Chứng chỉ quốc tế - Cầu nối đến thế giới công nghiệp và học thuật

Trong bối cảnh thị trường lao động và giáo dục ngày càng toàn cầu hóa, việc sở hữu chứng chỉ quốc tế trở thành một yếu tố quyết định quan trọng cho sự nghiệp và học thuật.

Các chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn cầu giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người lao động, tạo điều kiện cho họ có thể làm việc ở bất kỳ quốc gia nào mà họ mong muốn. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có những chứng chỉ quốc tế, thể hiện khả năng làm việc và học tập theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Hành trình nào cũng có khó khăn riêng của nó, tuy nhiên việc sở hữu một tấm bằng quốc tế là một ưu thế để các bạn học sinh bước vào ngưỡng cửa đại học. Để đậu vào ngôi trường mơ ước của mình, em Em Tô Ngọc Gia Quỳnh_ sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh đã chọn khối D và đạt số điểm là 27,4 cho tổng cả 3 môn Toán, Văn, Anh. Cô sinh viên 2005 còn xét tuyển bằng phương thức sử dụng chứng chỉ quốc tế (cụ thể là IELTS) .

chung-chi-quoc-te-1-1702548015.png

Cô chia sẻ: “Em hiểu được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của bộ môn Tiếng Anh trong xã hội hội nhập lúc bấy giờ. Do đó, em đã chọn theo ngành Sư phạm và một phần để truyền tải kiến thức, động lực cũng như gieo hạt mầm cho thế hệ sau.”

Từ ngày 20-22/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn dẫn đầu phái đoàn giáo dục đại học Việt Nam tham dự Hội nghị Giáo dục Toàn cầu Going Global tại Edinburgh và gặp gỡ các quan chức Chính phủ và các trường đại học Vương quốc Anh để thúc đẩy các hoạt động giáo dục đại học song phương.

chung-chi-quoc-te-2-1702548015.png

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự Hội nghị Giáo dục Toàn cầu Going Global

Những chứng chỉ quốc tế không chỉ là minh chứng về năng lực và kiến thức cá nhân mà còn mở ra cánh cửa rộng lớn cho sự phát triển nghề nghiệp và học thuật. Việc đầu tư vào những chứng chỉ này không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội và kinh tế toàn cầu.