Câu “Mắng” trong tiếng Việt rất đa dạng. Thông thường, có dạng sắp đặt theo: Đồ + Danh từ / Cụm từ.
Ví dụ:
a/ Đồ + tên loài vật (mơ hồ, tưởng tượng..):
- Đồ ông Mãnh/ Đồ ông Nỡm (Nỡm ạ)/ Đồ Quỷ sứ …
b/ Đồ +tên con vật cụ thể:
- Đồ Chó/ Đồ con Lợn/ Đồ con Bò/ Đồ Sâu bọ…
c/ Đồ + tính cách:
- Đồ Lưu manh/ Đồ Gian dối/ Đồ Khốn nạn…
d/ Đồ + tên Bệnh tật:
- Đồ Thổ tả/ Đồ “Hủi”/ Đồ “Mù”/ Đồ Ôn dịch…
e/ Đồ + cụm từ:
- Đồ Ăn cháo đá bát /Đồ Mắt trắng như vôi/ Đồ Đui què mẻ sứt…
Nếu tạm xếp theo a, b, c… trên đây thì câu ở dạng “a” là câu “Mắng” hiền lành dễ chịu, thân thiết ngọt lành không ác ý. Mắng mà như thết bạn cơm gà cá gỏi. Câu mắng này xẩy ra khi môt ai đó vô tình bị “phát hiện bí mật”…, để rồi ngay sau đó đỏ mặt, cười hể hả đấm lưng nhau thùm thụp mà thốt lên câu Mắng: Đồ ông Mãnh! Đồ Nỡm!
Câu “Mắng” mà không phái là Mắng, mà là “Thôi cậu, tớ hàng rồi… Giữ kín đấy”
Các câu còn lại b,c…: Đồ Chó đẻ / Đồ Lợn/ Đồ Thổ tả… là những câu “Mắng” đao to búa lớn, sát khí đằng đằng, nộ khí xung thiên (Mày có biết Tao là ai không?), sắp xẩy ra chiến tranh, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay… đổ bã Trầu… (Không nên sử dụng).
***
Ngôn ngữ Việt ta tinh tế lắm. Ngay cả khi nóng giận, vẫn có đủ từ mềm mại dễ nghe để mà “Mắng”. Hãy yêu hơn nữa và bảo vệ tiếng Việt, tiếng cuả Mẹ ta!
Manh Pham Tôi còn thấy ở vùng tôi, có những câu mắng yêu rất lạ! Như mẹ mắng con : Cha tiên nhân bố anh! Bố nhà cô! Bà mắng cháu : Cha thằng bố con mẹ chúng mày nữa! V.v Thú vị anh nhỉ? Vinh Hùng Bill Mắng đồ chó thì có vẻ nặng nhưng người lớn mắng trẻ con là đồ khỉ nghe cũng... dễ thương |
Hà Nội, 19/1/2022
Theo Chuyện Làng quê