Đệ nhất phu nhân Sierra Leone thanh lịch, tự tin trong tà áo dài Việt Nam

Việc đệ nhất phu nhân Sierra Leone lựa chọn tà áo dài truyền thống đã thể hiện sự yêu mến, ấn tượng về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thanh lịch, duyên dáng trong tà áo dài mềm mại thướt tha nhưng vẫn tự tin, khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Tối 15/3/2022, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân chủ trì tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.

w1-1647438772.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân đón tiếp tổng thống Cộng hòa Sierra Leone và phu nhân

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Julius Maada Bio và Phu nhân Fatima Maada Bio từ ngày 14 - 20/3/2022 theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân.

Đây là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên của hai quốc gia; đồng thời là bước phát triển tích cực và tốt đẹp giữa hai nước trong bối cảnh các nước châu Phi, trong đó có Sierra Leone coi trọng thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Thông qua chuyến thăm chính thức này, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Siera Leone sẽ không ngừng phát triển vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đáng chú ý, tại tiệc chiêu đãi, đệ nhất phu nhân Sierra Leone Fatima Maada Bio đã mặc áo dài truyền thống Việt Nam màu xanh lá cây nổi bật với biểu tượng mang đậm văn hóa Việt.

w2-1647438791.jpg

Buổi tiếp đón được diễn ra tại phủ chủ tịch cùng rất nhiều sự chú ý của chuyền thông trong nước và quốc tế

Đây là bộ áo dài do Á hậu Miss U30 Việt Nam Hoàng Thị Trang Viên và NTK Hằng Nguyễn cùng Liên hiệp Hợp tác kinh tế Việt Nam – Châu Phi (VAECA), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam giúp đoàn Sierra Leone lên ý tưởng và thiết kế, thể hiện sự giao thoa và kết nối văn hóa Việt Nam - Sierra Leone.

Màu xanh nền nã của bộ trang phục thể hiện nét dịu dàng, thanh lịch và sang trọng của đệ nhất phu nhân Fatima Maada Bio. Đây cũng là màu trên quốc kỳ Sierra Leone, tượng trưng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, những vùng đất nông nghiệp phì nhiêu và những ngọn núi hiên ngang giữa đất trời Tây Phi.

Không những vậy, những họa tiết trên bộ áo dài cũng được lựa chọn tỉ mỉ và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Cây tre là bạn đồng hành thủy chung, kiên cường của dân tộc ta từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước và giữ nước "tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín". Cây tre quây quần thân thiết với đời người, in đậm hình bóng vào những sinh hoạt văn hóa mái đình, làng quê, cùng con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, trở thành biểu tượng văn hóa trong thi ca, nhạc họa và in sâu vào tiềm thức con người Việt Nam.

w3-1647438812.jpg

Hai vị phu nhân chụp ảnh lưu niện cùng áo dài truyền thống dân tộc

Hơn hết, hình tượng tre phản ánh cốt cách người Việt: đoàn kết, thủy chung, thanh cao và kiên cường. Trong những áng văn thơ, tùy bút của Thép Mới hay Nguyễn Duy, tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" không chê đất cằn, sương gió, tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người", "không đứng khuất mình bóng râm",...

Nếu như cây tre thể hiện sự giản dị mà cứng cỏi thì biểu tượng chim hạc lại toát lên vẻ mềm mại, thanh cao.  Trong đời sống tinh thần của người Việt, chim hạc biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu, có ý nghĩa về thời gian và trục vũ trụ.

Chim hạc là hình ảnh của sự cao quý sau phượng hoàng, mang ý nghĩa trường thọ và sự minh mẫn trí tuệ của con người, sự thanh cao của những bậc hiền triết, trong sáng, thuần khiết nhưng vẫn ẩn chứa sức sống mãnh liệt, dẻo dai.

Họa tiết trống đồng Đông Sơn- biểu tượng thiêng liêng kết tinh nhiều giá trị của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, được sắp xếp tỉ mỉ, trở thành một điểm nhấn ấn tượng cho bộ trang phục.

Với những họa tiết, màu sắc được lựa chọn cẩn thận và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng như vậy, tà áo dài không chỉ là trang phục mà còn trở thành “sứ giả” quảng bá hình ảnh Việt Nam – Đất nước – Con người và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Sierra Leone nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung.

tramng1-1647326924.jpg

Á hậu Trang Viên cùng phu nhân Sierra Leone cô cũng là người đưa ra ý tưởng cho bộ trang phục của bà 

Việc đệ nhất phu nhân Sierra Leone lựa chọn tà áo dài truyền thống trong buổi tiệc do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân chủ trì đã thể hiện sự yêu mến, ấn tượng của bà Fatima Maada Bio về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thanh lịch trong tà áo dài mềm mại thướt tha nhưng lại rất tự tin, tỏa sáng, khẳng định những giá trị bản thân.

Đây cũng là một trong những quan tâm của bà Fatima Maada Bio trong những ngày ở Việt Nam để trao đổi cơ hội thúc đẩy giao lưu văn hóa, cũng như tăng cường hợp tác để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ ở hai quốc gia.

Được biết, đệ nhất phu nhân Fatima Maada Bio có bằng Cử nhân Nghệ thuật với bằng danh dự về Nghệ thuật biểu diễn của Học viện Roehampton ở London, bằng Cử nhân Nghệ thuật Báo chí tại Đại học Nghệ thuật- Đại học Truyền thông Luân Đôn năm 2017.

z3261028549655-d6761837d178b85844bc580de6ee9133-1647324199.jpg

Nhà Báo Vương Xuân Nguyên và Á hậu Trang Viên cùng đệ nhất phu nhân Cộng Hòa Sierra Leone

Trước khi kết hôn với Tổng thống Julius Maada Bio, bà Fatima Maada Bio là một nữ diễn viên, nhà biên kịch và nhà sản xuất phim từng đoạt nhiều giải thưởng quan trọng.

Năm 2000, bà giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu châu Phi và sau đó bắt đầu làm nghệ thuật. Bà đã viết, diễn, và sản xuất các bộ phim Hollywood bao gồm "Batter", "Shameful Deceit", "Expedition Africa", "My Soul". Bà đóng vai chính trong bộ phim "Mirror Boy" và giành giải "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất" tại lễ trao giải ZAFAA 2011.

Năm 2013, bà đã giành giải Pan-African "Người phụ nữ của năm" từ 'Tất cả các truyền thông châu Phi'.

z3261028553522-a695a635d1d563d5b53a84b73ae46991-1647324112.jpg

Á hậu Trang Viên cùng đệ nhất phu nhân Cộng Hòa Sierra Leone 

Cùng năm này, bà giành giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Oscar châu Phi ở Washington DC, giải thưởng Gathering of African Best (GAB) vì đã thúc đẩy một cái nhìn tích cực về người châu Phi trên khắp thế giới.

Không những vậy, bà Fatima Bio còn được biết đến là một trong những người có ảnh hưởng quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Julius Maada Bio.