Chiếc chìa khoá của ông Công ông Táo

Tục truyền chân giò như một cái chìa khoá mà ông Công cất và giữ của cải cho gia chủ. Chân giò phải là chân dỏ phải và chân trước.
chan-gio-1643100033.jpg
 

  Ngày hôm nay 23/12 âm lịch. Ai có biết món gì cúng ông Công ông Táo đắt nhất không? 

 Tiễn ông Công ông Táo về trời còn có món chân giò lợn cũng không kém phần quan trọng.

 Tục truyền chân giò như một cái chìa khoá mà ông Công cất và giữ của cải cho gia chủ. Chân giò phải là chân dỏ phải và chân trước.

 Các nhà đơn giản chỉ cần lễ vật: bánh chưng, lát giò và cá sống. Cúng xong hoá vàng hương thì ra sông thả cá rồi về thụ hưởng lộc.

 Nhà tôi bao năm nay, năm nào cũng có cái chân giò. Rằm tháng giêng mua một cái, không cần cái to đâu. Chọn cái vừa và đẹp, luộc chỉ chín đến (giở sống giỏ chín) cùng đĩa xôi thắp hương. Riêng rằm tháng giêng đĩa chân giò phải cho quay móng vào chầu bát hương. Còn ngày 23 này cho móng chân giò quay ra. Người ta bảo chân giò như là cái chìa khoá giữ của cải, giữ nhà cho chủ quanh năm.

 Nhưng ngày này, chân giò thường đắt và phải đặt trước người bán mới dành cho.

 Tục lệ tết cổ truyền cũng phiền phức, nhưng vui. Nhà ai có gì sắm nấy. Cúng xong thụ lộc luôn. Nhưng nhà tôi năm nào cũng có cái chân giò tiễn ông Công ông Táo về trời.

 

Chuyện làng quê