Chiếc RADIO chứng tích kể chuyện

Bài viết nhân kỷ niệm 61 năm ngày mở đường HCM trên biển 23/10/1961 - 23/10/2022

Ở TP HCM có một người rất đam mê sưu tầm kỷ vật chiến tranh. Anh không chỉ sưu tầm kỷ vật của những người lính giải phóng mà cả kỷ vật của lính quân đội VNCH.

Anh là Phan Nam - cựu học sinh miền Nam, cựu học viên khóa 5 hay 6 gì đó Học viện KTQS, con nhà nòi Quân Đội. Bố trung tướng, em trai cũng trung tướng. Anh sống phóng khoáng nên bảo:

- Tao chỉ cần Đại úy là đủ!

dh1a-1666599560.jpg
Chiếc RADIO và trang báo bên trong. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nhiều năm trước, tình cờ, bên quán cà phê tại TP Hồ Chí Minh, anh gặp một cựu Đại úy hải quân VNCH đang sinh sống ở Mỹ về thăm quê. Cựu Đại úy HQ VNCH đã rất xúc động khi biết người sưu tầm khảo cổ có đầy đủ một bộ huân huy chương ( mề đay) của quân đội ngụy. Anh ta hỏi mua với giá rất cao, nhưng người sưu tầm không bán.

dh2a-1666599726.jpg
Chiếc RADIO còn nguyên vẹn. Bạn tôi đã lắp pin, nó vẫn hoạt động. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Rồi không biết viên Đại úy VNCH thuyết phục thế nào, người sưu tầm đã tặng cho anh ta bộ meday ấy. Cảm kích, viên Đại úy hứa sẽ tặng cho người sưu tầm một kỷ vật rất quý anh ta có. Anh đã giữ nó từ  những năm 1966 đến nay. Nó hiện đang ở nhà anh bên Mỹ. Giữ lời hứa, về Mỹ anh ta đã gửi kỷ vật này cho Phan Nam. Thế là sau hành trình hơn 50 năm lưu lạc, nó trở về Việt Nam. Đó là chiếc RADIO nhãn SONY đời 60. Là vật quý hiếm thời đó. Viên đại úy hải quân nói rằng:

- Đây là chiếc đài, tôi đã lấy được trên ca bin chỉ huy của một con tàu Việt cộng chở " dụng cụ " vào miền Nam cho cộng sản.

Chứng cứ đau thương có từ phía bên kia, đã minh chứng cho những đau thương, mất mát, hy sinh, đau đớn bên cạnh những chiến công chở hàng trăm chuyến tàu chi viện vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Phạm Ngọc Bình là sinh viên A0, Đại học Tổng Hợp Hà Nội, nhập ngũ năm 1972. Là lính Tàu không số. Bình cũng phóng khoáng, vui vẻ như Phan Nam. Họ hợp nhau và thường xuyên găp nhau ở quán và phê, quán nhậu. Khi biết Bình là thủy thủ tàu 604 đoàn Tàu không số. Anh liền tặng bạn tôi cái Radio ấy với lời nói: Mày hãy tìm hiểu về nó ( chiếc radio ) đi! ( ảnh trên).

dh3a-1666600024.jpg
Trang báo đã sờn rách khi tách ra nhưng vẫn đọc được. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Quay lại thời điểm cuối năm 1972. Tàu 604 do thuyền trưởng Võ Nhân Huân, thuyền phó Hồ Kiêm đưa tàu 604 lên Vịnh Bái Tử Long, rồi sang Trung Quốc nhận tàu tên lửa hai ống phóng về. Đến hang con chó, tàu bị máy bay Mỹ chờ tới, phóng tên lửa, bắn phá tàu. Thuyền trưởng quát:

- Nhằm thẳng máy bay Mỹ bắn! Bình đâu, lên 12 ly 7 mũi bắn bỏ mẹ nó đi!

dh4a-1666600148.jpg
Trang báo đã sờn rách khi tách ra nhưng vẫn đọc được. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Trong tiềng gầm rú điên loạn của máy bay Mỹ, tiếng nổ chát chúa của tên lửa bắn trúng tàu. Bình đen ôm đầu lao lên ụ 12,7 phía đuôi tàu, nhả đạn vào máy bay địch. Mươi phút sau, máy bay địch bay đi. Bình đen ngồi phệt xuống sàn tàu. Cánh thủy thủ thu dọn chiến trường. Khẩu 12,7 ly phía mũi tàu trúng đạn, nòng bị vặn cong, cháy đen thui. Bình đen rùng mình:

- Lúc đó mà không nghe nhầm thì toi thật rồi.

dh5a-1666600258.jpg
Nguyên Thuyền phó 604 Hồ Kiêm và cựu thủy thủ tàu 604. Ảnh chụp năm 2021 do tác giả cung cấp. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Khi Bình mở lớp bao da của chiếc đài bán dẫn ra. Anh rất ngạc nhiên, xúc động khi thấy trong đó, còn nguyên một trang báo được gấp gọn. Biết là chứng cứ báu vật. Bạn tôi cẩn thận tách từng tý và chụp lại những tấm hình này.

