Ngày 21/02/2022 vừa qua Chung kết cuộc thi sáng tác thơ ca Đánh Thức giá trị Tiếng Việt – Tìm Kiếm Đại sứ kho báu tiếng việt đã được diễn ra thành công tốt đẹp với kết quả đã tìm ra được 6 Đại sứ đạt giải thưởng và chính thức trở thành ĐẠI SỨ KHO BÁU TIẾNG VIỆT nhiệm kỳ 2022 – 2023. Trong phần phỏng vấn sau chung kết, chung tôi vô cùng hạnh phúc khi nhận được những chia sẻ từ Đại sứ Kho báu Tiếng Việt – Phạm Trà Mị về những tâm huyết và tình yêu của Cô dành cho Tiếng Việt, đặc biết là khi bước ra từ Cuộc thi thì cô đã cảm nhận được những tinh hoa sâu sắc trong Tiếng Việt.
Cô chia sẻ rằng: “Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Tiếng Việt đã trải qua rất nhiều biến thiên thăng trầm cùng lịch sử. Và thật đáng trân trọng khi dự án “Đánh thức giá trị tiếng Việt” đã được tổ chức, trong đó có cuộc thi “Sáng tác thơ ca - Tìm kiếm Đại sứ kho báu tiếng Việt” tạo nên được dấu ấn đặc biệt để lan tỏa tình yêu đối với ngôn ngữ dân tộc để Cô cùng tất cả các Đại sứ và gần 1000 thí sinh trên toàn quốc có cơ hội được tham gia thi tài, học hỏi và tôn vinh giá trị thiêng liêng ấy.
Cô còn nhấn mạnh những thông điệp rằng:
“Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp”, đó là nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nói rằng Tiếng Việt là của cải của dân tộc cho nên chúng ta phải giữ gìn và làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp.
Tiếng Việt đã không ngừng phát triển cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. “Tiếng Việt còn, nước ta còn” là một minh chứng hùng hồn nhất, thuyết phục nhất về sự trường tồn của tiếng Việt cũng như sức sống của dân tộc Việt Nam ta dù phải trải qua rất nhiều năm bị đô hộ, bị các thế lực bên ngoài tìm mọi cách đồng hóa về văn hóa, trang phục,...nhưng sau tất cả, người Việt vẫn nói tiếng Việt và làm đậm đà, phong phú hơn cho bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tiếng Việt là kho báu mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta nhưng nhiều người lại không tự hào khi nói tiếng nói yêu thương của dân tộc mình, đất nước mình nên học đã sẵn sàng nói tục, chửi thề, nói những câu vô ý thức và thiếu văn hóa làm
mất đi sự trong sáng, giàu và đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Chúng ta là người Việt Nam nhưng chúng ta lại không hiểu hết chiều sâu trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, có người biết được dăm ba tiếng Tây tiếng Tàu thì tỏ ra vênh váo, tỏ ra xem thường tiếng nói dân tộc mà ngay từ khi chào đời đến khi bập bẹ và khi phải từ giã cõi đời thì tiếng Việt vẫn luôn bên họ.
Và thật may mắn khi tôi được biết đến cuộc thi “Sáng tác thơ ca, tìm kiếm Đại sứ kho báu tiếng Việt để tôi có thể góp một phần nhỏ bé vào việc lan tỏa giá trị tinh hoa của tiếng Việt thân yêu. Sau gần 4 tháng, cuộc thi đã chính thức khép lại và tối ngày 21/2/2022 với sự tham gia tranh tài của 9 thí sinh chính thức được lựa chọn từ vòng loại. Mặc dù cuộc thi kết thúc trong sự tiếc nuối khi chưa tìm được ngôi vị quán quân nhưng cuộc thi cũng đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi không chỉ tạo nên một cuộc chơi về trí tuệ, cảm xúc mà trên hết vẫn là tình yêu tiếng Việt tha thiết, tình yêu đất nước nồng nàn và niềm tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc. Các thí sinh đến từ các vùng miền khác nhau trên cả nước, thành phần và tuổi tác cũng không giống nhau nhưng điểm chung ở họ là tình yêu mãnh liệt dành cho tiếng Việt, trở thành một gia đình nhỏ với các thành viên yêu thương, đoàn kết lẫn nhau.
