Đến với bài thơ “Tiếng đập cánh”

Tình cờ tôi được đọc bài thơ “Tiếng đập cánh” của Lương Mỹ Hạnh trên trang cá nhân của chị. Đầu tiên phải nói tôi rất trọng những nick dùng tên thật, ảnh cá nhân thật (không 360 độ càng tốt). Ít nhất nói lên họ là người trung thực. Lương Mỹ Hạnh là người trong số đó.
my-hanh1-1621339321.jpg
 

Tình cờ tôi được đọc bài thơ “Tiếng đập cánh” của Lương Mỹ Hạnh trên trang cá nhân của chị. Đầu tiên phải nói tôi rất trọng những nick dùng tên thật, ảnh cá nhân thật (không 360 độ càng tốt). Ít nhất nói lên họ là người trung thực. Lương Mỹ Hạnh là người trong số đó.

Bài thơ khá thú vị. Nguyên văn:

Lương Mỹ Hạnh

Tiếng đập cánh

 

Tiếng đập cánh tìm bay

trong chiếc lồng hẹp

Tán lá nín thở lặng im

Tiếng đập cánh vọng trong bóng tối

Khu rừng thức giấc lắng nghe.

 

Đêm hóa những chiếc nan thành cây cổ thụ

Chiếc lồng hóa khu rừng

Tiếng đập cánh bỗng nhiên nhỏ lại

Rồi mất hút.

 

Ngày mới

Có kẻ đong giọng hót từ chiếc lồng

Rót vào ly.

LTMH

my-hanh2-1621339365.jpg
 

Lời bàn: Khổ đầu bạn đọc có thể hình dung ra con chim cảnh được nuôi trong lồng (bây giờ từ thành thị đến nông thôn đều chơi chim theo kiểu này). Thậm chí có cả Hội Chim cây cá cảnh. Chim phải được bay, sở hữu đôi cánh để bay, để làm chủ bầu trời. Thật bất hạnh nếu bị nhốt vào lồng. “Tìm bay”, những con chim bị nhốt rất khao khát. Bạn có thể một lần nhìn thấy bằng mắt, nghe bằng tai thấy cảnh con chim bị nhốt đập cánh, vùng vẫy; đến mức động lòng trắc ẩn “Tán lá nín thở lặng im”.

“tiếng đập cánh vọng trong bóng tối

khu rừng thức giấc lắng nghe”

Chim thường “tìm bay” ban ngày- và chủ yếu thế, đêm nó ngủ. Tại sao “tiếng đập cánh vọng trong bóng tối?”. Ở đây “bóng tối” là ẩn dụ của việc mất tự do, bị giam cầm, cảnh “chim lồng, cá chậu”. Và nữa, “khu rừng thức giấc lắng nghe”, là thủ pháp thơ Lương Mỹ Hạnh muốn gửi gắm một vấn đề nhân sinh. “Khu rừng” cũng không thể ngủ. Con chim thuộc về rừng, chim bị nhốt, rừng không còn đúng nghĩa. “Khu rừng” sống là phải đầy đủ cây xanh (thảm thực vật), chim kêu vượn hót... (thảm động vật). Khu rừng cũng hồi hộp, số phận chim cũng là một phần số phận rừng trong “chiều kích” sinh thái, biện chứng.

“Đêm hoá những chiếc nan thành cây cổ thụ

Chiếc lồng hoá khu rừng

Tiếng đập cánh bỗng nhiên nhỏ lại

Rồi mất hút”.

Tác giả thơ không chỉ nhìn thấy/ nghe thấy bằng các giác quan; khác người thường, chị nghe “tiếng đập cánh” tìm bay bằng trái tim và có một giấc mơ thánh thiện dành cho con chim đang chịu cảnh “ngục tù”. Mơ ước thánh thiện về tự do. Vâng, ngay cả giấc mơ cũng đang bị cầm tù.

“Ngày mới

Có kẻ đong giọng hót từ chiếc lồng

Rót vào ly”.

Con người luôn ích kỷ. Việc cầm tù những con chim quý hiếm, hót hay vào lồng cũng để thỏa mãn sự ích kỷ của con người. Săn bắt, buôn bán, tận diệt. Giọng hót của con chim được đong, được rót vào ly...nhấm nháp. Tự do của con chim/ ngay cả của con người đang được bày trên mâm, ngâm trong hũ vì lợi của ai đó, nhóm người nào đó?

“Tiếng đập cánh” ngoài “tầng nổi” là bài thơ của sinh thái (một loại hình văn học phát triển đầu thế kỷ 20, nên không mới); nhưng còn có một “tầng chìm”. Vì thế, đây là bài thơ hay, giàu tư tưởng.

18/5/21 - NĐH