Con của lính

Hồng Nga

04/06/2022 01:53

Theo dõi trên

Thế rồi cuối tháng 8 năm 1969 bạn ấy có giấy báo: ĐHY Hà nội . Vui hay buồn đây? một cô gái chưa rời lũy tre làng, chưa biết Hà nội ra sao? Và sự thật là  sẽ phải xa ngoại để ngoại lại sống một mình. Có thể bỏ cuộc được không? Giấy báo ngày 5/9/1969 phải có mặt tại trường. Ngoại động viên: thế là tốt quá rồi cháu ạ, phải cố gắng lên.

con-cua-linh-1654282156.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Đó là ước mơ của cháu và bao nhiêu người mà.

 Bạn ấy lại một mình làm hồ sơ giấy tờ ,mà Ty giáo dục hồi đó ở mãi Thạch Hà . Một mình đạp xe đạp ( may phúc mà còn biết đi xe đạp). Sáng đi sớm ,chiều cả mới về, run lắm .May phúc đến phà Linh cảm có chú bộ đội hỏi: cháu đi đâu? Bạn lí nhí trả lời: cháu về Hương Sơn ạ. Chú ấy lại nói: chú về Sơn Phố , cháu về xã nào? Dạ ! Cháu về Sơn Thịnh. Thế thì cháu phải qua đò, trời gần tối cháu ạ, nhưng đừng lo chú sẽ đưa về .Trong lòng bạn ấy đỡ lo sợ, trên đường đi chú ấy hỏi bao nhiêu là chuyện. Khi biết bạn ấy là con người lính như mình chú càng thương. Rồi chú cùng sang đò ,đưa bạn ấy về  tận nhà rồi mới về Sơn Phố . Ngoại và bạn ấy mời ở lại sáng mai về sớm ,nhưng chú từ chối . Ngoại lo cho bạn ấy mấy bộ quần áo, mua cái áo sĩ quan nữ ( phòng trời rét và hồi đó có các đơn vị bộ đội đóng quân ở quê), một chiếc áo len cộc tay mẹ bạn ấy nhờ người đan cũ . Tất cả hành trang được cho vào một chiếc ba lô .

Đôi dép cao su ,chiếc nón lá mới .

Trước ngày ra đi ngoại mua mấy cân lạc, rang lên, một ấm chè xanh mời hàng xóm và những bạn bè trang lứa chung vui .

Ngày xưa đi học được liên hoan vậy là quá tốt.

Bạn ấy lại thầm ước: giá có bố, mẹ hay anh ,chị ,em thì tốt biết bao? Rồi sáng 3/9/1969 bạn ấy đi bộ , qua truông xuống Vinh chừng hơn

 30 cây số . Ôi cái chân chưa bao giờ đi xa, bám theo mấy bà buôn chuối , mít, chè xanh vã hết mồ hôi .

Sao người ta bảo: “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu “,mà bạn ấy tưởng như con ruồi đậu cũng không còn đập nổi . Thế rồi cũng mò ra được ga Vinh Đến ga lo lắm , đã bao giờ đi đâu , có rất nhiều người.

Mà lại phải xếp hàng mua vé, biết làm sao?

Bỗng có một chú bộ đội hỏi: cháu đi đâu? Dạ! Cháu mua vé đi Hà nội. Thế thì cháu chịu khó ngồi trông đồ giúp chú ,để chú xếp hàng mua vé luôn

Rồi hai chú cháu cùng lên một toa , ngồi cùng ghế.Ngồi trên tàu có người phát cho băng tang đen ,để tang cho Bác Hồ . Thế là thực sự Bác Hồ kính yêu của cả dân tộc đã đi xa .

Sáng hôm sau xuống ga Hàng Cỏ hai chú cháu chia tay. Trước khi đi chú gọi xích lô giúp bạn ấy  . Ga quá đông người, lộn xộn lắm, bạn ấy lúng túng

Được chú xích lô đưa vào trường, lạ hoắc, toàn người lạ. Bạn ấy là dân khu bốn: nói trọ trẹ , mô, tê, răng, rứa nên càng ngại hỏi chuyện. Lúc này ĐHY Hà nội chỉ có hai toà nhà năm tầng sinh viên ở, một nhà ăn hai tầng , một dãy nhà trệt là giảng đường.

Vào làm thủ tục xong tất cả được xếp ở tạm tầng hai nhà ăn ngủ, nghỉ luôn.Ôn hai ngày thì thi , bạn ấy cũng lo lắng. Chẳng biết thi đỗ hay trở về: về thì vui có ngoại nhưng mà xấu hổ. Bởi vì thấy nhiều bạn thi đợt trước không đỗ phải về ,khóc. Thế rồi cũng có kết quả: bạn ấy đã đỗ ,được ở lại trường: vui, buồn đan xen .  Sẽ tiếp tục học sáu năm ở ĐHY Hà Nội ư ?Mấy ngày đó quá buồn: nhớ ngoại, nhớ quê, bạn bè thì lạ . Chỉ dám khóc thầm vì sợ bạn bè thấy xấu hổ.

Từ đây bạn ấy bắt đầu bước vào một chặng đường mới. Không biết rồi sau này cuộc sống sẽ ra sao đây? Tất cả đều đang chờ bạn ấy ở phía trước.

Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Con của lính" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn