Gánh nghiệp

Đáng suy ngẫm...
ganh-nghiep-1635703325.jpg
Ảnh do tác giả sưu tầm

 

Trong mỗi gia đình thường có một đứa con...

Hoặc người bố, hoặc người mẹ, cá biệt.

Không giống như mọi người bình thường..

 Dân gian còn gọi là "cừu đen".

 Bao nhiêu thứ xui xẻo xấu xa đều dồn hết vào những người này. Hầu hết các gia đình coi

"cừu đen"

là của nợ, mà ông Trời bắt mọi người trong nhà phải chịu đựng...

Có thể "cừu đen" đang phải trả nghiệp cho tiền kiếp của mình! Nhưng cũng có thể .:"

"cừu đen"

 đang gánh nghiệp cho cả gia đình dòng họ ở chính kiếp này! Và trong khi bị mọi người coi là của nợ, thì có thể, "cừu đen" đang gánh nghiệp thay cho tất cả!

Tôi không mê tín, nhưng tôi tin vào định luật bảo toàn trong vũ trụ. Có được thì có mất. Bạn nhận khó khăn về mình thì ai đó sẽ có sự thuận lợi. Bạn gặp xui xẻo cũng có nghĩa là bạn đã dành lại sự may mắn cho người khác.!

Có những bà cụ ,ông cụ ốm liệt giường nhiều năm  , rồi mới ra đi. Nhiều người  mất trí nhớ :

 không còn nhận ra con cháu của mình.

Nhiều người thương các ông,  bà, nhưng cũng ái ngại cho cảnh con  cái phải chăm sóc người bệnh trong nhiều năm.

Tôi đã chứng kiến một trường hợp "cừu Đen "này, rất khổ sở :

--Đó là , mẹ của một người quen, năm nay Bà  92 tuổi .

Ở với một người con trai. Năm nay 65 tuổi,

Trong gia đình 5 anh em trai, anh cả ngoài 70 rồi, còn 3 cô con gái của bà cũng lấy chồng gần đấy. Ông mất năm ông 80 tuổi.

Các con đều quý mến kính trọng ông.

Nhưng không ai ngó ngàng, đoái hoài hỏi thăm đến bà,  hoặc cho bà đồng nào để người em  kia bù cặp vào nuôi mẹ

Trong khi anh ấy  cũng không có hưu trí , lương lộc gì   ,chỉ tự làm cái máy sát, túc  tắc đủ sống, cơm rau ,thỉnh thoảng tí cá.tí thịt tai, thịt thủ , thịt má lợn, chỗ rẻ tiền..

Vợ chồng còn ly hôn, có ngôi nhà giá trị  5 tỷ  mặt đường (thuộc tỉnh Hoà  Bình ) anh ấy là người hiền ,ít nói, hơi "Gia trưởng " một tý 

Nhưng vợ không sợ đâu, Ly hôn rồi, nhưng nhà

 vẫn để đấy cho vợ sử dụng một mình  .

Còn anh ta ở nhà cũ của bố mẹ đẻ ở ". Đông Hưng, Thái Bình )

(ba gian  xây từ thời  Pháp  Thuộc)

 giờ tường đã mò ra , bong tróc ra ,mà người cao to vào trong nhà phải cúi, vì cửa thấp, bé.!

Bà cụ thấy có người đến nhà thăm thì mừng quá, bà gầy  nhỏ  nhưng vẫn tinh mắt  và nhanh nhẹn, ăn khỏe, suốt ngày đòi ăn

Thấy có người đến .bà vội vã :

Này  mình có nấu cơm, hoặc cái gì ăn không?  Cho tớ ăn với nhá!?

Mà bà ăn nhanh,  không nghẹn, cứ như người chết đói,

Thấy cô ấy đến thăm, bà vồ lấy tay :

-- Mình ơi  mình ở đây chơi với tớ nhá  ? Ngồi xuống đây..!

Cô ấy có tính : kính già  yêu trẻ ,nên cô cũng hỏi thăm  nói chuyện  và dẫn bà đi rửa mặt và tắm giúp bà!

Thay quần áo xong , bà bới ở đầu giường toàn tiền đô âm phủ,!  Gói gọn vào khăn tay mùi xoa 

Bà dúi vào tay cô ấy :

--.Này này , bạn cầm cái này, đốt đi, rồi pha nước cho tớ uống.! (?)

Cô ấy ngạc nhiên  ,không hiểu!

Bèn gọi chị bạn và anh bạn, (con của bà!)  hỏi, --tại sao bà nói vậy, bà đòi ăn uống than tiền âm phủ?

Anh con trai bà nói rằng :

--Cứ mỗi lần ngày tuần, rằm mùng một, và ngày  giỗ  ngày Tết  , nhà anh thắp hương là bà leo trèo lên bàn thờ  lấy trộm tiền âm phủ ấy  giấu đi, có lần cho vào mồm nhai ngấu nghiến  rồi nuốt  .

Còn những đồng tiền đô âm phủ, thì bà nắn nót cẩn thận  cất giấu gói vào khăn mùi xoa, để đầu giường, lúc nào cũng nằm đấy  giữ khư khư,

Riêng hôm Nay gặp em  sao bà lại khác hoàn toàn, bà lại đưa ra nhờ đốt đi, lấy than cho tớ ăn, ..?khổ lắm, chả ai nói được, chả ai canh được bà mãi..?

---.Nghiệp của bà phải gánh, bà ăn như Ma!

Suốt ngày lùa lục, bốc bải  ,cái gì cũng vơ vào mồm.. 

Cả những thứ bẩn nhất...!

Vì can tội hồi trẻ lười biếng ,chửi bới  đầy đoạ chồng con..!

 Thời  bao cấp ấy đói khát, bà chỉ cốt giấu giếm, ăn vụng  ,ăn quà vặt một mình, bóp mồm bóp miệng chồng con!

Nên bây giờ giời đầy, cứ sống dai dẳng và cứ ăn bừa bãi, nhổ bọt ,khạc lung tung, đưa bô cho  bà không nhổ vào, mà bà bà cứ nhổ vào thành giường và gầm giường cơ!

Con cái xa lánh  không hỏi đến.

Chỉ một mình anh phải nuôi bà,

Tự anh phải tắm, gội  giặt giũ quần áo cho bà,

Nhiều lúc nghĩ cũng uất ức lắm,

Nhưng giờ chả lẽ giờ mình cũng bỏ mặc thì lương tâm không đành...

Anh có  một trai lớn và hai đứa con gái .

Anh nuôi dưỡng các cháu ăn học  từ lúc vợ bỏ,  cháu nào cũng học đại học ,cao học..

.giờ hai gái lấy chồng trên Hà Nội, cũng khá giả  nên nó gửi đường, sữa, bánh trái, hoa quả về giúp đỡ bố nó để nuôi bà.

  Con trai lớn anh là giám đốc một Doanh nghiệp ở  Lào Cai,  Gia đình bố mẹ vợ  rất giàu có  ,ông bà về hưu rồi, gần gũi chăm sóc giúp đỡ con cháu .

--nhưng nó ít thăm quê  và không cho gì đâu..?

Còn vợ anh  cứ cốt một mình, ở cái nhà mặt đường ấy và cặp bồ với thằng khác.!

Thật là mỗi cây mỗi hoa  mỗi nhà ,mỗi cảnh

Rất thông cảm bái phục anh, nhưng cũng ái ngại cho anh..

Xét ra: chính anh cũng đang gánh nghiệp và trả  nghiệp cho tiền kiếp của mình..?

Ba cái điều bất hạnh ,vất vả nhất của cuộc đời người  anh phải  gánh hết còn gì..?

Các cô đến thăm  rất buồn và ái ngại cho tình cảnh này.

Một cô trong nhóm bạn đến thăm hôm ấy, ...

