Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững năm 2022

 

Sáng ngày 18/4/2022, tại hội trường của trường Đại học Khoa học, Viện nghiên cứu và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các chuyện gia tổ chức Diễn đàn với chủ đề: “Phát triển công nghiệp sáng tạo cho các nghành nghề truyền thống Huế”.

img-20220419-121545-1650345397.jpg
 

TS Cung Trọng Cường - Viện trưởng Viện Nghiên Cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại diễn đàn

Tham dự Diễn đàn có TS Cung Trọng Cường – Viện trưởng Viện Nghiên Cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, TS.KTS Đặng Minh Nam – Phó viện trưởng viện nghiên cứu, KTS Nguyễn Đình Hòa – nhà sáng lập LAITA Design, Đồng sáng lập LAITA Store, PGS.TS Trần Ngọc Tuyền – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, các doanh nghiệp sản xuất, cá nhân, tổ chức làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ và các bạn sinh viên cùng tham dự.

img-20220419-121548-1650345387.jpg
 

Các diễn giả tham dự và chia sẻ những đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp sáng tạo cho các ngành nghề truyền thống.

Theo TS. KTS Đặng Minh Nam, hiện nay Thừa Thiên Huế có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, 37 nghệ nhân và thợ thủ công có tay nghê cao trên 123 địa điểm như: Hội nghề đúc Huế, Hội nghề bún Vân Cù, Hội nghề kẹo mè xửng Huế, Hội nghề mau cảnh Thế Chí Tây. Đặc biệt trong đó có 16 nghệ nhân cấp tỉnh, 01 nghê nhân Nhân dân được Chủ tịch nước phong tặng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn của đại dịch Covid 19 những năm gần đây và ảnh hưởng của thiên tai đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động các nghề, làng nghề. Ước tính giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2021 tại 32 nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận khoảng 228.000 triệu đồng (Giảm khoảng 40% so với năm 2020).

Làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ, phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nhằm xây dựng mục tiêu thực hiện Nghị 54 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến 2045, trên quan điểm “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp  công nghệ cao là nền tảng” thì phát triển nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, bảo tồn các giá trị văn hóa là một trong những con đường để thực hiện hóa mục tiêu trên. Việc phát triển công nghệ, cải tiến kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhằm tạo nên những sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưu thích.

img-20220419-121541-1650345421.jpg
 

Các diễn giả và khách mời chụp hình kỉ niệm

img-20220419-121543-1650345421.jpg
 

KTS. Nguyễn Đình Hòa – nhà sáng lập LAITA Design, Đồng sáng lập LAITA Store trình bày tại diễn đàn.

Theo KTS Nguyễn Đình Hòa, công nghiệp sáng tạo là ngành khai thác hiểu biết, tri thức của cong người. Trong phần trò chuyện của mình, KTS Nguyễn Đình Hòa chia sẻ các giải pháp thiết kế sáng tạo mẫu mã cho các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế cũng như trao đổi, thảo luận hướng phát triển của công nghiệp sáng tạo cho các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ Huế. KTS Hòa cũng chia sẻ với sinh viên, các starup trẻ quy trình thiết kế sản phẩm sáng tạo từ cách lên ý tưởng, sử dụng ứng dụng, tạo ra cung cụ, thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh.

Diễn đàn cũng dành nhiều thời gian cho những người hoạt động lĩnh vực sáng tạo và các bạn sinh viên, strarup trẻ có thể hỏi và đông góp ý, đề xuất chiến lược phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của tỉnh trong tương lai, nhất là giải pháp vừa sáng tạo vừa phát triển.