Giải mã danh ngôn về chính trị và phương trình của Albert Einstein

Thiên tài Albert Einstein được biết đến với nhiều danh ngôn nổi tiếng, trong đó có chính trị và phương trình toán học. Bằng tư duy khoa học, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức, đồng thời đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn các khái niệm này, xây dựng chính trị và toán học có văn hoá ở Việt Nam.

Thực chất, định nghĩa khái niệm chính trị, phương trình

Chính trị (Politics) bao hàm các thuật ngữ “chính” và “trị”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), trị  được hiểu là “Cai trị”, tức là nói về đại biểu dân cử trong quốc hội (nghị viện), hội đồng địa phương (hội đồng nhân dân) hay cơ quan lập pháp của quốc gia xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển; thuật ngữ chính được hiểu là cái quan trọng hơn “những cái khác cùng loại; trái với phụ”, tức là nói về công chức, viên chức trong chính phủ, chính quyền địa phương hay cơ quan hành pháp của quốc gia điều hành thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển; còn chính trị là nói về đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát (công tố) viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (toà án, viện kiểm sát hay viện công tố) của quốc gia xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu “chính sách phát triển” – khái niệm biểu hiện “chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [1].

Tức là, chính trị biểu hiện đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Từ khái niệm này cho thấy rằng, chính trị gắn liền với quốc gia và quốc tế; chính trị quốc gia biểu hiện cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển trong quốc gia; còn chính trị quốc tế biểu hiện thành viên của Liên Hợp Quốc xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Phương trình (Equation) bao hàm các thuật ngữ “phương” và “trình”. Phương được hiểu là một trong “bốn hướng chính nhìn về chân trời (đông, tây, nam, bắc), làm cơ sở xác định những hướng khác”, tức là nói về bản chất chưa cân đối của số âm (-) ở bên phải, chưa phải đẳng thức, toán chưa phát triển; trình được hiểu là báo cáo “cho người cấp trên biết để xem xét”, tức là nói về tính chất không cân bằng của số dương (+) ở bên trái, không phải đẳng thức, toán không phát triển; còn phương trình là nói về thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà của số không tồn tại ở giữa bên trái, bên phải đẳng thức, toán phát triển. Tức là, phương trình biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà của số không ở giữa bên trái, bên phải đẳng thức trong toán học; hay phương trình gắn với toán phát triển.

Chính trị và phương trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này biểu hiện ở các mặt chủ yếu như sau: chữ số dương (hiện tượng phi vật thể) tương tự như đại biểu dân cử của quốc hội xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển trong tương lai; chữ số âm (sự vật vật thể) tương tự như công chức, viên chức của chính phủ điều hành thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển trong quá khứ; còn chữ số không (hiện thực thực thể) tương tự như đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển ở hiện tại.

Từ các phân tích cho thấy rằng, mô hình của phương trình toán học có dạng thức như sau: vật thể số âm chưa phát triển – thực thể số không phát triển – phi vật thể số dương không phát triển; còn mô hình của chính trị có dạng thức như sau: bản chất chính trị chưa phát triển trong quá khứ – thực chất chính trị phát triển ở hiện tại – tính chất chính trị không phát triển trong tương lai. Tức là, chính trị chỉ gắn với sự phát triển ở hiện tại; còn phương trình gắn với vật thể số âm, phi vật thể số dương và thực thể số 0 phát triển mãi mãi trong vũ trụ hệ mặt trời. Nói cách khác, “Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi” (Politics is for the present, but an equation is for eternity) [2].

Hạn chế nhận thức khái niệm chính trị, phương trình toán học trên thế giới và ở Việt Nam

i) Hạn chế trên thế giới

Chính trị, toán học gắn liền với cuộc sống của cộng đồng người ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nhận thức thuật ngữ, khái niệm trong ngôn ngữ học nói chung, chính trị, phương trình toán học nói riêng của công dân, giới lãnh đạo, nghiên cứu ở nhiều quốc gia còn hạn chế. Chẳng hạn, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa chính trị, văn hoá và phương trình toán học như sau: hình thức chính trị không văn hoá gắn với phương trình toán học không đầy đủ, nội dung chính trị chưa văn hoá gắn với phương trình toán học chưa đầy đủ, nguyên lý chính trị văn hoá (cultural politics) gắn với phương trình toán học đầy đủ (full math equation). Tức là, nhiều người nghiên cứu không hiểu rõ rằng, hình thức chính trị không văn hoá gắn với toán học không đầy đủ (incomplete mathematics), hay “toán học hình thức” (toán học bất toàn) [3].

Hạn chế nhận thức chính trị, phương trình toán học làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ nguyên lý phát triển gắn liền với chính trị và toán học; không hiểu rõ nhiều thuật ngữ, khái niệm có liên quan, như: chính, tà, toán, học, khoa học, quyền lực. Chẳng hạn, về chính trị, giới nghiên cứu chưa làm rõ thế nào là “quyền lực chính trị” – khái niệm biểu hiện thực chất chính quyền nhân dân trung thực xây dựng, thực hiện điều hành, thực thi các mục tiêu chính sách phát triển bảo đảm độc lập dân tộc, cuộc sống tự do, hạnh phúc của nhân dân; về khoa học và “sự học”, có người nghiên cứu đã phê phán, nhận định rằng, chưa bao giờ “khoa học bị rơi vào tình trạng ngã ba đường như hiện nay”, và người ta “biến sự học thành “hư học”, tụt hậu, không theo kịp đà phát triển của khoa học và công nghệ” [4].

Hạn chế nhận thức chính trị, phương trình toán học dẫn đến các loại hình “chủ nghĩa” (tư tưởng) không chân thật, như: chủ nghĩa đế quốc, phát xít, thực dân, bá quyền theo kiểu “hành động phi pháp” [5], “tranh giành quyền lực” [6], “đấu tranh quyền lực và đe doạ tình hữu nghị” trong chính trị quốc gia, quốc tế [7]; dẫn đến độc tài, độc quyền, cực đoan, khủng bố, xung đột, nội chiến, chiến tranh điêu tàn của các quốc gia, đe doạ sự sống trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người; hay dẫn đến “sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức” và ““bóng ma” của chủ nghĩa Hình Thức” trong dạy và học toán [8].

ii) Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức chính trị, phương trình toán học ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; bởi vì, ngay cả khái niệm chính trị, phương trình, toán học đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt nêu ở trên, chính trị chỉ được nhìn nhận chung chung là những vấn đề về “tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước, và về quan hệ chính thức giữa các nước với nhau (nói tổng quát)” hay những hoạt động “của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước (nói tổng quát)”, chứ không nhìn nhận cụ thể là đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong quốc gia xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển; phương trình chỉ được nhìn nhận chung chung là đẳng thức diễn tả “mối liên hệ giữa một hay nhiều số chưa biết (gọi là ẩn) với những số được xem như biết rồi” chứ không nhìn nhận cụ thể là sự cân đối, cân bằng, hài hoà của số không ở giữa bên trái, bên phải đẳng thức trong toán học; còn toán học chỉ được nhìn nhận khái quát là khoa học “nghiên cứu các quan hệ số lượng và hình dạng trong thế giới khách quan” chứ không nhìn nhận cụ thể là khoa học nghiên cứu các mối liên hệ theo quy luật khách quan giữa hình thức hình dạng, nội dung số lượng, nguyên lý chất lượng của sự vật, hiện tượng, hiện thực trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức chính trị, phương trình toán học làm cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng không phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của chính trị, chính trị khoa học và quyền lực có văn hoá như sau: hình thức chính trị gắn với cá nhân không trung thực (giả dối), nội dung chính trị gắn với  nhóm chưa trung thực, nguyên lý chính trị gắn với cá nhân, nhóm, cộng đồng trung thực trong quốc gia, dạng mô hình: nội dung chính trị chưa trung thực – nguyên lý chính trị trung thực – hình thức chính trị không trung thực; “tính chất hình thức quyền lực không có văn hoá, không của nhân dân gắn với chính trị không khoa học, liêm chính, đoàn kết; bản chất nội dung quyền lực chưa có văn hoá, chưa của nhân dân gắn với chính trị chưa khoa học, liêm chính, đoàn kết; thực chất nguyên lý quyền lực có văn hoá, của nhân dân gắn với chính trị khoa  học, liêm chính, đoàn kết” [9]; hay không phân biệt rõ mối liên hệ giữa hình thức toán học (sai thật sự), nội dung toán học (chưa đúng sự thật), nguyên lý toán học (đúng thật), dạng mô hình: nội dung toán học chưa đúng sự thật – nguyên lý toán học đúng thật –hình thức toán học sai thật sự.

Hạn chế nhận thức chính trị, phương trình toán học còn làm cho nhiều người nghiên cứu không hiểu rõ thực chất “chính quyền nhân dân” [10] (chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân) và quyền lực trong quốc gia “đều thuộc về nhân dân” [11]; làm cho một số người nghiên cứu lầm tưởng rằng, phát triển xã hội loài người là biểu hiện của “cuộc đấu tranh giành quyền lực” [12], một số người có tư duy không đúng đắn “khi gắn quyền lực với sức mạnh chứ không hiểu rõ khái niệm này biểu hiện cuộc sống hạnh phúc” của con người [13]; làm cho nhiều học sinh phổ thông “lo sợ mỗi khi vào giờ học Toán” [14], việc dạy toán trong trường học đã không chú trọng “áp dụng nó trong cuộc sống”, hay cách dạy “chỉ tập trung vào việc giải bài tập, thi cử và ít quan tâm đến tính ứng dụng của nó” [15].

