Điện ảnh là lĩnh vực đặc thù nên không hề dễ kiếm nhà đầu tư

Tại buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được các cơ quan quản lý trả lời đầy đủ, chân thực và khách quan.
4-1679665391.jpg

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy chủ trì cuộc họp báo

Nhiều phóng viên đặt câu hỏi về việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam

Câu chuyện của Hãng phim truyện Việt Nam chưa được giải quyết dứt điểm. Do nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) chưa đưa ra được tính toán chi phí hợp lý.

chi-1679665427.jpg

Bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ VH -TT & DL

Số phận của những bản phim.

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của PV về số phận của những bản phim, phương tiện quay phim gắn liền với lịch sử gần 70 năm của Hãng phim truyện Việt Nam này hiện đang bị hư nỏng nặng, không có khả năng phục hồi do bị bỏ rơi quá lâu, bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ VH-TT & DL cho biết, những bản phim hiện được lưu trữ tại hãng phim là phiên bản, còn bản gốc đã được lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam.

2-chi-1679665452.jfif

Bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ VH -TT & DL

Bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Bộ VHTTDL cho biết thêm: "Nếu Hãng phim truyện Việt Nam có tất 291 phim đang lưu tại Hãng thì có 278 bản phim gốc đã được lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam. Tất cả các bản phim được Nhà nước đầu tư đều có bản phim gốc lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam. Còn 13 phim còn lại, không lưu tại Viện Phim Việt Nam vì đây là những phim Hãng này làm theo đơn đặt hàng của các đơn vị bên ngoài như "Điện ảnh chiều thứ Bảy" của Đài Truyền hình Việt Nam và các phim hợp tác sản xuất bên ngoài. Vì thế chúng ta có quyền yên tâm là các bản phim gốc đang được bảo quản tốt và không lo sợ sẽ bị mất mát".

Nhắc đến vấn đề nhiều năm qua, các cán bộ, công nhân viên và nghệ sĩ thuộc biên chế của Hãng Phim truyện Việt Nam không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Bộ VH - TT & DL cho biết, có 2 vấn đề khiến cho những vấn đề tồn tại ở Hãng Phim truyện Việt Nam đã trở nên luẩn quẩn, chưa tìm được hướng giải quyết. Theo đó, trước đây, khi triển khai  ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về việc đề nghị Bộ VH - TT & DL thu hồi cổ phần ở Hãng Phim truyện Việt Nam, trả lại tiền cho nhà đầu tư chiến lược…

1-1679665514.jpg

Toàn cảnh buổi Họp báo

Bộ VH - TT & DL đã nghiêm túc thực hiện, nhưng chưa đạt được như mong muốn, do Tổng Công ty vận tải thuỷ Vivaso chưa đưa ra văn bản tính toán chi phí và đề xuất số tiền đã bỏ ra. Phía Vivaso không hợp tác tích cực trong việc này. Bộ đã đưa ra những văn bản lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, đã có ý kiến về cơ sở pháp lý để thu hồi cổ phần và hoàn trả lại tiền cổ phần hóa thì hai Bộ này cho biết không phù hợp pháp luật. Vì vậy Bộ không thể đơn phương thực hiện.

Nhà đầu tư chiến lược thiếu hợp tác.

Liên quan đến việc thu hồi vốn của Tổng Công ty Vận tải thủy (VIVASO), bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ VH - TT&DL cho biết, do thiếu sự hợp tác từ phía nhà đầu tư chiến lược này nên chưa thể thực hiện sau nhiều năm.

Bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ VH - TT & DL cũng cho biết thêm, "Nếu Vivaso đưa ra số tiền cụ thể, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đó sẽ đưa vào dự toán chi hàng năm của Bộ VH - TT & DL, tất cả đều phải có quy trình. Thêm vào đó, ngày 22/3, Bộ VH - TT & DL có báo cáo chi tiết với Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái rất cụ thể, chi tiết về lộ trình cổ phần hoá Hãng Phim truyện Việt Nam. Không những bộ VH - TT & DL phải báo cáo mà cả Thanh Tra Chính phủ cũng báo cáo về việc này. Hai báo cáo đều trùng khớp. Cho tới nay chúng tôi chưa nhận được hướng dẫn cụ thể từ Thủ tướng”.

3-1679665660.jpg
Bộ VHTT & DL cũng đã bàn các phương án tìm nhà đầu tư chiến lược

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, Bộ VH – TT & DL cũng đã bàn các phương án tìm nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, do điện ảnh là lĩnh vực đặc thù nên không hề dễ kiếm nhà đầu tư.

Bộ VH - TT & DL cũng đã làm việc với một số đơn vị, trong đó VOV đã có văn bản trả lời không đủ nguồn lực về tài chính. Chính vì thế, đến thời điểm hiện tại, Bộ vẫn chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược mới thay VIVASO.

Điện ảnh là một ngành đặc thù, mấy năm qua Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên hiện tại chưa có dấu hiệu tìm ra nhà đầu tư chiến lược khác.