Đường 9 Nam Lào 1971

Anh Sủng dẫn 9 người lính tân binh chúng tôi vượt qua bao con suối nước sâu đục ngầu chẩy xiết. Trèo qua bao đỉnh núi chon von cao ngất trời mây, từ dốc Tà Dịt về hậu cứ đơn vị bên này khu rừng Tà Púc.

Vừa tới Hậu cứ chưa kịp ngả ba lô, anh đã đưa 2 lòng bàn tay lên miệng nói oang oang như cái loa vỡ: " Tân binh về bổ xung cho đơn vị ta các đồng chí (đ/c) ơi! ".

duong-chin-nam-lao-1646281053.png
Ảnh tác gỉa dép cao su và Châu chụp 1974. Ảnh Anh Dương chụp trước 1965. Anh Đặng Trường Dương là em trai cố Chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh.

Mọi người từ trong các căn hầm chữ A ùa ra reo mừng: “Hoan hô tân binh! Hoan hô pháo thủ tương lai!". Đại trưởng Nhượng bắt tay từng đứa. Anh giới thiệu cho chúng tôi biết mặt từng anh cán bộ trong đơn vị. Chính trị viên Đối cũng tranh thủ tóm tắt sơ qua lịch sử chiến công của đại đội cho chúng tôi nghe: " Các cậu về đơn vị sớm tý nữa thì đc tham dự đánh trận đồi 500. Đánh trận Lao bảo. Chốt giữ Cầu Cha ky. Chốt giữ cao điểm 311. Giờ thì chỉ còn căn cứ Tà Púc. Đây là căn cứ cuối cùng chúng còn ngoan cố chưa chịu ra trình diện đầu hàng quân giải phóng. Nhiệm vụ của đơn vị chúng ta là phải tiêu diệt nốt. Thôi giờ các đồng chí giải tán ngay ai nấy về hầm người đó kẻo bom và pháo bất chợt lại rơi vào hậu cứ ".

Đại trưởng Nhượng ưu tiên cho tiểu đội trưởng Nguyễn manh Sủng nhận lấy 4 đồng chí tân binh. Thế là anh Hưởng, anh Báo, anh Toán và tôi về tiểu đội 1 của anh. Anh nói chúng tôi ngủ nghỉ trong 1 can hầm chữ A có sẵn rồi anh xuống bếp dưới chân núi báo thêm 9 xuất cơm chiều tối nay cho tân binh.

Tôi vẫn chưa chịu chui vào căn hầm nằm nghỉ. Phút giây ban nẫy vẫn đang se se, cay cay trong khóe mắt tôi...! Hình ảnh các anh cựu binh trông thương thương quá!. Anh nào cũng có nước da xanh xao như tầu lá, đôi môi thâm xịt, đôi mắt sâu hõm chỉ thấy lòng trắng, càng trắng rõ hơn bởi màu xanh tương phản của nước da xám xịt sốt rét. Nhìn hình hài các anh lại nghĩ tới mình... Chắc chắn rồi đây mình cũng giống như các anh. Bởi người lính nào mà chẳng phải nằm hầm mưa dầm ẩm ướt. Bởi người lính nào mà chẳng phải bị muỗi rừng tiêm chích. Bởi người lính nào mà chẳng phải uống nước lã xặc mùi bom đạn chất độc hóa học. Chúng tôi đã từng hành quân mấy ngày trong rừng vùng hoang vu cây chết khẳng khiu do Mỹ giải chất độc Diosin, ko lẽ nào bộ đội lại mang nước uống từ miền Bắc vô đây.

Tôi lững thững vòng quanh vùng hậu cứ. Khám phá những gì mình chưa nhìn thấy... Lạ nhỉ? Sao ko thấy xe ô tô kéo pháo? Tôi tới hầm anh Sủng: Anh Sủng ơi! xe ô tô kéo pháo mình đang ở ngoài trận địa à?  Anh Sủng ôm bụng cười to chẩy cả nước mắt. Rồi anh chỉ tay vào cái hố Tăng xê bên gốc cây cổ thụ:

-Pháo mình là cối 82 ly vác trên vai. Anh em mình hay nói vui là " Cối chán vai ".

Vậy là phải vác vai ư? Mình cứ hí hửng từ nay hành quân ko phải đi bộ, bây giờ thấy tiu ngỉu. Nhưng thôi được, mình hãy còn may mắn hơn người lính bộ binh. Đánh nhau mà phải đối diện giáp lá cà với đối phương, chắc tôi cũng hơi ngại ngại vì bắn giết nhau là tôi nhút nhát lắm.

Bỗng nghe tiếng truyền tin từ bếp anh nuôi:

 -Mời các đồng chí xuống bếp ăn cơm.

Ồ! Nghe nói ăn cơm tôi mừng quá, vì lâu lắm rồi tôi toàn phải ăn lương khô, uống nước suối ớn cái miệng lắm rồi. Tôi nhớ lắm, bữa cơm cuối cùng hôm chia tay các anh cán bộ khung ở rừng chuối bên này chân cao điểm Một Ngàn Linh Một. Các anh ấy được trở ra miền Bắc, còn tụi tôi tiếp tục vô sâu phía Nam bàn giao cho chiến trường. Từ bấy chúng tôi phải ăn lương khô 701 thay cơm, uống nước lã thay canh.

Anh Thùy tiểu đội phó bưng xoong cơm nóng hổi, còn bốc hơi mùi gạo TQ thơm phức. Thứ gạo tròn tròn như hạt nếp, bảo quản 2 lần ni lon mềm dẻo, 2 lần bao tải ko bao giờ mất mùi. Dù lon thịt hộp quá đát, ko nhãn, ko mác phình tròn 2 đầu dị dạng như trái cây, nhưng vì đói khổ nên món gì cũng thấy quý và ngon thật sự. Cả Tiểu đội quây quần chung quanh mỗi người xúc 1 chén cơm là xoong sạch nhãn như chùi. Bữa cơm chiều chính bữa mà cứ như bữa cơm ăn trong ví dụ. Hết cơm rồi mà chưa ai muốn đứng dậy. Thì ra các anh ấy cũng như mình lâu lắm rồi ko có gạo để nấu cơm.

Sáng nay ngủ dậy. Anh Sủng nói chúng tôi kéo hết lá cây trải trong hầm ra phơi nắng. Tôi dọn lôi ra mớ lá cuối cùng. 3 con rắn lục con xanh ngắt nhỏ như 3 chiếc đũa ăn cơm vẫn cuộn tròn mê ngủ. 4 thằng tôi trợn tròn con mắt:

- Vậy mà đêm qua mẹ nó ko cắn chết bọn mình.

Anh Báo cầm cái chuôi xẻng đinh đập chết lũ rắn. Tôi xua tay:

- người ta nói rắn biết báo thù. Thế là anh Báo lại phải thả chúng nó ra, để cho đêm nay gia đình chúng đc đoàn viên.

Anh Sủng cầm cái cặp lồng rủ chúng tôi xuống suối bắt cua, bắt cá. Anh Sân giỏi thật bắt đc 1 con Ba Ba to bằng cái vòng mũ cối. Anh Sủng nộp hết " chiến công " cho nhà bếp. Vậy là bữa cơm trưa nay đc cải thiện. Một nồi thức ăn quý hóa rất hiếm hoi. Nhờ anh nuôi biến thành lính " Đặc công " lẩn vào bản người Vân Kiều ăn trộm đc mấy trái mít non luộc xé nhỏ trộn thịt Ba Ba. Nồi canh chẳng có gia vị gì ngoài muối mặn. Vậy mà anh nào, anh ấy cứ xít xoa khen hoài ngon tuyệt.

Hôm nay tôi có dịp ngồi chơi với anh Hợi. Người lính già sinh năm 1935 đồng hương Hưng yên với tôi. Anh đi bộ đội 1959 nghĩa vụ thời bình. Tính tới nay đã trải qua 12 năm quân ngũ. 37 tuổi đời vẫn mang quân hàm Hạ sỹ. Tôi hỏi anh sao quân hàm anh chậm thế? Anh Hợi nói rằng: " Tớ còn hạnh phúc lắm đấy, tớ là tổ trưởng tổ Tam tam mới được phong hàm Hạ sỹ mới hồi tết trước khi đi chiến trường, nhiều anh vẫn binh nhất thâm niên vì ko chức vụ gì ". Thi ra ko chức vụ thì cả đời đi lính cũng chỉ là binh nhất mà thôi. Anh Hợi còn khoe với tụi tân binh chúng tôi: "Tiểu đội trưởng cũ của khẩu đội mình là Võ Nguyên Tú, nghe nói Tú là cháu nội họ hàng gì đấy với Đại tướng Vô Nguyên Giáp, nhưng Tú bầy hầy nhất đơn vị, ngại khó, ngại khổ chỉ giả vờ ốm đau. Cậu ấy đc cái ham đọc sách báo, trong ba lô lúc nào cũng đầy ắp sách vở.

