Gia Lai: Giao đất, giao rừng để bảo vệ và phát triển rừng

Lê Quang Hồi

03/08/2023 13:19

Theo dõi trên

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng chống lâm tặc, hỗ trợ cán bộ Kiểm lâm, Chủ rừng theo dõi, giám sát tại các khu rừng, các địa điểm trọng yếu, then chốt, nhất là những nơi lâm tặc hay triệt phá rừng, tẩu tán lâm sản… Tỉnh ủy - UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo và triển khai cho các cơ quan chuyên môn và các địa phương tổ chức khảo sát, triển khai giao đất, giao rừng, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bà con địa phương quản lý và tiến hành lắp đặt hệ thống camera “mắt rừng” tại các vị trí trọng điểm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2022 đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng.

Từ chủ trương đúng

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 648.278 ha đất có rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên khoảng 478.749 ha, rừng trồng khoảng 155.522 ha và rừng trồng chưa thành rừng khoảng 14.005 ha. Rừng và đất rừng phân bổ tại các địa phương và do các đơn vị chủ rừng quản lý, bảo vệ. Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững từ năm 2021, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt kế hoạch giao 15.650 ha rừng cho 6 huyện: Chư Pưh, Đak Đoa, Mang Yang, Kông Chro, Chư Prông và Krông Pa để khảo sát và bàn giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sống gần rừng quản lý, bảo vệ và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để người dân có thêm tu nhập từ rừng nhằm ổn định cuộc sống. Mặ dù còn những khó khăn nhất định, nhưng đến nhờ sự vào cuộc kiên quyết của Thường vụ Đảng ủy- UBND tỉnh và chính quyền các địa phương nên bước đầu đã đạt những kết quả khả quan, làm tiền đề để triển khai giai đoạn tiếp theo. 

img-0094-1691042808.jpegÔng Hriu Trưởng thôn Đê Kôn cùng với cán bộ Kiểm lâm địa bàn phương pháp bảo vệ rừng

Trong số các địa phương được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt kế hoạch giao đất, giao rừng cho bà con địa phương quản lý, bảo vệ…thì huyện Mang Yang thực hiện tốt nhất, có nhiều giải pháp phù hợp nên được người dân đồng thuận hưởng ứng. Theo tổng hợp và báo cáo từ các cơ quan chức năng, đến nay Mang Yang có trên 63.655 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất có rừng: 48.192,51 ha, tất cả diện tích rừng này đã được chính quyền địa phương bàn giao cho người dân và cộng đồng sống gần rừng quản lý. Do diện tích rừng cũng như vùng trọng điểm cháy lớn, trải dài khắp các địa bàn nên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng, xâm hại rừng, nhất là trong mùa nắng nóng, khô hanh. Đặc biệt trước đây các cánh rừng thuộc khu vực huyện Mang Yang nói chung, những cánh rừng ở xã Hra, Kon Chiêng…nói riêng được biết đến là “điểm nóng” về vấn nạn “lâm tặc’ hoành hành khiến nhiều cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá. Ở đây có thời điểm “xe máy cải tiến” chở gỗ lậu ra khỏi rừng như chốn không người khiến du luận phải sốt ruột, bất bình. Vì vậy, chuyện Huyện ủy - UBND huyện Mang Yang triển khai giao đất, giao rừng, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bà con địa phương và cộng đồng sống gần rừng quản lý và tiến hành lắp đặt 19 camera “mắt rừng” tại các vị trí trọng điểm ở 8 xã trên địa bàn, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý những đối tượng vi phạm  được người dân đồng thuận, đánh giá cao. Đây cũng là một cách làm mới, đột phá mang tính hiệu quả.

Gặp chúng tôi trong chuyến công tác ở cơ sở, đồng chí Trần Đình Hiệp, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mang Yang cho biết: “Mang Yang là huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai, có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn (trên 48 ngàn ha). Xác định rừng có giá trị nhiều mặt về kinh tế, phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học cao, đây là tiềm năng to lớn, thế mạnh để khai thác, sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững. Tuy nhiên, diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên phân bố rộng, địa hình chia cắt phức tạp, thường xuyên bị các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Để rừng được giữ vững và phát triển, thời gian qua Huyện ủy đã xác định nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện phù hợp, trong đó việc giao đất, giao rừng, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bà con địa phương và cộng đồng sống gần rừng, triển khai lắp đặt “Camera bảo vệ rừng” đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm cơ sở điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực tế việc giao đất, giao rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cùng với lắp đặt camera bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Mang Yang đã và đang đem lại sự ổn định, ngăn chặn nạn phát rừng, đặc biệt là tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân và cộng đồng sống gần rừng, từ đó tác động tích cực đến ý thức bảo vệ rừng nên tình trạng vi phạm lâm luật trong những năm qua đang có chiều hướng giảm.

Từ những kết quả làm được, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người dân, nhất là bà con đồng bào DTTS địa phương để diện tích rừng trên địa bàn đều có chủ. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư về quyền và nghĩa vụ trong giao rừng để đăng ký tham gia. Bên cạnh đó, chúng tôi hướng dẫn hộ gia đình, cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của Nhà nước. Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo các ban ngành chức nănghướng dẫn theo dõi, giám sát cộng đồng dân cư, hộ gia đình quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao phát triển sản xuất nông lâm kết hợp đảm bảo diện tích rừng được giao sinh trưởng phát triển tốt”.

