Chiếc phong bì

Bây giờ, người ta dùng cụm từ "văn hoá phong bì" nhiều lắm, tôi không bàn sâu thêm, cũng không dám lên tiếng nói điều tốt xấu.
chiec-phong-bi-1630655995.jpg
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Tản mản ngày giản cách thứ 13.

Lần ấy, có việc sang tiệm tạp hóa hàng xóm mua mấy chiếc phong bì, bà chủ tiệm vừa là người bán hàng trạc tuổi trung niên nhìn tôi và hỏi anh mua bao nhiêu lốc: Tôi chỉ mua dăm ba cái thôi.....Xin lỗi anh chúng em không bán lẻ đâu ạ bán nguyên lốc: Lốc phong bì nằm ngay ngắn trước mặt, thế là đành bấm bụng mua nguyên lốc 25 cái để dành dùng lần, bà chủ tiệm xởi lởi trả lời như muốn khoe thời buổi này bán phong thư sướng lắm anh ạ, không cần bán kèm con tem thư gỉ cả, bán chạy nhất là các ngày lễ tết, mình nói thêm vài câu như thọt lét bà chủ; thời buổi này có internet, rồi thư điện tử , tin nhắn đầy ra đấy... mà sao gửi thư nhiều đến vậy. Chúng em bán phong bì rất chạy họ không mua ít như anh đâu? Thế họ dùng vào việc gì? Mà mua lắm thế. Mua để đựng quà, bác không biết đấy thôi.... mọi thứ đều nằm trong phong bì cả đấy:

“Kính thưa, kính gửi, kính mời

Trong ba kính ấy anh xơi kính nào?”

Nếu ai đặt câu hỏi đó thì không ngần ngại trả lời

“Kính thưa là chuyện tào lao

Kính mời, kính biếu, kính nào cũng xơi!”

Thông thường sau những lời “kính” như thế thì trong tầm quan trọng của phong bì lời tâm sự của bạn tôi:

“Phong lan chơi mãi cũng buồn

Phong cấp thì phải cúi luồn cấp trên

Phong bì như cánh hoa sen

Mở ra thơm phức vợ khen con cười!”

Phong bì gì mà lạ thế nhỉ? Vậy mới có chuyện tào lao này chứ!.

Ai đã phát minh ra phong bì thì hình như còn bỏ ngỏ tôi chưa trả lời được. Lại nghĩ không biết lúc phát minh ra chiếc phong bì – nó được dùng vào mục đích gì đầu tiên? Đã từ bao giờ cái bì thư gửi gắm thông tin, chứa đựng nỗi lòng thương nhớ của những người từ chiến trường gửi về hậu phương, của con cái đi xa gửi cho bố mẹ, của những người đang yêu nhau gửi tình cảm về cho nhau? ....Truyền thông ngày xưa, chúng tôi thường tự mua giấy pơ-luya hồng, pơ-luya xanh về xếp phong bì, ai khéo tay thì vẽ thêm vài nét chấm phá bằng bút chì màu bên góc tô điểm trên phong bì mang dầu ấn cá nhân thời trai trẻ. Do vậy, ,mỗi lần nhận thư, chỉ cần nhìn bì thư, chưa đọc nhưng lòng rộn ràng như muốn reo lên, rồi cũng có khi bắt đầu từ cái bì thư mà mình rung động, như mình thầm để ý đến một người nào đó ...

Ngày xưa đi học, mỗi lần gửi tiền học thêm cho các thầy cô, bao giờ chúng tôi cũng phải bỏ tiền vào bao thư, dán lại cẩn thận và bên ngoài luôn được bố mẹ nắn nót “Xin phép được gửi đến thầy/cô ..." rất kính trọng, rất tế nhị.

Bây giờ, người ta dùng cụm từ "văn hoá phong bì" nhiều lắm, tôi không bàn sâu thêm, cũng không dám lên tiếng nói điều tốt xấu. Tôi cũng thôi không còn mong ước có được bộ sưu tập như ai đó đã tốn rất nhiều công sưu tập và lưu giữ phong bì đẹp. Tôi chỉ cố giữ lại thói quen chọn những chiếc phong bì nhã nhặn, lịch thiệp để khi gửi đến người khác, mong họ nhận giúp cho tấm lòng và sự trân trọng của mình

Tại cafe nhà sáng nay, 02.9.21

Theo Chuyện làng quê