--Cô có chút hiểu được về tâm linh, cô nhìn bà,

Qua đêm đó,  cô bảo với anh kia :

--.theo em hiểu : mẹ anh là người "thuộc âm "

Tâm hồn là quỷ xứ bắt rồi !?

Nó nhập vào thể xác để hành hạ đây?

Chứ tại sao, : cứ ban ngày thì bật điện sáng choang lên, còn tối đến thì cứ bắt tắt hết điện đi, không cho tí ánh sáng nào?

Đi qua chỗ bà nằm, cảm thấy ớn lạnh, sởn tóc gáy...

Cô nhìn thấy chỗ bà nằm là một bộ xương khoanh tròn,  và có hai mắt xanh lè như hai hòn Bi  xanh loá ra chiếu rọi thẳng vào mặt cô..!

Cô tưởng mình hoa mắt nhìn nhầm, cô còn nhấp nước bọt vào tay  dụi lại mắt nhìn cho rõ..

Cô rùng mình  đi thật nhanh, không dám ngoái lại nhìn nữa  ..

Cô  kể cho  anh ấy và các bạn biết.!?

Nhưng họ nửa tin  nửa ngờ.. 

"Chỉ riêng cô nhìn thấy ! " chứ mọi người không nhìn thấy được?

Vì người thuộc âm :  trần gian là ban ngày,  thì âm phủ là ban đêm  ,!

Vì vậy,  : cứ ban ngày là bà xông ra bật điện,

Ban đêm bà tắt hết  không cho bật? 

Không biết bây giờ tình hình bà cụ thế nào.?

Lâu rồi  cô  bận không có thời gian  gọi điện hỏi thăm  ...

Nghiệp này  là bà cụ phải gánh.   Do chính bà tạo ra trong ngay kiếp này của bà.. ?

***

Còn những trường hợp  Cừu Đen khác, nhẹ Nghiệp hơn :

--Nhiều  người, rõ là thanh niên ngoan, hiền, rồi tự dưng không thật tính, thật nết:

--Đàn ông chả ra đàn ông, đàn bà chả ra đàn bà 

Thời trước thì các cụ cứ gọi là ":bê đê "

--Thời nay văn minh  lịch sự  hiện đại, người ta đi kiểm tra tổng thể  ,theo trực tiếp và Y học,

Người ta gọi là :

"giới tính thứ ba! "

--Có những người đang khôn ngoan thì trầm cảm: thấy người là sợ, chuyên ngồi một mình, không nói , không tiếp xúc với ai..

Khoa học, Y tế khám bệnh ra thì kết luận là :

"Tâm thần phân liệt "

--Có người thì điên khùng, suốt ngày nói nhảm, và hò hét, đập phá..

Trường hợp này bị cho là điên nặng, rối loạn thần kinh.

--Có người, : rõ ràng nằm cạnh vợ, mà lại vác con dao rựa to  ,cứ đi săn lùng :

--. Tao phải tìm chém chết con vợ này , nó mang hết bao nhiêu vàng của tao đi  rồi?

 Nó đang ngủ với thằng  Khơi ở trên mái nhà..

Trường hợp này là tâm thần" hoang tưởng! "

--. Có những người, tự suy diễn trong đầu cái gì 

Không cần biết đúng hay sai, tốt hay xấu, nhưng cứ cho nó là nhất  ,nó đúng, còn dưới mắt của nó toàn những kẻ chả ra gì..

--Có những loại dở ông , dở thằng, người khác không thèm chấp.nhưng đầu óc nó nghĩ mọi người đều phải nể sợ nó...

--Có những trường hợp , đang làm ăn phát đạt, tử tế, kinh doanh có tâm đức ,nhưng tự nhiên  đầu óc suy nghĩ đảo lộn, hoặc tính toán U mê Không chuẩn, rồi mất hết .phá sản  nợ nần, Uy tín, danh dự không còn nữa..

Trường hợp này trở thành :

"lực bất tòng tâm! "

Rồi gia đình tan nát, hạnh phúc chia lìa..?

Rất, rất nhiều trường hợp trở thành "cừu Đen! "

 tôi nghĩ :

Có thể vì những người  như vậy đã phải gánh nghiệp cho bản thân từ  tiền kiếp. ?

Hoặc do Kiếp này  vô tình mình tự tạo ra?

.đến đời nay  Nghiệp trổ sớm thì thanh niên . hoặc trung niên ?

Ai thức tỉnh  tu tâm trả nhanh thì cứu vãn được lúc cuối đời,

Có người Nghiệp trả muộn thì cuối đời mới bị hành hạ..?

Nếu các" cừu đen " Nghiệp vẫn nặng  , kiếp này

Chưa trả hết thì phải trả nốt sang kiếp sau..!?

 --Người ta nói, bệnh già thơ thẩn, lú lẫn..  khéo chăm cũng chỉ kéo dài được thời gian thôi.

Nhưng riêng cái bà cụ :

(quê Thái Bình mà tác giả đã gặp)

Không biết cứ sống thế, đến khi nào..? Vì Nghiệp của bà chắc còn nặng lắm?

Dù sao, bà ấy cũng mang nặng, đẻ đau ra 8 người con, mà cả 7 người cả trai và gái  đều thờ ơ  không đoái hoài  ,hỏi thăm đến  toàn đùn đẩy và xa lánh!

Chỉ còn duy nhất một người con trai thứ hai trông nom và nuôi nấng cho ăn..?

7 người con kia đáng trách? ...

Bà năm nay  92 tuổi ,mà ăn rất nhanh, cái gì cũng ấn vào mồm nuốt chửng  không hề nghẹn  không cần uống nước . Lúc nào cũng lùng sục để ăn

Cứ từ chỗ bà nằm bật đầu dậy là đi xuống bếp

Lùa lục nồi niêu.

Hai tay đưa lên phía trước,  bà  vừa đi vừa kêu :

--Ù, ù, ù, ù  ù, ù, ù, ù...như thế suốt ngày  !

Con trai quát :

--bà im đi, không được kêu : ù, ù  ù ,ù ,ù

Luôn mồm như thế nữa..

 Đi ngay ra sân, cầm cái gậy này chống, rồi thể dục ,đi đủ 3 vòng sân, rồi mới được vào giường ngồi . Bà không được nằm, thối da, thối thịt ra, không ai hầu được..!  !!!?

Bà lại khúm núm, sợ sệt :

--vâng, vâng, em im rồi ạ..

Thì chỉ có (giời đày)  và Ma nhập vào ,nó hành hạ  nên...

mới như thế?

 . Những chuyện tâm linh như thế chỉ có thể cảm nhận, mà rất khó diễn tả bằng lời.

Điều tôi muốn chia sẻ là, trong gia đình hay dòng họ .:

---nếu có những" cừu đen, "cho dù xấu tính ,xấu nết, hay điên điên, khùng khùng, thì gia đình, hoặc dòng họ ấy phải chịu đựng và giúp đỡ...

Mỗi người trông nom ,trách nhiệm một ít

 Chứ đừng bao giờ quay lưng với họ !

Và đừng đùn đẩy, xa lánh, đổ hết tội vạ cho một người phải gánh chịu, khổ lắm..!

vì biết đâu họ đang gánh nghiệp cho bản thân họ, và có khi cho cả dòng họ đấy.

Hầu như nhà nào cũng gặp phải .không chứng nọ  thì cũng tật kia..

Mình  không nói thêu dệt  hư cấu tí nào ..

Đây là một thực tế, đáng suy ngẫm.  ?

Thời nay tình trạng này càng xảy ra nhiều hơn .

Nghiệp phải gánh, nó trổ ra rất nhiều kiểu, nhiều chứng bệnh..!

TMD.

 H N  Tháng 10/2021.

Theo Chuyện làng quê