, Gia Linh lóng ngóng như người mất hồn. Cô nhìn sang những người xung quanh và thấy họ cười rất tươi. Cô cũng nở một nụ cười nhạt thếch, vô hồn. Gia Linh nhìn xuống cử tọa ngồi phía dưới, cố tìm ra khuôn mặt quen thuộc của mẹ, nhưng không thấy. Và khi ấy, Gia Linh mới giật mình ý thức được rằng, giờ cô và mẹ đã có hai cuộc sống, hai thế giới khác nhau. Việc gặp lại mẹ là một việc cực kỳ khó khăn và hình như là viễn tưởng…

Đêm ấy, trong khuôn viên của trung tâm huấn luyện thể thao, Gia Linh cùng Quốc Tuấn ngồi trên chiếc ghế đá nói chuyện tới tận khuya. Thực ra thì từ hôm người yêu từ Hà Nội trở vào, Quốc Tuấn đã được cô thông báo về "sự kiện" của mẹ cô, nhưng vì bận công việc nên anh chưa có ý kiến gì giúp Gia Linh giải quyết. Trong ánh điện nhạt nhòa, Quốc Tuấn thấy người yêu có vẻ hốc hác, già đi trông thấy. Anh thương Gia Linh quá chừng. Đặt bàn tay lên đôi vai tròn quen thuộc, Quốc Tuấn dè dặt:

- Này em. Liệu cái ông thứ trưởng Lê Khuất kia có giúp được gì không?

- Em cũng không biết nữa – Gia Linh buồn rầu – người ta nói, có bệnh thì vài tứ phương nên em ôm tiền đến nhờ ông ta thôi. Ông ta nói rằng, ngoài ông ta ra, không ai có thể giải quyết được vụ này đâu. Đành chờ vậy thôi, anh ạ.

- Rất tiếc là trong lĩnh vực này, anh chẳng quen ai làm trong ngành pháp luật cả. Có lẽ đành phải chờ vậy em ạ.

- Vâng. Anh ơi. – Gia Linh dựa đầu vào vai Quốc Tuấn, ngước mắt lên nhìn người yêu, xa xôi.

- Gì thế em?

- Nếu như sau này… em không còn là chính em nữa thì anh có còn yêu em nữa không?

- Em nói gì, anh không hiểu.

Gia Linh ngồi thẳng dậy, đẩy Quốc Tuấn ra và nhìn sâu vào mắt người yêu:

- Ví như em… mà thôi, em chả nói nữa.

Như đọc được những suy nghĩ không bình thường của người yêu, Quốc Tuấn cầm tay Gia Linh, nói với một giọng rất nghiêm túc:

- Em nên nhớ, bên cạnh em còn có anh, còn có mọi người. Mọi việc làm, chúng ta phải bàn bạc thấu đáo, đừng manh động nghe không?

Gia Linh bỗng thở dài, nhìn lên vầng trăng đầu tháng nhạt nhòa đang treo lơ lửng trên vách trời tây. Đoạn, cô nói như nói với chính mình:

- Em không hiểu mẹ em kiếm đâu ra cái ông Tommy kia nữa? Mà sao lại dính vào cái chất chết người ấy cơ chứ?

Quốc Tuấn vỗ về:

- Trên đời, mọi thứ đều có thể xảy ra em ạ. Anh có nhận định thế này…

- Anh nói đi!

- Một là, mẹ em và cái ông Tommy nào đó có mối quan hệ buôn bán cái chất chết người kinh khủng kia mà chúng mình không biết. Hai là… có thể, em đừng giận nhé, hai ông bà ấy có quan hệ tình ái với nhau và bị người thứ ba ghen tuông rồi vu oan…Ví như lão… gì đấy, đúng không?

Nghe tới đây, Gia Linh giật mình, mắt sáng lên. Đang dựa vào vai người yêu, cô ngồi bật dậy:

- Thì đúng rồi. Anh thật giỏi. Người thứ ba ấy chính là lão Trần Hoạt nào đó. Trước khi bị bắt và bị đưa vào trại giam, mẹ có điện cho em và bảo “Có thể là Trần Hoạt đã hại mẹ…”. Mẹ còn đọc cả số nhà, số phố mà Hoạt đang tá túc cho em ghi...

Im lặng một lát, Gia Linh cầm tay người yêu lắc mạnh:

- Bây giờ, anh bảo em phải làm gì để cứu mẹ, hả anh?

- Cứu ư? Em đã chả đem tiền đến cho ông thứ trưởng Lê Khuất kia rồi còn gì.

- Nhưng… em không tin tưởng lắm. Em phải làm cái gì đó giúp mẹ chứ không thể ngồi chờ đợi được. Em sẽ trực tiếp đến gặp Trần Hoạt để xem thực hư câu chuyện ra sao.

- Không được. Em đến gặp hắn, chẳng có ích gì đâu. Không một kẻ nào lại tự nhận mình đã ra tay hại người khác đâu. Không cẩn thận, em còn tự chuốc họa vào thân đấy. Theo anh, tất cả phải chờ pháp luật thôi.

Tự nhiên Gia Linh thở dài. Rồi cô giục người yêu về nghỉ, mặc dù trời đêm đang lung linh ánh điện cùng với ánh trăng lồng bóng cây và những làn gió mơn man… trong khuôn viên của trung tâm thể dục thể thao rất thơ mộng, nơi cô từng gắn bó.

(Còn nữa)