CCB Đỗ Thanh Lam người chép sử cho làng, đến nhà nghiên cứu văn hóa và kỷ lục gia sách lịch thế giới

CCB, nhà nghiên cứu Đỗ Thành Lam tên thật là Đỗ Ngọc Giới, sinh năm 1934, tại Thanh Hoá, trong một gia đình ông có truyền thống Nho học. Ông từng là một cựu chiến binh trong Khánh chiến chống Pháp. Sau khi trở về từ chiến trường, Đỗ Thành Lam được giao việc chắp bút viết sử cho làng Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa)...

Trong quá trình thực hiện công việc viết sử cho làng xã, CCB Đỗ Thành Lam đã dùng cuốn lịch âm dương 2000 năm để tra cứu, quy đổi các niên đạo liên quan đến những sự kiện của Làng. Và ông cho rằng cuốn lịch có nhiều chi tiết sai, dẫn đến các mốc thời gian, tiết khí bị sai. Và từ đó người lính già đã dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết để “đi tìm sự thật về thời gian lịch”.

chdvh3a-1649479347.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Năm 1999, Đỗ Thành Lam viết xong bản thảo cuốn sách Lịch âm dương 3240 năm – Can chi Thiên niên vĩnh cửu. Đến năm 2000, cuốn sách được Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn Hóa) cấp giấy chứng nhận quyền tác giả. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức tọa đàm vào ngày 4/9/2003; Thành lập hội đồng khoa học công nghệ cấp Nhà nước thẩm định lịch 3240 năm (ngày 27/7/2004). Sách lịch 3240 năm đã được NXB Tri Thức ấn hành, ngày 17/5/2011 in xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2011. Ngày 19/7/2019, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận và cấp bằng kỷ lục Việt Nam với công trình: Sách lịch thế giới 3240 năm có nhiều trang nhất thế giới.

chdvh4-1649479627.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thành Lam, cuốn Sách lịch thế giới 3240 sẽ chứng minh được cách tính lịch hiện này hiện nay chưa chuẩn xác và có đến 7 điểm sai cơ bản. Ví dụ, lịch hiện hành hiện nay là lịch Gregorius, theo quy luật thì trong 1000 năm với những năm có 2 số cuối cùng (chẵn) chia hết cho 4 thì sẽ có tháng 2 nhuận. Vậy nhưng điều kiện này lại không áp dụng cho những năm có 2 số cuối cùng là 00 (dù chia hết cho 4 nhưng cũng không có tháng 2 nhuận 29 ngày). Do đó, Sách lịch 3240 năm sẽ xây dựng lịch của 3240 năm trên một tổng thể theo chu trình tự nhiên, bắt đầu từ năm 00.00 và kéo dài đến cuối chu kỳ là năm 3.240 năm.

Tác giả Đỗ Thành Lam cho biết: Lịch 3240 năm chuẩn xác và hoàn thiện trọn vẹn, thế giới sẽ đi vào sử dụng, thay cho lịch hiện hành chưa hoàn thiện. Sở dĩ, ông tìm được và chỉ ra những điểm sai đó ở lịch hiện hành và viết sách lịch 3240 năm, là dựa vào chu kỳ mặt trăng mà Âm lịch vẫn gọi là Can Chi, lồng ghép giữa tháng mặt trăng với năm mặt trời. Hơn nữa, khoa học chứng minh rằng Trái đất chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ tương ứng với 15 độ kinh tuyến, chu vi trái đất tương ứng với đường tròn 360 độ. Thế nên sai lầm lớn nhất và cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến lịch hiện hành không chính xác là do lịch không có năm 0000. Đó cũng là lý do khi kết thúc năm có 3 số 999 ở cuối (1999) sang năm ba số 000 (2000), loài người không biết sự kết thúc của thế kỷ 20 vào thời khắc nào cho đúng. Trên thực tế, chúng ta có múi giờ 0 nhưng lại không có năm 0000 – đây là điều phi lý...

Theo đề cử của tôi, tháng 7/2019, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục cho nhà nghiên cứu Đỗ Thành Lam với công trình "Lịch thế giới - Chu trình tự nhiên 3240 năm" có nhiều trang nhất Việt Nam. Cuối năm 2021, công trình này được tái bản và bổ sung. Bản in mới nặng gần 10 kg. Thật cảm động, vì ông vẫn nhớ tới người đề cử kỷ lục cho mình. Ngay trong ngày đầu năm mới 2022 ông đã trân trọng ghi tặng tôi một bản in mới nhất của công trình "Lịch thế giới - Chu trình tự nhiên 3240 năm". Nhưng phải đợi tới đầu tháng 4, khi dịch bệnh Covid-19 vãn đi, dù tuổi đã cao, ông vẫn trực tiếp mang cuốn sách đến tận nhà tôi đã trao tặng, nhưng rất tiếc hôm đó do không hẹn trước, nên tôi đi công tác vắng.

Thay lời tri ân CCB, nhà nghiên cứu Đỗ Thành Lam, tôi xin đưa một clip ngắn và mấy dòng thông tin này, giới thiệu công trình của ông với bạn đọc gần xa.

Hà Nội, 9/4/2022

Đ.V.H

Theo Trái tim người lính