Có một làng quê như thế

Chỉ cách trung tâm Hà Nội 33km về phía Bắc; bạn sẽ nhìn thấy một bến sông phía bên kia sông Cầu. Một bến sông như trong chuyện cổ tích; như mang từ đâu đó ở Tuyên Quang; Cao Bằng về chứ không phải bến sông chỉ cách Hà Nội khoảng 45 – 50 phút đi bằng ô tô hoặc xe máy.
tho-ha-1636975752.jpg

 

Một bến đò to với chiếc thuyền máy chở khách liên tục quay đầu; chỉ mươi phút một chuyến (kể ra thì cứ đò chèo tay như ngày xưa thì thơ mộng hơn; êm đềm hơn. Biết làm sao được; bao giờ cho đến ngày xưa?). Cạnh bến đò là các bậc bến bằng gạch chạy theo mép sông; dài khoảng 25-30m; như để chờ đón khách đến thăm. Trên các bậc bến này; đến ngày hội làng là nơi đứng ngồi đông vui của những phan hâm mộ (cả người làng lẫn khách đến hội làng) mê nghe, mê xem Quan họ Bắc Ninh đang được các liền anh; liền chị đưa đẩy trên những con đò dập dềnh trên sóng nước sông Cầu. Trên bến sông là một cây đa còn trẻ nhưng vòm lá căng tròn như một quả cầu xanh lục khi lá già, xanh cốm khi mới đâm nụ. Tán cây có đường kính khoảng 15m; phía dưới có đặt mấy ghế đá cho khách chờ đò nghỉ chân hoặc tránh nắng hè; thật bình yên. Khi bạn đứng ở bên này bờ sông Cầu và nhìn sang bến đò có bóng đa thanh niên ở bên kia; chắc chắn bạn sẽ tò mò muốn được sang thăm xứ sở thần tiên đó.

cong-lang-1636975799.jpg

Khi bước chân lên khỏi bến đò bạn sẽ nhìn thấy một cổng làng cổ kính; uy nghi; giống như một cổng thành thu nhỏ nằm trong những tán đa cổ thụ. Đó là một trong những cổng làng xưa nhất; đẹp nhất Việt Nam của một làng quê rất đẹp nằm bên bờ sông Cầu (làng ngoài đê); có cái tên cũng rất đẹp – Làng Thổ Hà (làng Đất nước).

Thổ Hà có mái đình cổ kính; có ngôi chùa lâu năm; đều là di tích lịch sử hoặc văn hóa cấp quốc gia. Thổ Hà có những con ngõ được xây bằng mảnh sành; bằng tiểu phế liệu trông như tường thành. Thổ hà có những ngôi nhà cổ được bảo tồn; phục dựng hoàn hảo. Hoàn hảo cả không gian lẫn bố cục; hoàn hảo cả những vật dụng lẫn môi trường sống. Rất nhiều các nhà nghiên cứu; sinh viên kiến trúc hoặc mỹ thuật  đã đến; đã mê mẩn vì những vẻ đẹp đó. Rất nhiều đồ án tốt nghiệp; luận văn thạc sỹ; dự án nghiên cứu được lấy chất liệu từ nơi đây. Đi để đến và đi để trở về đó là làng Thổ Hà; mỗi tuần (khi chưa có dịch Covid -19); thường có từ 2-3 đoàn khách du lịch người Pháp; người Bỉ đến thăm làng Thổ Hà; có những vị khách đã đến nhiều lần mà vẫn còn muốn đến. Có hẳn một quỹ phi chính phủ của các công dân Bỉ hỗ trợ tôn tạo các di tích của làng Thổ Hà.

lang-tho-ha-1636975818.jpg

Ẩm thực của làng Thổ Hà cũng thật độc đáo. Nhà tôi ở Thụy Khuê, Hà Nội; trước cửa nhà tôi là quán bánh cuốn nổi tiếng trên trang mạng luôn tấp nập khách đến ăn và shipper nhận bánh đi giao hàng mỗi sáng. Đầu phố Thụy Khuê là hàng bánh giò cũng nổi tiếng không kém; mỗi chiếc bánh giò giá 17.000 đồng, nếu ăn xong thì no đến chiều. Tuy nhiên; theo tôi, bánh cuốn và bánh giò của làng Thổ Hà ngon hơn nhiều. bánh cuốn Thổ Hà cuốn tròn nhỏ trắng mịn; ăn thơm mềm chứ không cứng như bánh cuốn Thụy Khuê; nhân thịt lợn nuôi cám bỗng rượu tươi ngọt đậm đà; giá chỉ 15.000 đồng -20.000 đồng cho một đĩa đủ to. Bánh giò chỉ to bằng một nửa bánh giò phố Thụy Khuê nhưng bột bánh đủ mềm chứ không bị nát như bánh giò Thụy Khuê; lá gói không bị nhớt; nhân thịt lợn; mộng nhĩ, hành lá luôn dậy mùi thơm hấp dẫn. Tuy nhiên; muốn được thưởng thức bánh cuốn; bánh giò Thổ Hà thì bạn phải có mặt ở chợ Thổ Hà trước 7 giờ sáng mỗi ngày; đến chậm là hết. những món ăn sang đó của Thổ Hà không bao giờ để qua đêm. Du khách nước ngoài thì thích nhất là được trực tiếp đứng bếp làm món nem rán từ sản phẩm bánh đa nem của làng Thổ Hà. Du khách được thực hành bóc bánh nem khi vừa phơi khô; được cuốn nem với nhân thịt; miến..tự làm theo hướng dẫn của chủ nhà; được rán nem ở giữa sân của những ngôi nhà cổ và được thưởng thức những chiếc nem giòn tan, nóng hổi do mình vừa tạo ra – còn gì ngon hơn? Họ suýt xoa vì nem rán ở làng Thổ Hà ngon hơn nhiều nem rán họ từng thưởng thức ở đất nước họ và hơn cả những nhà hàng ở nhiều nơi của Việt Nam mà họ được các hướng dẫn viên du lịch đưa đến. Họ sôi nổi bàn tán về kỹ năng gói nem; rán nem ai hơn ai suốt hành trình trở về tổ quốc của họ và là câu chuyện hay nhất họ kể cho người thân của họ ở nhà. Để rồi những người thân của họ chỉ muốn đi du lịch đến Việt Nam; và đến Việt Nam rồi thì dứt khoát phải đến được Thổ Hà để được cuốn nem; để được ăn nem.

Nếu bạn gặp may gặp những thiếu phụ là người cuốn bánh cuốn để bạn thưởng thức thì bạn là người hạnh phúc nhất. Các thiếu phụ của làng Thổ Hà có nét đẹp nhân hậu, cuốn hút. Tôi từng chứng kiến một ông chú người Hà Nội; được tôi đưa về Thổ Hà để mua rượu thời còn bao cấp. Hai chú cháu tôi đi chiếc xe Vespa cổ về đến bến đò Thổ Hà; tôi xuống bến đò trước mà không thấy ông chú dắt xe xuống. Tôi chạy ngược lên để tìm thì thấy ông chú đang ngây người đứng ngắm một thiếu phụ ngồi tránh nắng ở quán nước ven sông. Thiếu phụ chắc vừa đi chợ về; gánh hàng để bên cạnh; hai má đỏ hồng vì nắng, da trắng lấm tấm mồ hôi; đôi mắt đen láy dưới hàng my dài; rất giống hình ảnh các thiếu phụ Nga trong tranh, trong ảnh. Ông chú đi cùng tôi vốn là kiến trúc sư nên làm sao mà đi cho được khi chợt thấy một tạo hóa hoàn hảo đến vậy.

Thổ Hà còn có rượu và bánh đa nướng; rượu Thổ Hà cũng giống rượu làng Vân; được nấu, cất từ gạo nếp và men thuốc bắc tự làm nên luôn thơm phức. Bánh đa nướng Thổ Hà dày, nhiều vừng lạc nên giòn tan ngon hơn bánh đa Kế; trẻ em rất thích. Các bạn tôi về thăm làng lúc nào cũng được tặng một xâu bánh đa và một can rượu (khoảng 5 lít); khá cồng kềnh vậy mà các quý ông Hà Nội vẫn cười tươi và mang xách món quà khổng lồ ấy về đến tận nhà.

hoi-lang-1636975908.jpg

Người Thổ Hà hay lắm; luôn coi trọng và quý khách; nhất là trong những ngày Hội làng. Vào dịp Hội làng các gia đình trong làng Thổ Hà hầu như  nhà nào cũng có khách. Khách có thể là người làng đi làm ăn xa quê; Tết có thể không về nhưng đến Hội làng là luôn muốn tìm về; khách có thể là khách vãng lai chỉ tò mò muốn tham dự Hội làng đều được đối xử như nhau. Bạn có thể đến thăm bất cứ gia đình nào và luôn được chào đón; đến bữa ăn bạn còn được mời ngồi cùng mâm mà không cần biết lạ quen. Đến hẹn lại lên – đó là câu hát chào tạm biệt của một làn điệu quan họ thường được hát ở Hội làng nhưng cũng chính là slogan của người làng Thổ Hà.

Cứ đến hẹn lại lên bạn nhé; 21 – 22 tháng Giêng là ngày Hội làng Thổ Hà. Người Thổ Hà luôn chờ đón bạn ở xứ sở thần tiên ấy.

Theo Chuyện Làng Quê