Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương chia sẻ về kỹ thuật handheld “xoáy góc vô cực”

Vừa qua đạo diễn Phạm Vĩnh Khương công bố đã phát triển thành công kỹ thuật handheld với thao tác máy xoay 360 và 720 độ in-out đồng thời vào chủ thể, tạo 1 hiệu ứng không gian gây ảo giác cho người nhìn, như việc thước phim đã được chuyên gia hậu kỳ xử lý triệt để.

Giải thích cho hiện tượng vật lý khó hiểu này, đạo diễn cho rằng, thực tế việc xoay hay xoáy camera ở góc 180-360 hay 720 không hề xa lạ đối với giới làm phim chuyên nghiệp và kể cả nghiệp dư. Tuy nhiên, đạo diễn Phạm Vĩnh Khương khẳng định, anh là người đầu tiên có thể xoay vòng và xoáy 360 độ trở lên từ camera trực tiếp bằng tay không thông qua gimbal, steadycam, robot hay bất kỳ sự hỗ trợ của thiết bị nào khác mà vẫn touch manual song song nhầm tạo ra không gian “thực ảo” dù chỉ bằng shot quay tiền kỳ.

Đạo diễn Phạm Vĩnh Khương -  người đầu tiên sáng tạo kỹ thuật handheld “xoáy góc vô cực” (Infinite Vortex Roll) tiết lộ, nếu đơn giản chỉ là xoay không chủ đích, không có trọng tâm nhấn vào nhân vật hay chủ thể thì việc thực hiện cú máy này vẫn chưa đến mức phức tạp, nhưng chính vì phải giữ được cự ly, phân bố được trường canh của hướng máy di chuyển, sao cho bám được chủ thể tối đa (tracking tiền kỳ) mới là điều phải tư duy, tập luyện mới có thể thực hiện nhuần nhuyễn, trôi chảy kỹ thuật “khó nuốt” này. 

img-5923-1698936710.PNG

Có 3 điều cực khó để thành công khi handheld xoáy 360-720 hoặc không giới hạn. Thứ 1: cameraman cần tập cách sử dụng hơi thở, trong cú máy này buộc người quay phải hít sâu từ từ rồi nín thở trong khoảng thời gian thực hiện cú máy, hoặc phải tập thở miệng thay vì thở mũi, khi thở miệng, khẩu hình phải mở suốt quãng đường di chuyển. 

Điều này đòi hỏi thời gian tập luyện các kiểm soát, điều phối nhịp thở chứ không phải một ngày một bữa mà người ta có thể làm được. Thứ 2: Người quay phải rèn luyện kỹ năng giữ trọng tâm và thăng bằng thật tốt, điều này bổ trợ cho kỹ thuật tracking - follow focus ở tiền kỳ, nên việc tập luyện đôi chân lúc này là điều vô cùng cần thiết, lưu ý trong quay phim chuyên nghiệp, người sử dụng thiết bị khi di chuyển thực hiện các cú máy tuyệt đối không đi thẳng chân như cách đi lại thông thường, mà phải đi chùn chân, không sa cả bàn chân chạm đất cùng lúc sẽ gây chao và rung khung hình dẫn đến nhảy nét, mà phải từng bước từ gót lăn qua mũi bàn chân hoặc ngược lại trong 1 số kỹ thuật ở tuỳ địa hình khác nhau. 

img-5916-1698936710.jpg

Thứ 3: Kỹ thuật phối hợp của 2 tay áp dụng cho xoay và xoáy là khái niệm phức tạp, hàn lâm mà ngay cả giới quay phim cũng phải nghiên cứu sâu để thực hiện, vì nếu chúng ta chỉ cầm thiết bị cách thông thường, hoặc cầm như con nhà nghề thì chắc chắn không được, phải có thủ thuật cá nhân, sự phối hợp lần lượt giữ cổ tay, mu bàn tay, lòng bàn tay và các ngón tuần tự logic để xoáy tránh gây lệch trục, mất mục tiêu, hoặc thường gặp nhất sẽ là ngón tay bàn tay vô tình che camera hoặc dính vào khung hình sẽ khiến cho shot phim trở nên thiếu chuyên nghiệp, và mất thời gian hậu kỳ. 

Tất nhiên vẫn sẽ còn nhiều kỹ thuật, yếu tố đằng sau nhưng quan trọng nhất vẫn là 3 điều được đề cập phía trên. Hiện tại kỹ thuật xoáy handheld in-out vẫn còn bị hạn chế thiết bị, đối với mỗi thiết bị thì kỹ thuật này cần phải có sự tinh chỉnh, điều chỉnh để có thể thao tác logic nhất.

Ở Smartphone, lợi thế sẽ là gọn nhẹ và mỏng, nên việc xoay hay xoáy máy sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với DSLR hay các body điện ảnh chuyên dụng. Tuy nhiên, vì quá nhẹ, nên smartphone mắc phải nhược điểm giật hình khác cao khi tracking frame tiền kỳ, và đồng thời lệch góc khi thao tác chuyển tay ko chia đều lực chuyển. Tuy nhiên vẫn có cách khắc phục vì cơ bản chỉ cần luyện thao tác chuyển tay thường xuyên, người quay sẽ dễ dàng lái cú máy theo đúng ý đồ của mình. 

img-5915-1698936710.jpg

Lý do đạo diễn Phạm Vĩnh Khương liên tục nghĩ ra những cú máy handheld, không qua công cụ hay thiết bị hỗ trợ là vì anh muốn, không chỉ người giàu mới có thể làm phim, mà ai cũng có thể bắt đầu nếu họ có đủ quyết tâm. Chúng ta luôn chờ phải sẵn có đầy đủ mọi thứ rồi mới nghĩ tới công việc, nghĩ tới đam mê nhưng thực tế chúng ta không hiểu rằng những thứ đắt đỏ nhất thế giới đều từ được làm handmade và trong điện ảnh, handheld lại được mệnh danh là kỹ thuật cao nhất của ngành quay phim, giúp người quay phim có khả năng sáng tạo cú máy không giới hạn. Handheld Smartphone là kỹ thuật trên thiết bị ít tốn chi phí nhất nhưng cơ động, thực tế, dễ dàng nắm bắt khoảnh khắc mà vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp của thước phim khi người quay hiểu rõ cách vận hành nó.