Dư âm vọng mãi

Sau Hội sách CHUYỆN LÀNG QUÊ nơi phương Nam sôi động là hôm nay (26/11) : Gặp gỡ Chuyện Làng Quê- Hà Nội.

du-am-1669529139.jpg

Những tác giả có tác phẩm đăng sạch "Truyện ký 1 Chuyện làng quê

 

Bao kế hoạch tỉ mỉ cùng sân khấu lộng lẫy như trêu người ốm nằm nhà là tôi. Liên khúc tình yêu quê hương của các cô gái áo dài làm tôi mê mẩn... giờ G đã điểm.

Xuyên suốt buổi lễ mang không khí ấm áp gia đình này là hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lúc rơi lệ, lúc tự hào... nhóm mình đây sao?

Có lẽ mỗi anh Nguyễn Văn Noi là quen thuộc trong vai Em-xi lịch lãm (chẳng giống khi bông đùa ở nhóm Quản trị đâu).

Đầu tiên Kim Oanh Đào khác lạ. Ghét, cứ nhận là Mầu mà Mầu nay sang trọng trong áo dài vừa vặn. Màu vàng cùng hoa văn áo ai chọn mà lung linh hài hoà trên sân khấu hoa ngập tràn? Giọng Mầu ấm áp Hà Nội ơi, mà chân chất, mà sang... hâm mộ quá!

Bài diễn văn của anh QTT (Quản trị trưởng) Trương Thành Sơn lần Hội trước mình không nghe cũng biết. Vì sao ư? Nghe anh kể mãi rồi. Xuất xứ là kĩ sư, mê văn mà mỗi "tội" viết khoẻ, ấm ức bị "vùi dập" anh lập nên nhóm Chuyện Làng Quê. Bao nỗi lòng trải qua giờ anh "cấm" các cây viết nhóm anh phải trải. "Nâng niu câu chữ" là câu anh thường nói...

Trong buổi lễ này, QTT nhường lời cho (tạm gọi là) QT phó, một tiếng nói thân quen: chị Huỳnh Hồng Điệp. Nghe "giang hồ đồn đại" chị ảo lắm. Ngoài những ảnh xinh đẹp mấy năm trước, giờ không ai biết chị. Và hôm nay mới có câu trả lời...

Đầu tiên là vẻ đẹp đặc trưng Hà Nội. Cao quý dịu dàng. Nghe chị kể tâm huyết khi chọn tác phẩm, tác giả để in sách mới khâm phục làm sao.

Có lẽ cuộc sống vì mọi người cũng là liều thuốc Tiên để hôm nay chị đứng đây vẫn vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ.

Tiếp theo nghe MC giới thiệu mà ngỡ ngàng: nhà văn Thế Kỉ- một vị trí công tác đương thời chẳng dễ quen. Rủ rỉ tâm sự, để lại bao thân thương trong câu nói.

Nhà văn Phạm Việt Long đây rồi. Trên tất cả tài hoa, anh là người lính cựu. Tâm đắc Anh nói: Chuyện Làng Quê nói không với chính trị  mà thực ra đang làm chính trị, góp phần cho nền Văn hoá đẹp, xây nên nhân cách con người. Và anh tin yêu, gắn bó Chuyện Làng quê. Ôi tự hào.

Bài hát Tuổi 20 tiếp lời làm không khí tràn ngập bầu nhiệt huyết tuổi thanh niên xưa đi giữ nước. Nhạc sỹ Quý Lăng cùng xuất xứ bài hát được Kim Oanh giới thiệu càng thêm ý nghĩa.

Tiếp theo là một bài thơ. Anh Nguyễn Văn Nọi mời chị lên đọc thơ rồi mà chị cứ lăn tăn giải thích... xuất xứ bài thơ. Chắc chị không tự tin lắm thơ mình làm. Chị còn hứa sẽ nộp cho anh Nội 50 ngàn vì chịu nghe thơ chị. Nhưng chị biết không? Ban tổ chức đã không chọn nhầm, bài thơ ấy lay động cả tâm hồn không yêu thơ là tôi. Lòng chân thành, tình yêu trong thơ chắc không mấy ai có được. Chị Lý Như Đào.

Và lời của một tác giả. Tưởng ai xa lạ, anh QTV Bùi Quang Việt đây mà. Chỉ có điều lúc này anh không phải là trang nam nhi quyến rũ với cái răng khểnh (mọi người bảo thế, tôi không có ý gì đâu nhá). Với cách nói của cựu chiến sỹ An ninh, anh nói về sự lành mạnh của nhóm mà anh quyết giữ, anh tự hào kể về tác phẩm của mình: dung dị thật dễ thương.

Phát biểu sau là của Đại tá Phạm Tuấn. Tôi vốn mê cựu chiến sỹ quân đội, và tôi nghĩ không biết ngài Đại tá ấy hét ra lửa ra sao chứ ở diễn đàn này nhỏ nhẹ. Sâu sắc. Thật là văn. Cảm ơn ông.

Ngập tràn các cung bậc cảm xúc khi được biết phần nhỏ tinh hoa nhóm. Hơn 100 ngàn là con số thật đông đảo.

Nét rạng rỡ trên gương mặt anh Trương Thành Sơn khi anh phát động chính thức in sách Tản văn và Thơ, anh nói còn niều dự định nữa.

Vậy là nín thở hồi hộp chờ cuốn sách thứ hai.

Cuộc sống là vươn lên, dừng lại tự hài lòng là ta thua cuộc.

Tôi vẫn tin văn hoá đọc không mất. Sách đang tìm một đỉnh cao để đứng trong cuộc sống.

Sách là bạn đời để ta lưu giữ.

Chuyện Làng Quê