Đường biên của chữ - một công trình công phu đáng đọc(*)

Vy Thị Quỳnh Ngọc

11/10/2021 23:44

Theo dõi trên

Đường biên của chữ của tác giả Bùi Như Hải, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành vào tháng 8 năm 2021, đã cho tôi một cảm nhận như được hiểu hơn về con người, những nét văn hóa vùng Quảng Trị nơi miền Trung nói riêng và của đất nước nói chung; thấy sự trân trọng, đồng hành cùng các tác giả, tác phẩm để cho người đọc đến được gần nhất với các giá trị văn học được truyền tải qua tác phẩm.

duong-bien-1633970478.jpg
 

Là một thầy giáo, người con của quê hương Quảng Trị nên anh viết những trang viết về văn học nơi đây như góp phần cùng các tác giả đưa hơi thở cuộc sống của quê hương đất nước vào trang viết. Mạnh dạn viết lên những trang viết chia sẻ về những nội dung của các tác giả là những nhà nghiên cứu văn học Việt Nam để góp sức khẳng định những giá trị chân, thiện, mỹ trong các tác phẩm. Trong bài viết Đường biên của chữ hay Đường biên của tiếp cận văn chương, PGS.TS. Hồ Thế Hà PGS. đã có một nhận xét, đánh giá rất đúng khi cho rằng: “ Đường biên của chữ lần này, Bùi Như Hải ưu tiên cho văn học một vùng đất - vùng đất Quảng Trị nơi anh sinh ra và xác lập nghiệp văn của mình, nơi anh được tắm gội trong không khí văn chương học thuật với nhiều thi hữu, văn hữu nên dễ đồng cảm và hiểu cặn kẽ về đời người - đời văn của họ. Do vậy, đa số những tiểu luận và phê bình ở tập sách này đều đạt tính khách quan, chân thật và đạt tính thông tin, nghệ thuật, mỹ cảm tốt. Đó là điều mà người đọc, nhất là những người nghiên cứu rất cần khi đọc các tác phẩm tiểu luận - phê bình này của TS. Bùi Như Hải” (tr.11).

Ra mắt tác phẩm Đường biên của chữ, TS. Bùi Như Hải đã khẳng định được phong cách làm việc khoa học, nghiên túc, luôn trân trọng nét đẹp, sự công phu trong sáng tác, nghiên cứu văn học; đọc để được như sống và tiếp cận những nét văn hóa, nghệ thuật và hiểu sâu sắc về tình đất, tình người Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đọc Đường biên của chữ để cảm nhận được sự trân trọng sự nghiệp sáng tác thơ, văn và nghiên cứu văn học của các tác giả văn học nghệ thuật trên dải đất miền trung, trên Tổ quốc Việt Nam.

Qua các trang viết khi bình giá từng không gian văn học trong thơ và văn đã đưa đến cho người đọc thấy được một bức tranh văn hóa, nền văn học khá đầy đủ của vùng đất Quảng Trị nói riêng và còn đưa người đọc gặp gỡ và hiểu hơn một số tác giả, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Những tâm trạng, cảm xúc, suy ngẫm, nỗi niềm, trăn trở về cuộc sống, về cuộc đời, về chính mình nhưng đồng thời không phải cho cá nhân mình - mà cho cả tha nhân, đồng loại. Bùi Như Hải đã bình giá văn học qua “những cây bút này, đã, đang có một vị trí quan trọng trong đội ngũ những người làm thơ của Văn học nghệ thuật Quảng Trị đương đại. Người đọc trong và ngoài nước biết đến, ấn tượng, vì các cây bút này có sự đam mê, miệt mài sáng tác thơ ca cốt để ghi lấy cuộc đời mình, ghi lại hình ảnh quê hương và cuộc đời những con người lao động cần cù, sáng tạo, bản lĩnh và kiên trung, bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng, làm nên kỳ tích hào hùng, để lại di sản văn hóa quý giá cho hôm nay và thế hệ mai sau,... có 4 bài giới thiệu đến bạn đọc thuộc bốn gương mặt nhà văn tiêu biểu, đó là Xuân Đức, Đào Tâm Thanh, Nguyễn Hoàn và Thúy Sâm hiện đang sinh sống, gắn bó với Quảng Trị - một miền quê của gió Lào cát trắng, của một thời khói lửa, thấm đẫm tình người và sắc màu văn hóa. Bốn bài còn lại phác họa chân dung tác giả, tác phẩm của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện, PGS. TS. Tôn Thảo Miên, nhà văn Nguyễn Quang Thiều và nhà văn Nguyễn Bình Phương. Mỗi tác giả có một thế mạnh, có sở trường, phong cách riêng và có những thành tựu, đóng góp nhất định, góp phần làm phong phú, đa dạng cho mảng văn xuôi Quảng Trị nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung” (tr.8) .

