Quê Cha Đất Tô
Đây là một trong 5 đề tài chính của gốm sứ Hữu Nhật (Về quê cha Đất Tổ; Theo chân Bác; Tình Mẹ; Sắc màu quê hương; Nhìn ra thế giới). Về quê cha Đất Tổ chủ yếu được nghệ nhân Hữu Nhật xoay quanh các tác phẩm chính như Đền Hùng, về di sản văn hoá, về quê hương Phú Thọ, về rừng cọ đồi chè…
Về quê cha Đất Tổ cũng chính là một trong những đề tài được nghệ nhân Hữu Nhật tâm đắc nhất. Nghệ nhân Hữu Nhật được sinh ra và lớn lên trên quê hương Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đât nước còn chiến tranh, cũng như bao thanh khác, ông đã đi bộ đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng Miền Nam.
Sau khi đất nước được thống nhất, ông trở về quê hương Phú Thọ, làm nhiều nghề để sinh sống. Từng trải qua cuộc kháng chiến, nên trong lòng ông ra riết một tình yêu quê hương đất nước. Ông rất tâm đắc với hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bổng hóa tâm hồn”, và ông nghĩ mình cần phải làm một cái gì đó cho quê hương, đất nước.
Có lần ông tâm sự: “Mình biết ơn ông cha mình và những lớp đàn anh đã cống hiến cả đời mình, hy sinh biết bao nhiêu sương máu để đất nước có ngày hôm nay. Mình muốn đất nước mình có cái văn hoá, sống biết ơn, không phải bây giờ mà mãi mãi cho mai sau”. Và thông qua nghệ thuật hội hoạ, bằng hình ảnh, lời văn, câu thơ được tạc vào gốm sứ được chìm dưới nhiều lớp men và nung chảy thành đá, để một thời oanh liệt, vẻ vang của ông cha vang vọng mãi với con cháu mai sau. Chính vì vậy mà ông đã tập trung vào sản xuất gốm sứ, và những tác phẩm của ông cũng trĩu nặng những những nỗi niềm và tâm tư ấy.
Gốm sứ nghệ thuật Hữu Nhật
Tất cả những nguyên liệu để làm ra gốm sứ Hữu Nhật đều từ chính quê hương ông ở Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (xã Đào Xá có nguồn đất Cao lanh quý hiếm, đất Cao lanh ở đây hội tụ đủ 3 loại oxit, đó là oxit Silic SiO2, oxit Nhôm Al2O3 và oxit Kiềm K2OnaO2). Gốm sứ Hữu Nhật được những bàn tay cần cù chịu khó của những người công nhân chọn lựa từng hạt, từng viên từ trong lòng mỏ, nghệ nhân Hữu Nhật thường gọi là “ngọc đất Tổ” để làm ra những sản phẩm với tiêu chí là Trắng – Trong – Tròn – Mỏng.
Gốm sứ Hữu Nhật 100% là sứ Thấu quang, và được nhiều nghệ nhân thường ví trong như ngọc, trắng như ngà. Với những tác phẩm sứ nghệ thuật được xây dựng với bố cục chặt chẽ, từ bố cục tác phẩm đều chi tiết hội hoạ, được người hoạ sỹ tài ba thổi hồn vào sứ một cách nhuần nhuyễn.
Hình ảnh Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, hình ảnh những người mẹ mòn mỏi ngóng chờ con, những người vợ khắc khoải chờ chồng được vẽ trên gốm sứ Hữu Nhật đều rất đẹp, chỉ cần nhìn một lần những hình ảnh đó có thể in đậm mãi trong tâm trí của những người yêu thích nghệ thuật gôm sứ Hữu Nhật. Mặc dù chiến tranh đã rời xa, nhưng xem gốm sứ Hữu Nhật, ta lại thấy những ký ức bất ngờ ùa về, như nhắc nhở chúng ta biết về một thời để nhớ, một thời để biết ơn.
Những hình ảnh về quê hương, đất nước, cây đa bến nước sân đình, những cánh cò, cánh vạc, trong lời ra câu hát, những hoa bưởi, hoa xoan, những cánh bướm, cánh chuồn chập chờn trong nắng… Chính vì vậy mà xem gốm sứ Hữu Nhật ta càng thấy thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Phú Thọ được coi là vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi đây có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời, với những di chỉ khảo cổ văn hoa Sơn Vi, Đồng Đậu, làng Cả và có rẩt nhiều đình chùa, lăng, tẩm còn quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt Nam ta. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ và khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Và đặc biệt là những điều nói trên như đền Quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được nghệ nhân Hữu Nhật đưa vào gốm sứ trong đề tài “Quê cha Đất Tổ”.