Trang báo ngày 10/5/1966 của ngụy khoe rằng, lực lượng Hải quân đã bắt và phá hủy một tàu của Việt cộng. Chở khoảng 60 tấn " dụng cụ". Trên trang báo thấy rõ " Dấu tích là những viên đạn moche đại bác dùng để tấn công miền Nam. Phía sau là những thùng thuốc nổ TNT của Trung cộng mà Việt cộng dùng để khủng bố. Ngoài vũ khí đạn dược tàu còn chở những dụng cụ tuyên truyền như máy chiếu phim, máy phát thanh... của Liên Xô, Hungari, Tiệp khắc..." viên Đại úy VNCH khi kể chuyện, đã trên 80 tuổi. Bây giờ không biết còn sống hay không?

dh6a-1666600402.jpg
Chủ tịch hội Truyền thống đường HCM trên biển Việt Nam Hồ Kiêm và cựu thủy thủ Phạm Ngọc Bình tại buổi gặp mặt 23/10/2022 tại TP HCM. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Tôi đã mang những hình ảnh và câu chuyện này hỏi Thuyền trưởng, anh hùng LLVT Tàu không số, ông Nguyễn Văn Đức, ông cho biết :

- Do làm nhiệm vụ đặc biệt nên nhiệm vụ của tàu nào, tàu ấy biết. Chỉ cấp trên mới biết tàu nào đi đâu, đổ hàng vào bến nào? Tàu nào đi, tàu nào về, tàu nào đi mà không về. Tàu nào hy sinh do tự hủy, hay hy sinh do bị máy bay tàu chiến đánh chìm?

Sau giải phóng trong tổng kết, có tàu 198 do trục trặc trong công tác hủy tàu, đã bị địch bắt, kéo cả tàu về Cảng. Chúng chụp ảnh, tuyên truyền cộng sản xâm phạm, chở vũ khí vào miền Nam. Song việc tuyên truyền chiến công đó lại tác dụng ngược lại. Nhân dân miền Nam thấy cách mạng có tàu to, vũ khí hiện đại thì kết luận :

- Các ông ( Mỹ ngụy ) chắc chắn sẽ thua!

Chiếc Ra đio viên Đại úy VNCH lấy trong ca bin chỉ huy, khớp với tin tức của đoàn tàu không số. Khi đó mỗi tàu được trang bị một radio để nhận tin tức tình báo thông qua chương trình phát sóng công khai trên làn sóng điện của Đài tiếng nói VN. Tàu 198 hy sinh ngày 16/7/1967, còn tàu này theo tin báo đăng là 10/5/1966. Tin trên tờ báo kèm ảnh rất rõ ràng, liệu đó có phải là tàu 198 hoặc tàu nào khác chăng?

Chiến tranh có nhiều điều bí ẩn nhưng chiếc Radio và tờ báo bên trong Radio đã khẳng định những chiến công và sự hy sinh mất mát của đoàn tàu không số, là vô cùng to lớn. Họ đã góp công rất lớn vào cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ thắng lợi.

Kỷ niệm 61 năm, Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Được sự đồng ý của anh Phan Nam và đồng đội Phạm Ngọc Bình, tôi đăng thông tin này lên. Hy vọng các CCB đoàn Tàu không số, các thủ trưởng làm việc ở Bộ Tổng tham mưu thời đó, có tư liệu, tin tức gì về con tàu và những thủy thủ trên con tàu bị địch phá hủy như tờ báo ngụy đăng không?

Cảm ơn anh Phan Nam nhà sưu tầm vĩ đại, cảm ơn cựu thủy thủ tàu 604 Phạm Ngọc Bình đã cung cấp thông tin về kỷ vật quý báu này!

---------------

Thuyền trưỡng Võ Nhân Huân sau là Phó đô đốc - Tư lệnh Hải Quân ( 1999 - 2000 ), Thuyền phó Hồ Kiêm, sau là Đại tá, Lữ trưởng lữ 125 Hải Quân. Hiện là Chủ tịch Hội TT đường HCM trên biển Việt Nam (hội Tàu không số), ông sống tại TP HCM.

Trái tim người lính