Niềm vui của người dân

Con đường  từ quốc lộ 19 vào làng Đê Kon không còn ổ trâu, ổ bò, lầy lội như ngày xưa, mà thay vào đó là con đường “ Nông thôn mới” bê tông rộng mỡ, hai bên đường cây cối xanh tốt. Nắm chặt chúng tôi như người thân xa lâu ngày gặp lại, không giấu được niềm vui trên khuôn mặt, ông H Riu (dân tộc Ba Na), Trưởng thôn Đê Kon, xã  Hra, huyện Mang Yang chia sẻ: Rừng trên địa bàn mình một thời là điểm nóng, lực lượng bảo vệ mỏng, nên bọn lâm tặc tung hoành triệt phá, mặc dù người dân và cấp ủy chính quyền địa phương đã xác định nhiều cách để giữ rừng, nhưng không hiệu quả. Từ đầu năm 2023 đến nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và được chính quyền địa phương giao cho bà con quản lý, bảo vệ có hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng trên 394 ha rừng, ở tiểu khu 489 nên việc giữ rừng đạt hiệu quả cao. Trong làng đã thành lập 4 tổ bảo vệ rừng, mỗi tổ 20 người, phối hợp với lực lượng Kiểm lâm khu vực tổ chức tuần tra bảo vệ và thông tin đến các cơ quan chức năng những nghi vấn, những đối tượng xấu có biểu hiện phá rừng để ngăn chặn.

img-0095-1691042903.jpegCamera bảo vệ rừng được xã Hra lắp đặt ở trục đường vào rừng để theo dỏi

Cùng với đó, trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã Hra đã khảo sát và lắp đặt camera giữ rừng ở những trung tâm, những điểm rừng phức tạp, kịp thời phát hiện xủ lý kiên quyết những trường hợp vi phạm, nên tình trạng phá rừng không diễn ra. Trật tự an ninh thôn làng và khu vực được giữ vững là cơ sở để bà con yên tâm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, đoàn kết chung sức không những bảo vệ rừng mà con trồng và phát rừng bền vững.

img-0096-1691043124.jpegBà con làng Đê Kôn tham gia tuyên truyền bảo vệ rừng

Có mặt tại các vùng rừng trọng điểm và những nơi được chính quyền địa phương lắp đặt camera bảo vệ rừng và qua trao đổi với các cơ quan chức năng, chúng tôi nhận thấy các thiết bị camera được lắp tại các điểm kết nối cố định, các điểm “một thời từng nóng”, các cửa rừng…sẽ được kết nối với Internet và truyền dữ liệu trực tiếp về hệ thống quản lý và lưu trữ tập trung, có khả năng chịu đựng được các yếu tố thời tiết như: ẩm ướt, mưa, nắng nóng, chống bụi xâm nhập, ánh sáng chói, ánh sáng yếu hoặc về đêm và hoạt động liên tục. Thông qua máy tính, các thiết bị di động, màn hình quan sát…các lực lượng chức năng chức năng liên quan để theo dõi, giám sát 24/24 giờ và kịp thời phát hiện sớm được các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng và các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Với các dữ liệu video, hành ảnh được ghi lại giúp lực lượng chức năng điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp.

img-0097-1691043204.jpegCamera bảo vệ rừng được lắp đặt ở cửa rừng Hra

Gặp chúng tôi, ông Hoàng Xuân Hiệp, Kiểm lâm địa bàn xã Hra chia sẻ: Việc UBND huyện Mang Yangkhảo sát, triển khai cho các xã lắp đặt hệ thống camera tại những điểm nóng như cửa rừng, khu vực trộng điểm phức tạp... sẽ giúp cho các cơ quan chức năng  cùngvới lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, kiểm lâm nắm chắc giám và sát chặt chẽ các phương tiện ra vào rừng cũng như lưu thông trong những vùng trọng điểm. Việc giao rừng cho bà con địa phương quản lý, bảo vệ và lắp đặt camera bảo vệ rừng đã giúp cho lực lượng chức năng, cấp ủy chính quyền địa phương và lực lượng Liểm lâm giảm bớt những khó khăn vất vả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, tính hiệu quả sẽ cao hơn.

img-0098-1691043322.jpegNgười dân Hra nhận quản lý và tham gia tuần tra bảo vệ rừng

Với phương châm “rừng vàng, biển bạc”, mỗi công dân là một thành viên bảo vệ rừng, đảm bảo rừng có chủ thực sự, cùng với sự vào cuộc kiên quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương với những biện pháp “đột phá” phù hợp, được người dân đồng thuận, hưởng ứng. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ vi phạm, không để tồn đọng, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời nâng cao tính răn đe trong cộng đồng. Nhờ vậy, vấn nạn phá rừng ở Gia Lai nói chung, Mang Yang nói riêng ngày càng giảm thiểu rõ rệt, đạt hiệu quả cao. Những cánh rừng “lá phổi xanh” ở Gia Lai và Tây Nguyên ngày càng phát triển, nhân lên một màu xanh của sự sống, màu xanh trù phú thôn làng, cộng đông dân cư.

Bạn đang đọc bài viết "Gia Lai: Giao đất, giao rừng để bảo vệ và phát triển rừng" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn