Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 2)

PGS TS Cao Văn Liên

21/04/2024 06:08

Theo dõi trên

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.

Kỳ 2

Trong chiến dịch thu đông 1952 này, Pháp đã bị tiêu diệt và bắt sống 6.029 lính. Quân đội nhân dân Việt Nam đã xóa bỏ và chiếm 85 vị trí, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1.459 chiếc dù, mở rộng quyền kiểm soát thêm 28.000km2 đất đai với 250.000 dân, trong đó có thị xã Sơn La và toàn tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản). Tron khi đó ở đồng bằng Liên khu Ba, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 12 đơn vị cỡ đại đội, diệt 4.031 lính Pháp, bắt 1.746 lính, mở rộng nhiều khu căn cứ ở đồng bằng sông Hồng, nối liền vùng kiểm soát Tây Bắc với chiến khu Việt Bắc, nối Tây Bắc với Thượng Lào.

  Tháng 4 đến tháng 5 năm 1953, quân đội Pháp còn thất bại ở Thượng Lào. Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với quân đội Pa Thét Lào tấn công nhằm giải phóng hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, tiêu diệt sinh lực Pháp, mở rộng căn cứ địa kháng chiến của Lào. Liên quân Lào-Việt đã tiêu diệt và bắt sống 2.800 lính Pháp, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng  Khoảng và tỉnh Phong Xa Lỳ với diện tích 4000km2 và hơn 300.000 dân.

  Càng về sau, Quân đội nhân dân Việt Nam càng ở vào thế chủ động tấn công vững chắc, quân Pháp lâm vào thế bị động chiến lược, các kế hoạch quân sự đều thất bại. Trong tám năm chiến tranh, Chính phủ Pháp đã sụp đổ liên tục, thay liên tục 6 tướng 4 sao ở Đông Dương là Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp: Leclerce, từ tháng 4 năm 1945 đến tháng 6 năm 1946 do bị thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Tướng Valluy thay thế từ tháng 7 năm 1946 đến tháng 5 năm 1948 bị triệu hồi do thất bại trong chiến dịch thu đông năm 1947. Tiếp đó tướng Blai Jat thay thế từ tháng 9 năm 1949 phải về nước vì không thực hiện được chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt"” Tướng 4 sao M. Corgente sang thay nhưng nhưng bị hồi chức vì thất bại trong chiến dịch Biên Giới tháng 7 năm 1950. Tướng Delattre DeTasisigny cũng bị thua trận liên tục và phải về nước nhường chỗ cho tướng Raul Salan. Nhưng tướng Salan bị đánh bại trong chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Tháng 5 năm 1953, Salan phải về nước. Đây là vị tướng 4 sao trụ được lâu nhất trong chiến tranh Đông Dương.

  Như vậy, một mình tướng 4 sao Võ Nguyên Giáp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lần lượt đánh bại 6 tướng 4 sao của ta. Phải chăng ta thất bại liên tục ở Đông Dương do thiếu một vị Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp tài năng, khả dĩ có thể đương đầu được với Đại tướng Võ Nguyễn Giáp? Vấn đề này các ngài trong Chính phủ hết sức lưu ý để sau khi nghe xong bản báo cáo này phải giải quyết ngay trong hội nghị này.

  Tổng thống V. Auriol  ngừng một lát và nói tiếp:

 -Xin mời ngài Thủ tướng Rene Maver.

  Thủ tướng Rene Maver bước lên và nói:

-Thưa các ngài, các ngài vừa nghe bản báo cảo của Bộ quốc phong do ngài Tổng thống trình bày tình hình chiến tranh Đông Dương từ 1945 đến nay. Tôi chỉ nói thêm một điều là, cuộc chiến tranh này kéo dài tốn gần chục vạn sinh mạng của thanh niên Pháp và thanh niên bản xứ, chiến tranh đã ảnh ghưởng sâu sắc đến xã hội, chính trị và tài chính. Riêng chi phí cho chiến tranh tới nay, giữa năm 1953, 73% chiến phí của chiến tranh Đông Dương là vay của Hoa Kỳ, chưa tính số vũ khí họ viện trợ cho Pháp là 200 triệu Franc cho cuộc chiến này. Tổng cộng Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pháp trên 400.000 tấn vũ khí các loại. tổng cộng cả kinh tế và quân sự, chúng ta đã vay của Hoa Kỳ lên đến 2,7 tỉ USD, riêng quân sự đã lên đến 17 tỉ USD, dự kiến sang năm 1954 sẽ lên 1, 3 tỉ USD nữa. Hiện nay, ở Đông Dương, trong tất cả các cấp độ của quân đội Liên hiệp Pháp đều có hệ thống cố vấn Mỹ. Những cố vấn Mỹ có thể đến kiểm tra bất cứ đơn vị nào và ở đâu của quân đội Pháp mà không cần thông qua Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Nếu không có giải pháp quân sự và chính trị để chiến thắng, chúng ta đã và đang trở thành người đánh thuê cho Mỹ. Tham vọng của Mỹ trong chiến lược toàn cầu và ở Đông Nam Á không nhỏ và đang lộ rõ.

-Thất bại về quân sự trong chiến tranh Đông Dương đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và chính trị Pháp, phong trào phản đối chiến tranh Đông Dương ngày càng gia tăng khiến xã hội bất ổn. Nhiều Chính phủ của Đệ tứ cộng hòa lung lay, thậm chí sụp đổ bởi sức ép của dư luận và cử tri.

  Thủ tướng Pháp dừng lại uống một ly trà và nói tiếp:

-Giải pháp của chính phủ Pháp với cuộc chiến tranh này là ra khỏi chiến tranh bằng cách ký một hiệp ước trên thế mạnh, bảo vệ được những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương. Muốn vậy, chúng ta cần phải có một chiến thắng về quân sự để áp đảo đối phương trong đàm phán, buộc họ phải ký một hiệp định theo ý muốn của chúng ta. Mấu chốt của chiến thắng này là phải có một tướng tài ở Đông Dương. Mong các ngài đề cử cho một Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp khả dĩ mang lại chiến thắng để chúng ta nhanh chóng ra khỏi cuộc chiến tranh này trong danh dự và bảo vệ được quyền lợi không chỉ ở Đông Dương mà còn các xứ thuộc địa châu Phi của Đế quốc Pháp.

  Thống chế Alphonse Juin đứng dạy nói:

-Thưa các ngài, tôi xin đề cử một tướng lĩnh của quân đội Pháp có thể xoay chuyển được cục diện chiến tranh, mang lại chiến thắng quân sự đáp ứng sự mong mỏi của Chính phủ và các vị. Đó là tướng Henri Eugene Navarre. Navarre sinh ngày 31 tháng 7 năm 1898, năm nay mới 55 tuổi, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và tham gia chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945). Đây là một vị tướng dầy dạn kinh nghiệm qua hai cuộc đại chiến. Tôi tin tưởng tướng Navarre có thể đánh bại quân đội nhân dân Việt Nam, đem lại chiến thắng mà chúng ta đang mong đợi.

  Sau ý kiến của Thống chế Juni, Tổng thống V.Auriol hỏi một vài ý kiến nữa trong Chính phủ, cuối cùng Tổng thống kết luận:

-Vậy Chính phủ đã nhất trí bổ nhiệm tướng Henri Navarre làm Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương thay cho tướng Raul Salan.

  Đó là ngày 7 tháng 5 năm 1953.

  Ngày 19 tháng 5 năm 1953, H. Navarre bay sang Sài Gòn, ở lại Đông Dương nghiên cứu tình hình chiến sự đến đầu tháng 7 năm 1953. Ngày 3 tháng 7 năm 1953 trở lại Pháp, sau đó cũng tại điện Lyvoro? Trong một căn phòng sang trọng, những chùm đèn pha lê trên trần chiếu sáng rực rỡ, nền phòng trải thảm đỏ, những chiếc bàn ghế màu gụ bằng gỗ quý chạm khắc tinh vi hoa văn kiểu La Mã. Có mặt trong phòng là Tổng thống Vincent Auriol, Thủ tướng mới nhậm chức Joseph Laniel, Thống chế A.Juin và các quan chức quân sự, trong đó có Navarre vừa từ Đông Dương về. Trên bàn đặt nhiều cốc rượu sampanho đã được rót đầy. Tổng thống V. Auniol nói:

-Thưa các ngài, sau khi được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, ngài H. Navarre đã sang Đông Dương nghiên cứu thực tế tình hình quân sự của ta và của đối phương. Hôm nay chúng ta tới đây để nghe ngài H.Navarre trình bày kế hoạch tác chiến trong thời gian tới để mang lại chiến thắng quân sự cho quân đội Pháp, khả dĩ giúp nước Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh hao người tốn của trên thế mạnh, vẫn giữ được những quyền lợi của ta ở thuộc địa này. Nào, xin mời các ngài nâng chén mừng ngài H. Navarre vừa từ Đông Dương xa xôi trở về.

(Còn nữa)

CVL

Bạn đang đọc bài viết "Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 2)" tại chuyên mục Nghiên cứu. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn