Gia đình

Ngày hôm nay là ngày của bố, cháu gái tôi viết cho tôi một đoạn thế này: “Cậu ạ cháu nghĩ Cháu có hai người bố. Ba của cháu là người bố sinh ra cháu dưỡng nuôi cháu. Còn cậu là người lo lắng công việc sự nghiệp cho Cháu. Cháu thấy mình thật may mắn khi có một người cậu tuyệt vời như thế. Cho cháu gọi cậu là bố nhé. Con chúc bố sức khỏe hạnh phúc  và mãi yêu thương”.

 

 

Nhà nước có quyết định công nhận ngày gia đình Việt Nam (28/6) hàng năm nhằm tôn vinh giá trị gia đình trong xã hội ngày nay.

Tôi không có ý định sẽ tổ chức hội hè linh đình mâm cao cổ đầy sơn hào hải vị phô trương, tôi chỉ muốn trong ngày kỷ niệm này mỗi thành viên gia đình có dịp nghĩ đến nhau.

Gia đình tôi lúc tôi chưa lấy vợ gồm có mẹ và hai em gái với tôi, bốn người. Đó là gia đình nhỏ sống chung một mái nhà. Thiếu bố nhưng mẹ thay bố giáo dục chúng tôi trở thành những con người hiền lành chân chỉ.

Nhưng lúc đó tôi có các cậu các dì bên mẹ tôi và các o các chú các bác bên nội.

Có bà nội... có ông ngoại. Vì bà ngoại tôi mất sớm, mẹ tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Ba tôi cũng vậy, ông nội hy sinh vì chiến tranh nên bà nội đi thêm bước nữa. Ba tôi về ở với bà cô và chịu cảnh mồ côi. Cái cảnh thiếu ch dựa tinh thần mái ấm tình thân là một thiếu hụt rất lớn trong tâm hồn khó bù đắp được.

Ba mẹ lấy nhau như duyên trời định có ba đứa con mà rất ít khi ở bên nhau. Rồi ba tôi cũng qua đời sớm. Vậy là chúng tôi lại cái cảnh thiếu bố. Một bàn tay mẹ gánh vác đỡ đần. Các con tôi có ông bà ngoại, có bà nội mà không thấy mặt ông nội. Vì ông đã qua đời khi chúng nó chưa có hình hài.

Con của em gái tôi cũng vậy chẳng có ông ngoại.

Vậy là tôi làm người anh cả trong gia đình.

Tự xác định mình là trụ cột của gia đình là trung tâm của mẹ, em gái và con Cháu. Nghĩ như vậy nên tôi chăm chút cho mẹ như một người che chở. chăm cho con cháu như một  người ông.

Lo cho con thêm phần của ông nội vừa dạy dỗ cưng chiều vì chúng nó thiếu một người ông.

May mắn cho tôi, vợ tôi rất tháo vát đảm đang lo toàn vẹn cho gia đình nhỏ của tôi. Vì thế tôi có thêm điều kiện chăm cho con và Cháu. Chăm tỉ m từng đứa  cháu từ lúc  mới lọt lòng.

Bé cháu gái của tôi nó yêu cậu biết nhường nào. Năm nó học lớp bốn, đề bài văn tả về người thân yêu nhất, nó đã tả về cậu.

Lời văn chân thật rơi nước mắt. Bài văn chỉ đạt điểm tám nhưng với tôi, món quà quý giá đó xứng đáng điểm mười.

Rồi cũng vào năm học lớp 4 cậu con trai của tôi lại gặp phải đề văn tả người thân. Các bạn trong lớp lớp chỉ tả ông bà và mẹ. Con trai tôi độc nhất vô nhị trong lớp tả về ba. Tôi đọc đi đọc lại bài văn không thấy chán bởi lời văn xuất phát từ trái tim con trẻ mang cả bầu tâm sự chân tình yêu thương chẳng có gì sánh nỗi. Hạnh phúc đối với tôi đơn giản như thế đấy.

Ngày hôm nay là ngày của bố, cháu gái tôi viết cho tôi một đoạn thế này: “Cậu ạ cháu nghĩ Cháu có hai người bố. Ba của cháu là người bố sinh ra cháu dưỡng nuôi cháu. Còn cậu là người lo lắng công việc sự nghiệp cho Cháu. Cháu thấy mình thật may mắn khi có một người cậu tuyệt vời như thế. Cho cháu gọi cậu là bố nhé. Con chúc bố sức khỏe hạnh phúc  và mãi yêu thương”.

Con trai cũng nhắn thế này: “Con ít nói và không tình cảm như con gái, nhưng con cảm nhận được tình yêu thương của ba và con muốn tâm sự thật nhiều. Ngày của bố con chúc ba khỏe mạnh yêu đời và là chổ dựa vững chắc cho mẹ với các con.

Như thế đấy, cả cháu và con đã hiểu biết, trưởng thành, trở thành cô giáo cấp ba, chàng trai kia cũng sắp ra trường, nay mai trở thành k sư của những công trình khoa học.

Tôi chỉ muốn gửi gắm qua bài viết này:

Đối với con người, ai cũng vậy, luôn đặt mình trong gia đình để quan tâm lo lắng cho những người xung quanh, rộng lượng bao dung và nhân ái.

Mình có yêu người thân trong gia đình mình trước rồi mình mới có lòng trắc ẩn đối với người cơ nhỡ ngoài xã hội, mình mới có tình yêu thương rộng lớn.

Nếu một người không biết yêu thương quý trọng tình cảm gia đình thì sẽ không trở thành người độ lượng bên ngoài (!).

Và với tôi, hạnh phúc gia đình rất giản đơn. Đó chỉ là sự quan tâm lo lắng cho nhau trong một mối tổng hoà. Con và cháu đoàn kết. Anh em sum vầy chia sẻ. Không tính toán giàu nghèo mà tôn trọng tình cảm. Bố mẹ làm gương cho con noi theo. Để rồi trong mỗi gia đình, nhiều thế hệ cứ theo truyền thống ấy mà quan tâm lẫn nhau, tự các thành viên học  hỏi tiếp nhận nhau về nhân cách đạo đức lối sống.  Tình cảm gia đình như một mạch nguồn tự nhiên nối tiếp vô tận. Gia đình lành mạnh thì xã hội sẽ không có tệ nạn.

Viết cho Thành Minh Đinh.

GIA ĐÌNH THIÊNG LIÊNG - Nhạc và lời: Phạm Việt Long, biểu diễn: NSƯT  Việt Hoàn