Có thể nói, cuộc thi đã đem đến một luồng gió mới, một cách nghĩ khác và hành động khác cho mỗi người dân Việt Nam hướng về tổ tiên - nguồn cội quê hương với tất cả tấm lòng thành kính, trân trọng.
“Tiếng Việt muôn đời là tiếng mẹ”, nó ngọt ngào da diết trong giọng kể chuyện của bà, bằng lời ru của mẹ bên cánh võng năm nào... và “tiếng làng, tiếng nước của riêng ta”. Cho nên người Việt Nam càng yêu mến hơn tiếng nói của dân tộc mình.
Tiếng Việt trải qua dặm dài cùng lịch sử dân tộc, chứng kiến sự thay hình đổi dạng phù hợp với sự lựa chọn khách quan và chủ quan của các thế hệ người Việt Nam để trở thành 1 trong 23 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhất là việc học hỏi và sáng tạo từ bộ chữ cái La - tinh. Vì vậy, nếu bạn đã yêu tiếng Việt thì trước nhất nói và viết phải lựa chọn từ ngữ cho phù hợp trong mỗi lần chúng ta muốn phát ngôn hay trả lời câu hỏi.
Tiếng Việt nói thường nghe như hát bởi những thanh điệu trầm bổng và mỗi thanh điệu ấy cũng ẩn chứa những giá trị đời sống tinh thần. Cho nên mới có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt chúng ta đang nói chuyện với đối tượng giao tiếp là người như thế nào. Và tiếng Việt tiếp tục khẳng định vị thế của nó trong lòng những người quê xa xứ. Nên chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định rồi trong tương lai gần tiếng Việt nhất định sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai được nói nhiều nhất trên thế giới.
Đại sứ Kho báu Tiếng Việt Phạm Trà Mị đã để lại cho chúng ta những thông điệp rằng: “Càng đi sâu vào tìm hiểu giá trị tinh hoa của tiếng Việt thì chúng ta thấy rằng bản thân mình đã có một sự thiếu sót rất lớn khi đã chưa tìm hiểu sâu hơn, chưa nắm thật chắc những nét đẹp vĩnh hằng bất biến của tiếng Việt. Và việc tham gia Dự án cộng đồng đánh thức giá trị tiếng Việt sẽ là một cơ hội để mỗi chúng ta được trở về với nguồn cội, hướng về tổ tiên với lòng thành kính và sự tri ân.
Hoặc nếu bạn cho rằng mình đã am hiểu tường tận về tiếng nói của dân tộc và đủ tự tin thì hãy nhanh chóng tham gia để trở thành những Đại sứ kho báu tiếng Việt ở những cuộc thi sau.
Tiếng Việt mãi là kho báu thiêng liêng mà mỗi chúng ta cần trân trọng, giữ gìn, tiếp tục khơi sâu và lan tỏa mạnh mẽ tinh hoa tiếng Việt để người Việt Nam trong nước hay ngoài nước đều cảm thấy tự hào khi nói ngôn ngữ dân tộc.”
Nếu quý vị là người Việt Nam, là người yêu tiếng Việt và có mong muốn lan tỏa giá trị tinh hoa của Tiếng Việt, thì hãy tham gia và ửng hộ các hoạt động của ĐẠI SỨ KHO BÁU TIẾNG VIỆT PHẠM TRÀ MỊ trong hành trình thực hiện sứ mệnh ĐÁNH THỨC GIÁ TRỊ TIẾNG VIỆT và lan tỏa KHO BÁU TIẾNG VIỆT đến người người, nhà nhà nhé.
Thông tin Đại sứ: http://trami.tiengviet.pro/
Thông tin hoạt động sự án: http://daisu.tiengviet.pro/
Trân trọng!