Tận dụng và phát huy tiềm năng
Chư Păh là địa bàn phía Bắc của tỉnh Gia Lai, tiếp giáp Kon Tum, cơ sở hạ tầng đã hội tụ đầy đủ, đất đai phì nhiêu, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn, quốc lộ 14 chạy xuyên qua nhiều xã, thị trấn và kết nối đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 661, quốc lộ 19D. Tận dụng diện tích, chuyển đổi cây trồng vật nuôi nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một thửa đất, trong đó vẫn ưu tiên cây công nghiệp dài ngày như cà phê, sầu riêng, cao su, hồ tiêu, bời lời…cùng với đó huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh hàng hóa, thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh nghề nông thôn, gắn với phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của cac hợp tác xã; hỗ trwoj các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng tạo nghề cho lao động nông thôn…Đây thực sự là những bước đi bền vững, là yếu tố hấp dẫn, thu hút hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế - du lịch, là lợi thế quan trọng để phát triển giao thương, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển.
Về công nghiệp, huyện có một số cơ sở như: các nhà máy thủy điện (Ia Ly, Sê San 3, Ry Ninh I, Ry Ninh II, Hà Tây); nhà máy chế biến chè, cà phê; nhà máy sản xuất xi măng, gạch Tuynel, khí Etilen... và 1 cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp quy mô khoảng 53,19 ha rất thuận lợi cho các nhà đầu tư đến xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, huyện có tiềm năng rất lớn về du lịch với nhiều thắng cảnh, điểm tham quan nổi tiếng, như: thác Công Chúa, Nhà máy thủy điện Ia Ly, làng du lịch Ia Mơ Nông, núi lửa Chư Đang Ya, hàng thông trăm tuổi, Biển Hồ chè, đập Tân Sơn, suối đá cổ làng Vân...
Để cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chư Păh lần thứ VI, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh giai đoạn 2021-2025, trong đó có 2 mục tiêu đột phá là ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và phát triển du lịch.
Theo Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Chư Păh đã xây dựng đề án: “đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch huyện Chư Păh giai đoạn 2021 - 2025” góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế địa phương; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. Qua đó giúp tăng cường hợp tác, liên kết du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung giữa các địa bàn trong tỉnh Gia Lai và Tây Nguyên. Đồng thời, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Xây dựng định hướng phát triển các thị trường khách và sản phẩm du lịch; xây dựng định hướng về đầu tư phát triển du lịch, đề xuất các dự án phát triển cụ thể; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du lịch trên địa bàn; hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch; nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch cũng như đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh. Xây dựng huyện Chư Păh là điểm đến du lịch đảm bảo các điều kiện tốt nhất về môi trường xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn và thân thiện.
Cùng với đó, Chư Păh đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải nghiệm làng nghề truyền thống; du lịch văn hóa lịch sử, kết hợp Lễ hội; du lịch ẩm thực - sự kiện, kết hợp mua sắm...Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của bà con địa phương; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch riêng, không rập khôn và hình ảnh Chư Păh trong lòng khách đến rồi đi.
Thu hút đầu tư, phát triển du lịch
Để khai thác tiềm năng hiện có, Huyện ủy Chư Păh có Đề án số 01-ĐA/HU về đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, huyện phấn đấu trở thành điểm đến du lịch đảm bảo các điều kiện tốt nhất về môi trường xanh-sạch-đẹp, an ninh, an toàn và thân thiện. Khuyến khích tính chủ động của các cơ quan ban ngành, trong đó phòng Văn hóa-Thông tin chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện thực hiện điều chỉnh và triển khai dự án đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển du lịch trên địa bàn.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, huyện Chư Păh luôn đặt chỉ tiêu phát triển mới doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển ổn định. Vượt qua khó khăn, nhất là đại dịch Co vitd-19, từ năm 2021 đến nay, huyện đã thành lập mới 22 doanh nghiệp. Toàn huyện hiện có khoảng 90/172 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, nông-lâm nghiệp, chế biến. Các dự án đầu tư trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế lớn của địa phương như: nông-lâm nghiệp, năng lượng, du lịch. Nhiều dự án có quy mô, kinh phí đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy điện mặt trời KN Ia Ly do Công ty cổ phần Điện mặt trời Ia Ly thực hiện với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng”.
Nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện đã cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi khảo sát, đề xuất dự án; giới thiệu quỹ đất, hỗ trợ thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng... tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật và quy định về ưu đãi đầu tư của tỉnh. Mặt khác, huyện chú trọng đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính; công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đấu thầu... để doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận. Tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính theo hướng phấn đấu giảm 30-70% thời gian thực hiện so với quy định của pháp luật. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cũng như tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước.
Để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, UBND huyện Chư Păh chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương tăng cường phối hợp, nắm bắt tình hình, tham mưu kịp thời giúp UBND huyện giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Về phía huyện cũng thường xuyên liên hệ, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để nắm tình hình triển khai các dự án và có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí tỉnh phân cấp và nguồn ngân sách địa phương, Huyện ủy – UBND huyện quan tâm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Với tinh thần “đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - phát triển”, bên cạnh việc tận dụng, phát huy những thế mạnh về thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, Huyện ủy – UBND huyện Chư Păh luôn quan tâm đời sống vật chất tinh thần của người dân, thực hiện tốt các chế độ chính sách cho các đối tượng, nhất là thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, bà con dân tộc thiểu số, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Thực trạng tình hình du lịch địa phương trong những năm gần đây, xác định rõ du lịch huyện Chư Păh “Điểm hẹn văn hóa” do vậy các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu nội hàm sản phẩm nhằm hướng tới bảo tồn sức mạnh văn hóa nội sinh. Đồng thời cải tạo nâng cấp hoàn thiện các công trình dự án, chỉnh trang diện mạo văn minh công sở, văn hóa nông thôn, kích thích đầu tư phát triển sản phẩm ngành nghề gắn liền với tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỷ thuật đáp ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách, tạo ra sức lan tỏa có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi những sản phẩm văn hóa đặc trưng khác biệt làm cho du khách cứ mỗi lần quay lại chiêm ngưỡng và hưởng thụ thấy được chiều sâu của sự tinh tế sáng tạo mới lạ luôn luôn hấp dẫn.
Tại Gia Lai, huyện Chư Păh sở hữu địa hình đặc biệt kiến tạo nên bức tranh núi non hùng vĩ với những cảnh đẹp ngoạn mục, do đó Huyện ủy – UBND huyện luôn đặt mục tiêu phấn đấu các xã, thị trấn hình thành các điểm du lịch nông thôn gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương và trên 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Có thể nói, những năm gần đây, nhờ tận dụng “ thiên thời địa lợi” với những chủ trương, giải pháp sát đúng, đầu tư phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch nông thôn, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, kết nối giữa ngành du lịch và giáo dục để đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo nguồn khách ổn định cho các điểm du lịch nông nghiệp, nên thu nhập của người dân nói chung, bà con đồng bào vùng dân tộc thiểu số nói riêng tăng đáng kể.
Một Chư Pãh ở cửa ngõ phía Bắc Gia Lai đang phát triển, xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn và mời gọi…