Chiến đấu trong đội hình sư đoàn 1 (kỳ 3)

Cuối tháng 5, các đơn vị sư 1 được lệnh vượt biên giới sang Cpc, e101c và tiểu đoàn đặc công T40 tập kích đánh chiếm tỉnh lỵ Công Pông Sư Pư, đánh địch giải phóng một vùng rộng lớn ở vùng này, T50 chúng tôi chuyển sang chặn địch ở quốc lộ số 3.
nguyen-van-khuynh-1639540476.jpg
Đại tá Nguyễn Văn Khuynh , CCB Đặc Công Sư đoàn 1 ( J 16)

 

Bước sang tháng 6/1970, sau khi tập kích đánh chiếm căn cứ BĂNG TA XÂY , đại đội tôi được lệnh chốt tại đây, chặn đánh địch hành quân giải tỏa, chúng kéo đến ba lữ đoàn bao vây từ nửa đêm, đến 5h sáng bắt đầu dàn quân tiến vào từ nhiều hướng, chúng tôi cầm cự được đến trưa hôm đó thì hết đạn, không có lực lượng chi viện, nên địch tràn vào, đại đội trưởng và chính trị viên cho hai trung đội rút, địch chia cắt nên các anh không báo được C bộ nơi tôi cùng tổ cối 60 và các tay súng trung đội 2 đánh địch hướng cánh trái quốc lộ, vì vậy tôi cùng bộ phận này rút theo một hướng khác và bị thất lạc đơn vị, rất may nhờ sự hỗ trợ của dân Cpc, chúng tôi gặp được bộ phận tiểu đoàn bộ T50 do chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn xuân Như (quê Thanh hóa) cũng bị thất lạc một nơi, nên có chỗ dựa. Sau gần nửa tháng, đồng chí Tư Cường (phó chỉ huy đoàn 429, * kiêm phó tư lệnh sư 1) cho trinh sát tìm được và dẫn về vị trí trú quân, củng cố đội hình, tôi được bổ nhiệm Chính trị viên đại đội (lúc này mới 21 tuổi). Ngay sau đó chúng tôi tham gia cừng đội hình tiểu đoàn tổ chức đánh chiếm lại căn cứ BĂNG TA XÂY. Trong đêm đột nhập đánh địch, chúng đã bí mật bỏ chạy, để lại rất nhiều vũ khí, lương thực, còn chúng tôi không tốn một viên đạn nào.

Tháng 7/1970, đội hình sư đoàn 1 được củng cố, Trung đoàn 3 được thành lập, Trung đoàn trưởng là đồng chí Phong, Chính ủy là Đoàn Tập, Phó chính ủy Hai Thượng, Trung đoàn phó Ba Mô. Tiểu đoàn tôi bấy lâu hoạt động độc lập, nay được biến chế vào đội hình e3, thành trung đoàn hỗn hợp bộ binh, đặc công, với cách đánh chủ yếu là công đồn, cường tập và chốt chặn. Do quân số thiếu, thanh niên CPC sau đảo chính rất ủng hộ quân tình nguyện Việt nam và phản đối Lon Non nên tình nguyện tham gia chiến đấu cùng bộ đội Việt Nam rất đông, đại đội tôi có trên 30 tay súng, nhưng chỉ có 13 người Việt nam, còn lại là Việt kiều và người Cpc. Trong huấn luyện, chúng tôi thống nhất cách đánh bộ binh và hô xumg phong bằng tiếng Việt .

Sau một thời gian điều nghiên, đêm 12, rạng 13/7/1970, trong đội hình tiểu đoàn gồm c1, c2, c3 nguyên là c46, c47, c75 đặc công và c77 hỏa lực bất ngờ tập kích đánh chiếm căn cứ hậu cần của địch tai KI MA NI (còn có tên gọi Ta Ken) thuộc tỉnh Công pông sư pư. Đại đội tôi chia hai mũi, tôi chỉ huy và dẫn đầu một mũi, Đại đội trưởng chỉ huy một mũi đánh địch hướng chính cổng căn cứ. Sau 15 phút dội các loại đạn cối, DKZ và đại liên, chúng tôi cùng các đơn vị bạn đồng loạt xung phong áp đảo quân địch, sau khi chiếm được các vị trí phòng thủ bên ngoài của địch, đội hình tiến vào khu chỉ huy sở, địch vừa bỏ chạy, vừa chống lại quết liệt, tôi đi đầu cầm súng ngắn nên bị một tên địch bắn trả ba phát súng trường, một viên trúng vào bả vai trái ngã vật xuống, liên lạc đại đội kịp tiêu diệt tên này và băng vết thương cho tôi, giữa lúc đơn vị đã đánh chiếm toàn bộ căn cứ, vết thương khá nặng nên tôi phải rời vị trí và được đưa về trạm cứu thương của sở chỉ huy. Sáng hôm sau, tôi được đưa về quân y trung đoàn 3 băng bó lại vết thương, sau đó họ chuyển lên bệnh xá sư đoàn 1 điều trị. (Đây là lần thứ 3 tôi bị thương ở chiến trường: lần 1 tại căn cứ Mỹ ở Dầu tiếng 4/7/1968; lần 2 tại căn cứ ngụy ở Ca tum (Tây ninh) 18/8/1968).

Nằm bệnh xá gần ba tháng nghe đơn vị đánh chiếm căn cứ XA LA CU, XARANG rồi truy kích địch trên đường số 3 thắng ròn rã, mặc dù vết thương chưa khỏi hẳn vẫn còn phải băng bó, nhưng tôi được ra viện trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Lúc này đơn vị tôi đóng quân ở vùng Tà Am, cũng là hậu cứ của Khơ me đỏ. Cũng tại đây, đơn vị củng cố đội hình và huấn luyện chuẩn bị tham gia chiến dịch đường số 4, con đường huyết mạch từ Nông Pênh đi cảng Xi ha núc vin. Chiến dịch diễn ra từ đêm 19, rạng 20/11/1970 đến 20/12/1970 trong đội hình chiến dịch của Sư đoàn 1 (lúc bấy giờ mật danh là Đoàn Phước Long). Đại đội tôi được giao tập kích đánh chiếm hai cầu đường bộ, cắt đứt giao thông trên lộ 4, đoạn từ cây số 96 đến cây số 100, gần đèo PichNin và làm nhiệm vụ đánh vận động tấn công đánh địch hành quân giải tỏa. Cuộc chiến với quân Lon Non không ác liệt như bên đất mẹ, nên cả chiến dịch, đại đội tôi chỉ hy sinh 1 và bị thương 2 chiến sĩ.

(Còn tiếp)...

(*). Thiếu tướng AHLLVTND Tư Cường ( Nguyễn Cụ ) nguyên Tư lệnh Binh Chủng Đặc Công .

Theo Trái tim người lính