Chuyên gia Hán Nôm người Kẻ Giàn

Đó là ông Nguyễn Khánh Bình năm nay tròn 80 tuổi. Ông đi TNXP thời kỳ của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước 1974-1970, rồi về bộ phận Thông tin liên lạc cho Công ty Vận tải Thuỷ Bắc.
288207104-1283498762058154-6941001097172870021-n-1655459395.jpg

Người làng Giàn ta chỉ biết Ông là thợ sửa chữa Ti vi đen trắng, tận tình chu đáo với hàng xóm dân làng, tham gia tất cả việc làng việc họ mạc... Mấy ai biết sự ham thích và sự bền bỉ phấn đấu tự học ngoại ngữ của Ông. Năm 2000 Ông nghỉ hưu và bắt đầu tự học tiếng Trung Quốc trên tivi, đồng thời theo học các lớp Hán Nôm Trung tâm ngoại ngữ của Đại học Sư phạm (năm 2000 học lớp Hán Nôm A, năm 2004 tốt nghiệp Hán Nôm, năm 2005 tốt nghiệp Hán Nôm khoá V, năm 2008 tốt nghiệp Hán Nôm khoá VI của Viện KHXH - số 7 Hai Bà Trưng, 26 Lý thường Kiệt, 47 Hàng Quạt). Năm 2009, Ông hoàn thành khoá học 2 năm Tiếng Việt cổ của Viện nghiên cứu Tôn giáo 27 Trần Xuân Soạn.

Ông cũng đã theo lớp học đi điền dã ở Vân Nam và 2 lần bỏ tiền túi sang Trung Quốc dài ngày để củng cố bồi bổ thêm kiến thức và vốn tiếng chữ Hán cổ (phồn thể), chữ Hán hiện đại... bỏ tiền mua đầy mấy tủ sách nghiên cứu Nho giáo, Nho học, chuyện đông tây kim cổ, Từ điển, các truyện nôm đã xuất bản... Bộ sách công cụ để soạn giáo án rõ nhiều Từ điển của Vĩnh Cao Nguyễn Phố, Thiều Chửu, Đào Duy Anh, Trần Trọng Dương, Nguyễn Quang Hồng. Sách tham khảo có Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh tử, Ngũ kinh, Tam tự kinh, Khổng tử, Lão tử tinh hoa, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, Điển cố văn học, Thuỷ lục chư khoa, Văn bia Hán Nôm, Hương ước, Thần tích, Thần phả, Sắc phong, các loại Văn tế, Sớ sách cơ bản... (đọc tựa đề sách mà Tôi hoa cả mắt).

Chục năm học chữ Nho trôi qua, tới một hôm Ông mở lớp dạy chữ Nho ngay tại chùa làng Giàn, mọi người mới vỡ lẽ. Họ đi học do tò mò và quý trọng cái đức tính hiên lành, nho nhã và bài giảng gắn ví dụ thực tế sinh động dễ nhớ. Ông Bình vừa mở lớp, vừa tự học nâng cao chữ Hán Nôm để rồi trở thành một Chuyên gia nổi tiếng đất Hà thành chục năm trở lại đây. Ông vào Viện Hán Nôm, Viện thông tin KHXH nhà nước, sưu tầm: Sắc phong Triều đình ban, Thần tích Thần sắc, Hương ước, Khoán ước và các Thư tịch cổ (sớ, văn khấn, văn tế...) của làng mang về dịch. Ông không giữ riêng mà phổ biến cho học trò và những người tâm huyết với quê hương. Thật sự khâm phục ông già U80 tự khai thác trên mạng, sử dụng thành thạo Vi tính và phần mềm Hán Nôm để rồi biên soạn nhiều tài liệu (đưa điển tích, điển cố, bình luận sâu sắc có liên hệ với thời cuộc vào trong giáo trình), truyền cảm hứng học cho Trò, bằng các bài tham khảo tặng học viên của các Lớp học tại chùa Phổ Linh, Đình chùa Trung Kính Hạ, Trung Kính Thượng, CLB xã Yên Hoà, Đình Thôn... và giờ mở tại nhà riêng.