Chiến dịch Mậu thân 68 đánh Khe Sanh giả đò ốm đau đi viện 103 Hà Đông. Sủng là Tiểu đội phó thay quyền chỉ huy đ/c. Sau chiến dịch Mậu thân 68 đơn vị ra Hà tây diễn tập. Tú trở về đơn vị, mẹ tú lên chơi và chẳng hiểu sao Tú lại đc ra quân theo mẹ về Hà nội. Sủng đc phong chức Tiểu đội trưởng cấp bâc Trung sỹ. Sủng là người xông xáo nhất đơn vị. Cậu ấy rất liều mạng. Lần chốt giữ cao điểm 331 phát hiện chiếc xe tải (G.M.C.) của lính Ngụy đang ì ạch chở quân lượng từ đường 9 vòng lên con đường chiến lược hướng lên cao điểm 500.

Sủng ko nói, ko rằng tự nhiên sách súng A.K. chạy như bay băng qua đồi cỏ tranh, lấp ló chờ cho chiếc xe đi tới gần. Bất ngờ Sủng nhẩy phắt lên ca pin chĩa súng bắt người lính lái xe quay về kho hậu cứ Sư đoàn. Lần ấy cả đại đội mình đc mấy ngày lu bù xả láng thịt hộp Mỹ. Sủng chia cho mỗi anh đc 1 gói thuốc lá Ruby quân tiếp vụ. Nhưng Sủng rồi đây sẽ bị kỷ luật vì bỏ chốt và ko có lệnh, mặc dù Sủng quay về bám chốt ngay. Lần ấy anh em trong đơn vị ai cũng rùng mình vì Sủng dám băng qua cánh rừng dầy dặc mìn vướng và bom bi nổ chậm ".

Mấy ngày sau tôi quen và biết hết tên tuổi các anh. Đặc biệt cán bộ đơn vị phần nhiều là người Hà Nội. Đại trưởng Nhượng, Đại phó Ngô Hinh (Nguyên  là phiên dịch cho chuyên gia Liên xô), Chính trị viên Đối, tiểu đội trưởng Sủng, tiểu đội trưởng Côi là dân  Đông Anh, Hà Nội. Anh em còn lại đều là người các tỉnh thành lân cận Thủ đô, như Hải Hưng, Thái bình, Hà tây, Vĩnh Phú. Duy nhất có  anh Tiểu đội trưởng Nguyễn Trọng Bổn kiếm chức Bí thư đoàn là người Hà Tĩnh. 

Trưa nay 4/4 chúng tôi vừa ăn bữa cơm thì có lệnh hỏa tốc của Trung đoàn báo xuống. Đại đội tôi đi tăng cường cho Tiểu đoàn 8 đánh căn cứ Tà púc. Chúng Tôi khẩn trương mỗi anh gánh 6 quả đạn cối tập kết về Tiểu đoàn bộ. ì ạch bở hơi tai mãi chúng tôi mới leo lên tới đỉnh đồi Tà Púc.

Trước mắt tôi, phía bên kia chân đồi là con đường số 9. Con đường Ngoằn ngoèo quanh co uốn lượn, như một thân hình quần quại đau thương. Con đường ai oán máu chảy, đầu rơi của thanh niên 2 miền Nam Bắc. Con đường đầm đìa nước mắt của các bà mẹ Việt nam phía 2 chiến tuyến, suốt 17 năm trời dòng dã vì hiệp định Gơ le vơ 1954 ko được hiệp thương thống nhất 2 Miền.                                            

Có ai đã từng thấy cái chết thảm thương của người lính chiến, mới thấu hiểu cuộc đời này sao nhiều oan trái... không có giấy mực nào viết hết đc... Cũng như Ko có lời nói nào nói hết đc... Những đau thương trên con đường số 9 suốt từ Đông Hà qua Bản Đông trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chúng tôi vừa tập kết cơ số đạn tới tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 8. Tôi khát nước quá nhưng ko kiếm đâu ra con suối nhỏ trên đỉnh đồi. Chợt thấy 1 người lính khá điển trai ngồi trên chiếc mũ cối tươi cười nhìn lính Đại Đội tôi gánh đạn lên cho trận chiến đêm nay. Người lính ấy có vầng trán rộng mênh mông, đôi mắt sáng thông minh. Nhìn tướng mạo tôi đoán anh là người chỉ huy. Tôi lại gần lễ phép:

-Thủ trưởng cho em xin một hụm nước ạ!

Anh rút phắt cái bình tông đeo bên hông mở nắp dốc ngược rồi nheo mắt nhìn vào trong hóm hỉnh cười tươi trong câu nói: 

-Thấy cả thế giới bên kia! Thì ra bình tông anh cũng hết sạch nước rồi. Nghe tiếng Hưng yên, hay nghe tiếng linh cảm:

-Cậu ở Hưng yên huyện nào?

