Nhà thơ Nguyễn Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Lan, Hội viên Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh. Tập thơ Về với ruộng đồng do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2022.
Về với ruộng đồng là một tập thơ lục bát hay, tập thơ bao gồm 156 bài thơ lục bát, trong sô đó có 6 bài thơ được nhạc sỹ Giao Tiên phổ nhạc (các bài thơ được phổ nhạc như Về Cổ Châu; Chuyến đò chiều; Lời ru cứ ngỡ bình thường; Ta về chiều tím sân đình; Đò chiều và bài Mùa hoa gạo) và hai bài thơ được nhạc sỹ Lê Trung Tín phổ nhà là bài Mẹ đã sinh anh và bài Nhặt buồn.
Xuyên suốt tập thơ, tác giả đã thể hiện được tình cảm của mình với những người thân yêu, như viết về cha (Cha tôi), viết về anh (Nói với anh, Tìm anh), viết về chị (Tiễn chị). Đặc biệt là tác giả viết rất nhiều bài về người mẹ, trong số 156 bài thơ thì có đến 15 bài tác giả viết về người mẹ như các bài Vắng mẹ, Mẹ đã sinh anh, Bóng mẹ trên đồng, Đời mẹ, Đói no nhớ mẹ, Mẹ về trong những câu thơ, À ơi tiếng mẹ, Tôi về thăm mẹ thăm quê, Mẹ là một góc chân quê,Mẹ tôi đi bán hàng cang, Vu lan nhớ mẹ, Nhớ lời mẹ xưa… Ngoài ra trong rất nhiều bài thơ khác trong tập thơ, những câu thơ viết về mẹ cũng được tác giả viếtt nhiều lần.
Về với ruộng đồng còn có những bài thơ hay được tác giả viết về tất cả các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, ví dụ như những bài Tháng chạp, Nhớ tháng hai, Xuân tháng hai, Tiếng kêu tháng ba, Sấm tháng ba, Sang hè, Hạ chín, Tháng chín, Tìm về tháng chín, Níu thu, Ba thu, Tháng năm rồi lại tháng mười, Đông tàn…
Tất cả tập thơ đều là lục bát, câu từ dễ hiểu, hay, đọc cũng dễ thuộc. Các bài thơ tác giả viết cũng không dài, có 13 bài thơ được tác giả viết chỉ với 4 câu thơ vi dụ như các bài Im lặng, Cố hương, Tìm hạ, Hạ vàng, Vào hạ, Đêm buồn, Ta buồn, Lặng lẽ, Tìm anh, Bóng Quỳnh dưới trăng, Tặng người tri kỷ, Đêm hoang hoải, Đêm nay. Các bài còn lại thường cũng chỉ với ba khổ thơ 12 câu, bài dài nhất trong tập thơ là bài Kim Vân Kiều truyện được tác giả viêt 12 khổ thơ với 48 câu.
Về với ruộng đồn, bài thơ được đặt tên cho cả tập thơ;
Sinh ra từ cuối cánh đồng
Cày bừa chả biết, cây trồng lơ mơ
Bước chân ra phố ngẫn ngơ
Dòng người lại lẫm tình vờ mượn vay.
Thương mùa nắng gió heo may
Câu thơ mẹ hát nhớ ngày nằm nôi
Phố phường tấp nập dòng trôi
Ta như đứa trẻ mồ côi giữa đường.
Về thôi tìm bến sông thương
Trầm mình gột rửa bụi sương tháng ngày
Hồn quê chếnh choáng men say
Xoè bàn tay nắm thơm vầy bùn non!
Nói về thơ, tác giả cũng đã từng viết: Ngược đường chỉ thấy gió đông/Ngược câu thơ cũ tìm đường cỏ hoa/Một mình đi giữa phong ba/Thấy trong khao khát hoa ra biển đời” (Trải lòng với thơ).Bài thơ Ba thu tác giả viết: Tính năm thì vẫn chưa tròn/Tính ngày ở mốc hãy còn lửng lơ/Ba thu chỉ đợi với chờ/Nằm trong nỗi nhớ niềm mơ cách rào… Nói về Ba thu, Nguyễn Du cũng đã từng viết: “Sầu đong càng lắc càng đầy/Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”, Nguyễn Du nói về nỗi buồn Càng lắc thì càng đầy, nổi buồn khi ta càng gặm nhấm nó thì nó lại càng lớn thêm lên chứ nó chẳng vơi đi chút nào. Với Nguyễn Quỳnh có lẽ cũng vậy, “Ba thu chỉ đợi với chờ” (bài Ba thu trang 179).
Với bài thơ Mẹ đã sinh anh, bài này được nhạc sỹ Lê Trung Tín phổ nhạc. Với hai câu thơ cuối: “Vần thơ em viết hôm nay/Qua anh đến mẹ tỏ bỳ tri ân”. Đọc câu thơ này chúng ta thấy thật ấm áp, và chan chứa nghĩa tình, dẽ làm chúng ta liên tưởng đến hai câu thơ của nữ thi sỹ Xuân Quỳnh: “Chắt chiu từ những ngày xua/Mẹ sinh anh để bây giờ cho em” (bài thơ Mẹ của anh).
Nhìn chung Về với ruộng đồng là một tập thơ Lục bát hay, dễ đọc và đọc thì dẽ nhớ, và đây cũng là một thành công của nhà thơ Nguyễn Quỳnh. Trước tập thơ này, tác giả cũng đã có tập thơ hay “Khúc vọng hồn quê” Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2019.