Viết về các tác phẩm thơ, văn với lòng đam mê là đi tìm cái đẹp, đưa tác phẩm tới bạn đọc với một tinh thần nhân văn, “tác giả đã trân trọng, đam mê con chữ đến bất ngờ và sự nội tâm hóa của Bùi Như Hải trong từng tác phẩm đã thực sự chạm đến đường biên của sự đồng cảm và đồng sáng tạo theo tinh thần của mỹ học tiếp nhận hiện đại để làm đầy nghĩa cho từng tác phẩm, mà trong khoảng trống của vô thức sáng tạo, các nhà văn, nhà thơ chưa kịp nghĩ ra,... chỉ ra được những giá trị mới của tác phẩm mà người đọc bình thường không phát hiện ra. Bùi Như Hải, với thơ, đã tỏ ra nhạy cảm và phát hiện được chất thơ của mỗi nhà thơ theo tầm đón của cá nhân anh, căn cứ ở ngôn từ - hình tượng - tư tưởng mà nhà thơ thể hiện. Bùi Như Hải, với thơ, đã tỏ ra nhạy cảm và phát hiện được chất thơ của mỗi nhà thơ theo tầm đón của cá nhân anh, căn cứ ở ngôn từ - hình tượng - tư tưởng mà nhà thơ thể hiện,... Đa số những tiểu luận và phê bình ở tập sách này đều đạt tính khách quan, chân thật và đạt tính thông tin, nghệ thuật, mỹ cảm tốt. Đó là điều mà người đọc, nhất là những người nghiên cứu rất cần khi đọc các tác phẩm tiểu luận - phê bình này của TS. Bùi Như Hải,... tác giả tập trung nghiên cứu thơ của 13 tác giả mà anh quen biết và có cơ hội tiếp cận tác phẩm của họ khi còn là bản thảo hoặc mới vừa được ấn hành nên những bình giá đều mang tính phát hiện mới/riêng của anh, chưa chịu tác động, tham chiếu của bất kỳ ý kiến nào đi trước. Sự nhạy cảm, cập nhật thao tác và các phương pháp nghiên cứu hiện đại, đặc biệt là Thi pháp học, Mỹ học tiếp nhận, Phê bình sinh thái,... đã làm cho những trang viết của Bùi Như Hải có phát hiện mới từ tính chỉnh thể tự trị của từng tác phẩm. Trong các bài viết về thơ, tôi chú ý các bài phê bình thơ Nguyễn Văn Dùng, Văn Xương, Cao Hạnh, Võ Văn Hoa, Trương Lan Anh, Hoàng Tấn Linh, Cát Miên, Võ Thị Như Mai,... bởi sự phát hiện nhạy bén và bình giá sắc sảo, tỏ ra am tường thi pháp tác giả và tác phẩm ở những hình thức mang tính quan niệm mà từng thi phẩm mang lại. Qua đó, Bùi Như Hải muốn làm chiếc cầu định hướng thẩm mỹ cho độc giả với tư cách là người đồng sáng tạo, người tiền trạm cho tâm hồn và nghệ thuật... Bùi Như Hải, với thơ, đã tỏ ra nhạy cảm và phát hiện được chất thơ của mỗi nhà thơ theo tầm đón của cá nhân anh, căn cứ ở ngôn từ - hình tượng - tư tưởng mà nhà thơ thể hiện... Qua những bài viết công phu về thơ trong tập tiểu luận - phê bình, Bùi Như Hải đã bắt đầu định hình được một cá tính, thi pháp bình thơ có nghề, có tâm và có duyên đối với người thơ và cõi thơ. Trong tiếp nhận văn chương, điều này được các nhà lý luận văn học và mỹ học tiếp nhận văn học gọi đó là kiểu người đọc đồng sáng tạo, có khả năng làm đầy nghĩa cho tác phẩm một cách mới mẻ, bất ngờ mà trong lúc lơ đãng của vô thức sáng tạo và sự đỏng đảnh của con chữ, các nhà thơ chưa kịp nghĩ ra từ tính chỉnh thể tự trị của tác phẩm. Các bài viết về thơ của Trương Lan Anh, Nguyễn Văn Dùng, Hoàng Tấn Linh, Hoài Quang Phương,... Bùi Như Hải cũng đã nỗ lực tiếp nhận ở chiều sâu tác phẩm theo cơ chế đồng cảm và đồng sáng tạo như thế... những bài tiểu luận và phê bình về văn xuôi Việt Nam đương đại, đa phần cũng là tác giả của vùng đất văn chương Quảng Trị (ngoại trừ hai nhà văn Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Thiều và hai nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Ngọc Thiện, Tôn Thảo Miên)... anh rút ra nhận định khái quát có tính tổng kết thành tựu nghiên cứu phê bình văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Ngọc Thiện: “Cuốn chuyên khảo chính là sự tổng kết một đời của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện trong 43 năm nghiên cứu về đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người, về một số khía cạnh của văn hóa, văn nghệ và báo chí văn nghệ,... của một nhà nghiên cứu, phê bình từng trải, lão thực, giàu nội lực ở cái tuổi xưa nay hiếm - ngoài thất thập. Cuốn sách không chỉ có giá trị to lớn trong việc tổng kết cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của một giai đoạn lịch sử trong việc triển khai, thực hiện đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng ta mà còn có giá trị để đời của một cây bút hàn lâm, lý luận mác xít, xứng đáng là thế hệ kế cận, tiếp nối các nhà nghiên cứu, phê bình mác xít Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hà Xuân Trường, Hoàng Trinh, Hà Minh Đức,... Đây là cuốn sách thứ 7 nghiên cứu về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng được công bố mới nhất, chuẩn mẫu mực về sách nghiên cứu khoa học, xứng đáng cho các công trình nghiên cứu khác tham khảo, làm theo,… Cuốn chuyên khảo vì thế rất bổ ích, đáng được đọc và đồng thời nó cũng đang vẫy gọi bạn đọc cùng đồng hành, cùng sáng tạo” [tr.273 – 274). Bùi Như Hải đã nhìn thấy đường biên, tầm đón đợi của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều và đi đến nhận xét: “Vấn đề sinh thái trong văn xuôi viết về nông thôn được Nguyễn Quang Thiều miêu tả, phản ánh rất chân thực, sinh động và sâu sắc, đúng như nó đã/đang tồn tại. Bên cạnh một nông thôn với những cảnh làng quê thanh bình, yên ả, tươi đẹp, thì nông thôn trong quá trình đô thị hóa, kinh tế thị trường cũng đã làm vỡ tung, thấu triệt không gian thiên nhiên làng quê vốn tồn tại, dựng xây trước đó. Vấn đề sinh thái nông thôn được đặt ra trong văn xuôi viết về đề tài này, đúng vào thời điểm nước ta cũng như cả thế giới đang/sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh thái nông thôn nghiêm trọng. Nó như một liều thuốc làm thức tỉnh ý thức của con người, biết nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hệ sinh thái nông thôn đối với con người; biết yêu quý, tôn trọng, bảo vệ của trái đất cũng như sự sống của con người, xem thiên nhiên, muông thú là người bạn thân thiết, quan trọng không thể thiếu đối với con người, đối với mỗi quốc gia và toàn nhân loại” (tr.382 - 383); “Khép lại Đường biên của chữ, như tên gọi của nó, Bùi Như Hải đã nỗ lực đứng vững trên lằn ranh đường biên của chữ để làm người định hướng thẩm mỹ cho người đọc về văn chương một vùng đất trong sự liên hệ mở rộng với lý luận và văn chương cả nước.” (tr.24).