Tôi trả lời anh: -Dạ! Tiên Lữ a!  

Anh lại hỏi:

- Xã nào?

-Dạ! Ngô Quyền ạ!

Anh cán bộ này kéo dài một tiếng " ồ " rõ thật to. Khuôn mặt anh rạng lên: -Cậu ở thôn nào?

Tôi như chột dạ:

Dạ! em ở thôn N.L. ạ!

Người cán bộ đứng phắt dậy:

-Cậu con ai?

Lúc này trong người tôi như có một cái gì đó rất thân thương gần gũi:

-Dạ bố em tên Lương Quang Đ... ạ!

Anh dang rộng vòng tay xiết chặt bờ vai tôi: Anh là Đặng Trường Dương đây!

Ôi! mừng quá! Tôi mừng ko thể nào tả đc. Giữa chiến trường đạn bom ác liệt ko ngờ lại có cuộc hội ngộ anh em tôi. Tôi nhớ mãi phút chia tay anh còn nói thêm với tôi: " bao giờ ra Bắc anh em mình gặp nhau sau nhé ".

Lại 1 đêm tôi ko sao ngủ nổi. Chập chờn lo nghĩ ngày mai ra chiến trận ai còn? ai mất? Chiến tranh mà ai biết trước được?. Có khi vừa mới đêm qua ôm nhau ngủ tại 1 căn hầm, đêm mai có đứa lạnh lùng nằm sâu trong lòng đất. Có khi bữa trưa nay còn cười đùa khúc khích bên xoong cơm, bữa chiều nay đứa rớm lệ vì bạn ko bao giờ trở lại chung mâm. Anh Quyền Vĩnh phú vừa mới chết vì thám báo. Anh tiểu đội trưởng Phạm Ngọc Lịch, Anh Nhị quan trắc, Anh Hào pháo thủ cũng vừa mới bị thương Na Pan. Cái tình cảm người lính trong bom đạn ko đâu có đc. Gặp nhau ngoài đường " đồng hương quê đâu đấy " đã gọi là "đồng hương "sao còn hỏi ''quê đâu? ". Nghe câu cú có thừa nhung lại ko thừa, bởi chỉ có người lính mới hiểu được người lính.

Khoảng 6 h sáng nay bỗng dòng người xuất hiện. rất nhiều anh thương binh của tiểu đoàn 8 vội vàng băng qua hậu cứ đại đội tôi. Đi giữa là 1 cáng võng ni lông phủ chiếc màn tuyn màu xanh của lá. Anh Sủng lại gần hỏi anh y tá đeo túi bông băng câu gì tôi ko nghe rõ. Anh Sủng vội vàng chạy tới chỗ Tôi:

-Thủ trưởng Dương bị thương nặng lắm.

Tôi vội vàng chạy đuổi theo chiếc võng, tới nơi:

 -Ôi! Anh Dương! Anh Dương ơi! em đây này!

Tôi gọi anh nhiều lần nhưng anh vẫn nhắm liền đôi mắt. Anh rên và rên trong hơi thở mong manh.

Đúng 1 tuần sau nghe tin như sét đánh ngang tai. Đại úy Đặng Trường Dương, Chinh trị viên Tiểu đoàn 8 đã hy sinh tại quân y viện sư đoàn 308.

Ôi! Tai nghe rõ mà đầu óc tôi vẫn ko thể nào tin đc.. Anh Dương nguyên là Giảng viên ưu tú, là bí thư đoàn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Anh còn rất trẻ chưa xây dựng gia đình. Mẹ anh với bố tôi là con chú, con bác ruột.

Sau ngày anh mất gia đình anh có mở va ly thời anh còn là giảng viên, mới thấy có tờ giấy báo du học hàm Tiến sĩ ở Liên xô mà anh lại chọn con đường đi kháng chiến. Thương anh quá! Tiếc cho anh quá!

Ngay đêm ấy 4/4/ đơn vị lính dù lữ đoàn còn lại của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bỏ tháo chạy khỏi Tà púc. Chiến dịch đường 9 nam Lào hoàn toàn đc giải phóng từ chiến công của sư đoàn tôi 308 kề vai sát cánh cùng sư đoàn bạn 304 là chính. Sư đoàn đc lệnh hành quân ra miền Bắc.

Trở lại con đừng xưa, con đường Trường sơn huyền thoại. Nhìn lại cảnh cũ nhớ lại bạn xưa trong lòng cảm thấy vừa vui lại vừa buồn.

Ra tới Dốc khỉ tôi mới hay: Sao đơn vị mình hành quân đi nhanh thế nhỉ? mà nhanh thật. Bởi ngày vào là lính tân binh đi theo trục đường, đường dây 559 phải qua nhiều trạm. Bây giờ là của sư đoàn độc lập tự tìm, tự mở con đường theo góc phương vị trên bản đồ mà đi.

Tới Dốc khỉ chúng tôi đã đc loan tin trc: " Các mẹ, các chị ở Hà Nội đang chờ  đón các chiến sĩ trung đoàn Thủ Đô 102 Anh Hùng. Có rất nhiều quà đang chờ trao tặng cho chúng ta ".

Khẩu pháo trên vai hôm nay như nhẹ tựa lông hồng. Dọc đường gặp lại các O thanh niên xung phong. Nhìn các O như trẻ lại! Tay bắt, mặt mừng vui khôn xiết... Ai nấy vội vàng lấy bút, lấy giấy ghi vội vàng dòng địa chỉ quê hương hẹn hò ngày đất nước hết chiến tranh.. !!!

Tôi tới C.17 công binh tìm gặp thằng bạn đồng hương thân thiết Vũ Hoài Châu. Thấy nhau còn sống chúng tôi mừng lắm. Tôi trèo lên võng của nó. 2 thằng ôm nhau nằm chung râm ran biết bao nhiêu là chuyện của những tháng ngày xa nhau... Nó giở bộ quần áo Tô châu còn mới nguyên, nó lôi ra bộ đồ rằn ri lính dù lồng gấp dấu kín trong bộ quân phục vì sợ đơn vị kiểm tra phát hiện sẽ thu hồi, côi đó là chiến lợi phẩm ko đc lấy trong quy định. Tôi cũng khoe với nó có nhặt đc chiếc dù pháo sáng, cất dấu rất cẩn thận, thế nhưng hôm anh bạn Phạm văn Tâm đột nhiên lên cơn sốt rét ác tính phải chuyển lên cáng đi cấp cứu trên quân y viện. Tôi lại ko đành đưa cho anh ấy đắp. Coi như tôi tặng anh Tâm.

Nó còn khoe với tôi tấm hình người con gái tên Nghìn, nó nói mới quen nhau hồi về phép đi " b ". Nghìn ở xóm Hạ mày có biết ko?

Tôi cũng khoe với nó: Tao cũng có người bạn gái rất xinh, hát rất hay, đã từng đoạt giải nhất thi ca tiếng hát của tỉnh Hà tĩnh. Tôi đưa nó xem tấm hình cô bạn gái, nó ngắm nghía trâm trồ khen đẹp. Nó còn khen coi bộ rạng nàng chắc vui tính lắm đấy nhỉ. Tôi khoe luôn rằng: Bạn gái tao vừa là cây văn nghệ, vừa là cán bộ đoàn nhiều năm của địa phương, cớ sao nàng lại ko vui tính, có điều tao buồn vì lần này ra Bắc lại ko đi theo trạm đường dây 559 nên ko hy vọng gặp đc nàng. Nghe vậy nó lại trọc tôi: " Vậy là may cho mày ". Tôi lại hỏi nó: " Sao lại gọi là may?". Nó cười hô hố: " Vì lâu ngày ko gặp nhau, dễ trong bụng người yêu mày có thằng Bộ Đội con! ". Ha...ha. Tôi cười khoái trí vì tôi ko biết trc đc, chuyện gì sẽ đến...!!! Ngày ấy tôi còn trẻ trung, hôn nhiên, trong trắng, ngây thơ, thật tình tôi chưa hề biết gì của phụ nữ, nó hình hài như thế nào đâu.

Hai thằng lâu ngày gặp nhau say sưa bao nhiêu là chuyện.1con vắt to mộng máu sau lưng tôi mà ko biết nó cắn từ bao giờ. Thằng Châu vén chân lên ôi trời! cũng mấy con vắt to kềnh đến khiếp sợ.    

Chúng tôi chia tay nhau vĩnh biệt Trường sơn ngày mai hành quân sẽ tới Quảng bình. Mong sao đây cũng là lần cuối cùng không bao giờ trở lại chiến trường, bởi tôi không thích chiến tranh. Bởi tôi không thích mang tang tóc đau thương và chết chóc cho nhau! Tôi cầu mong sao hiệp định Paris hiệp thương thống nhất 2 miền mà ko phải đổ máu.

Tà Púc 04/4/1971

Trái tim người lính