Chuyện người dưng

Hai đứa, tay xách nách mang nào gạo tám, nào gà, nào trứng, nào miến… chúng dựng chiếc xe máy trước cửa nhà rồi khệ nệ khuân vào. Vào tới nhà trong chúng đồng thanh cất lên.
guoi-dung-1653929612.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp

 

- Con chào cụ!

 Cụ ông thấy hai đứa vào thì cười “ hôm nay chúng bay không đi làm hay sao?”

- Sáng nay chúng con nghỉ, chiều con mới làm cụ ạ.

Nhà mấy nhỏ cách nhà cụ chừng 7,8 km gì đó. Nhưng cứ vài tuần chúng lại ra thăm cụ một lần. Lần nào cũng khuân đồ ăn thức uống: dăm trái dừa, vài cân quả, cân cua tự móc ngoài đồng, trứng gà của nhà… nấu bát canh ngon hoặc có món gì đặc biệt là chúng đều nhớ đến cụ đầu tiên. Chạy bảy , tám cây số chỉ để đưa biếu cụ bát canh khoai … mà đâu có máu mủ ruột già gì cho phải nhẽ, đằng này nói đúng nghĩa là người dưng.

Từ khi mẹ chúng mất chúng lại càng thương quý và coi ông bà như ruột thịt của mình.

Chuyện là, khi bọn chúng còn bé xíu, vào một ngày có hội làng, con bé út của mẹ chúng( một trong hai đứa thường ra cụ) bị lạc đường. Nó vừa đi vừa sướt mướt khóc . Cô con gái thứ ba nhà cụ thấy thế mang về nhà rồi nhờ đài truyền thanh những xã xung quanh thông báo. Mẹ chúng ra xin lại con và từ đấy đi lại như con cái trong nhà. Khi chúng trưởng thành, lấy chồng hết rồi, nhưng nó cứ yêu quí ông bà như thế. Mẹ chúng ốm và mất cách đây đã chục năm mà tình cảm với các cụ và các di ( con cụ ) không những không nhạt đi mà càng ngày càng trở nên gắn bó hơn.  Con cái chúng nó cúng quý các cụ vô cùng. Mỗi lần được ra cụ chơi là chúng ôm vai bá cổ chuyện trò rôm rả.

 Mỗi lần thấy chúng tay xách nách mang ríu rít ra thăm ông  bà là hàng xóm lại trầm trồ ”sao ông bà ấy tốt Phước thế. Người ta máu mủ ruột già chắc gì được quan tâm chăm sóc như vậy”.

Chuyện làng quê