Tác giả Bùi Như Hải “Là người say mê con chữ, mong muốn sẻ chia và đối thoại văn chương, anh đã liên tục theo dõi, tiếp cận đời sống văn học đương đại Quảng Trị và liên tục có tiếng nói thẩm định đồng hành, kịp thời động viên, minh định những không gian văn học của họ đến bạn đọc gần xa trên các phương tiện thông tin hữu hiệu. Và với sự gặp gỡ, vẫy gọi của liên chủ thể tiếp nhận, Đường biên của chữ thực sự có tiếng nói tích cực trong đời sống văn học hiện nay ở nước ta, nhưng trước hết là văn học đương đại Quảng Trị.” (tr.24s). Tác phẩm vừa ra mắt của anh là một lời giới thiệu về văn học miền quê Quảng Trị và hòa cùng với văn học Việt Nam, người đọc được hiểu hơn về những chuyện đời, chuyện nghề của các tác giả cùng nền văn học nước nhà; Đường biên của chữ là một công trình công phu đáng đọc./.

(*)  Nhân đọc tập tiểu luận, phê binh Đường biên của chữ của Bùi Như Hải, Nxb. Văn học, 2021, 396 trang.

 

 

Bạn đang đọc bài viết "Đường biên của chữ - một công trình công phu đáng đọc(*)" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn