Gạn đục khơi trong

Đứa cháu tôi rất thích truyện cổ tích, mà đứa trẻ nào chẳng như vậy nhỉ?
chu-lg-q3-1633406407.jpg
Ảnh minh họa do tác giả tuyển chọn. Nguồn: Internet

Mấy tháng trời dịch cúm Covid-19 nên cháu ở nhà cùng ông nội. Tôi lôi từ đống sách vở cũ ra mấy chục quyển truyện cổ tích từ Việt Nam sang Hilap, từ Trung Quốc đến Ấn Độ để đọc cho cháu nghe.

Nhiều quyển truyện mới xuất bản thì lỗi chính tả tèm lem, tôi cứ phải lướt qua một cách khó chịu. Nhưng nguy hiểm hơn, những truyện xuất bản từ xưa, rất nhiều vấn đề cần lược, sửa cho văn minh hơn.

Ví dụ 1, truyện Tấm Cám, rất nhiều chi tiết man rợ như Cám tìm cách giết Tấm, rồi Tấm mang xác Cám làm mắm gửi cho mẹ kế ăn v.v. Đương nhiên, đó là truyện cổ, nhưng thời nay, kể cho trẻ em, phải cắt bỏ hay thay đổi nội dung đi cho phù hợp xã hội hiện đại chứ? Mà bọn nhỏ cũng không vừa đâu, tôi hỏi:

- Nghe truyện xong, cháu thích Tấm hay Cám?

- Cháu không thích cả hai.

- Vì sao thế?

- Vì mẹ con nhà Cám ác độc nhưng Tấm cũng ác.

- Đó chính là điều người ta muốn rằng cháu phải sống hoà thuận với mọi người đấy.

- Vâng ạ.

Hơn thế, khi đọc truyện cho cháu tôi còn thấy cháu ghét người mẹ kế, nên phải giải thích:

- Bà mẹ kế ấy thương chị Cám có đúng không?

- Dạ đúng.

- Vì sao vậy?

- Vì chị Cám là con bà ấy mà.

- Vậy bà mẹ kế không thương chị Tấm bằng thương chị Cám có bình thường không?

- Dạ, bà ấy thương con đẻ của mình hơn là đúng, nhưng cần xử sự công bằng chứ không để Cám hành hạ chị cùng cha khác mẹ.

- Cháu hiểu thế là tốt. Trong hoàn cảnh mẹ mất, thì bố phải lấy người khác, có em là bình thường, không nên ác cảm với mẹ kế và em, đúng không?

- Vâng.

Không chỉ như vậy đâu, truyện nguồn gốc nước ngoài cũng đầy rẫy bạo lực. Ví dụ 2 là truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.

Chi tiết bà mẹ kế tìm mọi cách giết Bạch Tuyết cũng đầy bạo lực.

Nên chăng, chúng ta phải gạn đục khơi trong?

Theo Chuyện làng quê