Giáo án chữ Hán Nôm phát cho học viên và riêng các bản dịch văn bản về làng Giàn và các Gia phả dòng họ nhờ Ông dịch... Ông sẵn sàng. Học trò hỏi bài ngoài giờ bất kể lúc nào Ông cũng vui lòng trả lời cặn kẽ, chu đáo. Mỗi khi sưu tầm được cuốn sách hay, Ông photo tặng, cung cấp tài liệu cho việc biên dịch Gia phả dòng họ, ai có tâm huyết thì Ông ký tặng miễn phí luôn (tiền photo cũng không ít đâu nhé). Nhân hậu trong cả bình luận câu dịch sai của ai đó - lời của Tiền nhân. Ông đã là người nhà của Viện Hán Nôm, Viện KHXH, là khách hàng quý của các cửa hành sách nội thành (họ thông báo và để dành sách mới ra cho Ông).

Chính Ông đã tìm ra các đạo Sắc phong Vua các đời ban cho làng Giàn, và về báo cáo các bậc Cao niên. Được sự ủng hộ của các bô lão, học trò, dân làng và một số người có nhiệt tâm... Ông là nhân vật chủ lực tiến hành các bước thực hiện Công trình. Trò của Ông toàn GS, TSKH, Nhà thư pháp nổi tiếng, Nghệ nhân, Phóng viên báo đài.. đã tận tình giúp thầy mình - vượt qua nhiều bước khó khăn (ngược dòng thời gian, cẩn trọng mọi bước đi phục chế, sao cho đạt chính xác nhất có thể). Đặt làng Nghĩa Đô truyền thống chuyên làm giấy dùng cho Vua viết SP. Nhờ nhà Thư pháp nổi tiếng Trịnh Tuấn thể hiện nét chữ văn bản đời Lê Nguyễn, chụp triện lưu. Ông chụp lưu trữ, trưng bày ảnh ở Đình... Cùng các Cụ tổ chức Lễ đón rước Sắc phong trọng thể trang nghiêm, cho Chúng ta tận mắt thấy các Đạo sắc phong phục chế: Lộng lẫy, rực rỡ vàng son, ngự trên ban thờ của Đình làng Trung Kính Hạ.

Với ông Bình khiêm tốn không nói nhiều về mình. Nhưng tôi biết nhiều điều thú vị: Tất cả các chữ Nho ở Đình, Chùa, Miếu, Hoành phi, Câu đối trong làng Giàn ta đã được Ông tập hợp chú giải trong quyển “Một số tư liệu về Đình Chùa Miếu thôn Trung Kính Hạ”, giúp dân làng hiểu rõ văn thơ các bậc Túc nho đời xưa tại Làng. Bước sau phục chế các SP Vua ban cho Làng. Mấy năm trở lại đây Ông đã cùng bà con thực hiện một số câu đối bổ sung vào các công trình trùng tu Đình, Đền, Miếu thờ trong làng (tuân theo phong cách và hình thức xưa). “Hữu xạ tự nhiên hương” các địa phương lân cận và một số nơi đã nhờ ông biên dịch văn bản cổ của làng họ. Ông đã nhiệt tâm chú giải. Từ các văn bản xưa Ông đã biên soạn thành Giáo trình dạy biết bao thế hệ trò lớp Hán Nôm.

287709674-1283498772058153-6765214976413891755-n-1655459523.jpg
Đồng âm Dị nghĩa

Thực tế học chữ Thánh hiền để tu dưỡng tâm hồn, lòng kính trọng tiền nhân, thêm hiểu, thêm yêu quê hương đất nước, thấy cái hay cái đẹp của chữ tượng hình gắn với phương ngôn, hành động... cô đặc chỉ bằng vài nét bút lông “Nét chữ nét người”. Chỉ những ai đã trải qua học chữ xưa mới cảm nhận thấu đáo Đồng âm Dị nghĩa cái hay của Chữ tượng hình, đã viết thì phải hiểu thấu đáo từng con chữ.. Ông dành tiền mua sách quý, tranh thủ phổ biến cái hay, cái đẹp của Tiền nhân để lại, ở mọi nơi mọi lúc.

Dành tiền mua sách quý, ông tâm sự với Tôi "trước kia các Cụ phải nhờ người làng khác dịch các văn bản chữ Nho, thì nay Chú đã giả được nợ xưa. Bây giờ làng Cót, Mễ Trì và các nơi đến nhờ Chú dịch hương ước, gia phả, chữ cổ mà viện Hán Nôm không biết. Hàng ngày Chú bật máy tính tìm hiểu thêm chữ Hán, soạn giáo án, dịch các bản truyện Nôm khuyết danh. Hiệu chỉnh chú giải chữ nho tối cổ người ta nhờ. Sưu tầm các áng văn hay đánh chữ nguyên bản, phiên âm, dịch nghĩa tặng cho ai thích và đưa vào giáo án... bận mà vui Anh ạ. Chỉ thương các Cháu viện Hán Nôm nghèo nên Họ nhờ gì Chú đều giúp họ, có nhiều TS nho học hiểu không thấu đáo ý tứ người xưa, nên đã dọn vườn lại thả sâu vào vườn, không được dịch theo ý chủ quan của mình được mà phải biết tích không thì giống Tô Đông Pha chữa thơ của Vương An Thạch... Chú Cháu mình biết gì về làng ta thì cố gắng mà viết, cho thế hệ sau biết truyền thống tinh hoa của làng. Mình có tâm huyết với lịch sử làng ta viết bài, đăng ảnh, vẽ tranh đăng ra cho bà con đọc, không vụ lợi thì chả sợ gì cả..."

287046112-1283498858724811-4178754508676182434-n-horz-1655459640.jpg

Ông luôn luôn tâm đắc câu nói của Khổng Tử "Học không biết chán, Dạy không biết mởi". Nên lịch dạy và học gần như kín cả các ngày và các buổi tối trong tuần. Người làng rất quý trọng, tín nhiệm và yêu mến. Bên cạnh đó Ông là thành viên tích cự có nhiều đóng góp cho Tiểu ban Di tích Trung Kính Hạ, Phường Trung Hoà. Trong dòng chảy hối hả của thời nay, vẫn có người cần mẫn, tâm huyết như Ông, để bảo tồn, truyền thụ nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt thì đáng quý biết bao.

Khối lượng sách ông Bình soạn ra thật khổng lồ. Nhìn mà hoa hết mắt bởi số lượng phong phú, ngồn ngộn, cả những tác phẩm chưa công bố. Nể trọng sức làm việc của ông già U80, phục cách hành xử khiêm nhường mà dí dủm như các học trò của đức Khổng tử thời xa xưa. Sách ông tập hợp tư liệu làng ta bản gốc và bản dịch sẽ là vô giá. Người làng ta ra Văn Miếu “cho chữ” đầu xuân đều là trò cũ của ông Bình. Lớp Hán Nôm Ông dạy đã có tiếng vang đất Hà thành gần 2 chục năm qua. Làng Giàn cũng có nhiều người tài năng lắm, có Thống đốc, Giáo sư, Tiến sỹ, NSND, NSUT, Nghệ nhân cả nước biết tiếng... Nhưng người Tôi phục và kính mến chính là Ông. Nghỉ hưu mới tự học sách thánh hiền rồi ra lớp truyền tải di sản cha ông để lại. Là một tấm gương sáng Tự học và Phong cách sống mẫu mực cho con cháu và dân Kẻ Giàn ta.

Chuyện Làng quê