Hạn chế nhận thức chính trị, phương trình toán học dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, như: diễn ra nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn lãng phí, tình trạng tham nhũng chính sách, “tham nhũng quyền lực” [16], văn hoá chính trị trong đội ngũ “cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng”, “chất lượng hoạt động của một số tổ chức đảng chưa đáp ứng kịp yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. Không ít tổ chức đảng vai trò hạt nhân chính trị, vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hạn chế” [17]; dẫn đến “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, “chưa nhận thức được giá trị của cộng đồng” [18]; tình trạng “xuống cấp văn hoá học đường”, lệch chuẩn “trong môi trường giáo dục 4.0” [19], hay “hiện tượng “dạy giả + học giả” ở nước ta”, “biến toán học thành một khoa học hình thức sáo rỗng, nặng nề và nhàm chán như trong trường phổ thông hiện nay” [20].

Giải pháp nhận thức đúng đắn chính trị quốc gia, phương trình toán học, xây dựng chính trị và toán học có văn hoá ở Việt Nam

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn chính trị quốc gia. Để nhận thức đúng đắn khái niệm này, cần phải hiểu rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “chính” và “quyền” gắn với cơ quan hành pháp điều hành thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển, chính quyền chưa của nhân dân; thuật ngữ “trị” và “gia” gắn với cơ quan lập pháp xây dựng các mục tiêu chính sách không phát triển, chính quyền không của nhân dân; chính trị quốc gia gắn với cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển, chính quyền của nhân dân, dạng mô hình: bản chất chính quyền chưa của nhân dân, chính trị chưa phát triển – thực chất chính quyền của nhân dân, chính trị phát triển – tính chất chính quyền không của nhân dân, chính trị không phát triển. Tức là, nhận thức đúng đắn chính trị quốc gia gắn liền với hiểu biết rõ thực chất chính quyền của nhân dân và chính trị phát triển. Chính trị gắn liền với phát triển; không hiểu biết rõ nguyên lý của chính trị phát triển thì không thể nhận thức đúng đắn chính trị quốc gia.

Thứ hai, nhận thức đúng đắn phương trình toán học. Để nhận thức đúng đắn khái niệm này, cần phải hiểu rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “phương” và “toán” biểu hiện bản chất nội dung chưa thật của số âm ở bên phải, chưa phải đẳng thức; thuật ngữ “trình” và “học” biểu hiện tính chất hình thức không thật của số dương ở bên trái, không phải đẳng thức; còn phương trình toán học biểu hiện thực chất nguyên lý sự thật của số không tồn tại ở giữa bên trái, bên phải đẳng thức, dạng mô hình: bản chất phương trình toán học chưa đầy đủ – thực chất phương trình toán học đầy đủ – tính chất phương trình toán học không đầy đủ. Tức là, nhận thức đúng đắn phương trình toán họcgắn liền với hiểu biết rõ tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của phương trình và toán học. Phương trình gắn liền với toán học; không hiểu biết rõ phương trình thì không thể nhận thức đúng đắn toán học và phương trình toán học.

Thứ ba, xây dựng chính trị có văn hoá (cultured politics). Chính trị có văn hoá là khái niệm gắn với văn hoá chính trị (political culture). Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “chính” và “văn” biểu hiện công chức, viên chức trong cơ quan hành pháp chưa chân thật, sáng tạo điều hành thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển; thuật ngữ “trị” và “hoá” biểu hiện đại biểu dân cử trong cơ quan lập pháp không chân thật, sáng tạo xây dựng các mục tiêu chính sách phát triển; chính trị có văn hoá biểu hiện đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chân thật, sáng tạo xây dựng, điều hành thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển, dạng mô hình: bản chất chính trị chưa văn hoá – thực chất chính trị văn hoá – tính chất chính trị không văn hoá. Tức là, để xây dựng chính trị có văn hoá cần phải xây dựng văn hoá chính trị, hay xây dựng văn hoá “trong kinh tế và chính trị” như Hồ Chí Minh đã từng có lần nêu ra [21]. Quốc gia không có văn hoá chính trị thì không thể xây dựng được chính trị có văn hoá bảo đảm chính quyền và quyền lực của nhân dân.

Thứ tư, xây dựng toán học có văn hoá (mathematics has culture). Toán học có văn hoá là khái niệm gắn với văn hoá toán học (math culture). Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “văn” và “toán” biểu hiện bản chất chưa cân đối của số âm ở bên phải, chưa phải đẳng thức, toán học chưa có văn hoá, chưa chính xác, chưa đúng; thuật ngữ “hoá” và “học” biểu hiện tính chất không cân bằng của số dương ở bên trái, không phải đẳng thức, toán học không có văn hoá, không chính xác, không đúng (sai); còn văn hoá toán học biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà của số không ở giữa bên trái, bên phải đẳng thức, toán học có văn hoá, chính xác, đúng, dạng mô hình: bản chất toán học chưa văn hoá – thực chất toán học văn hoá – tính chất toán học không văn hoá. Tức là, để xây dựng toán học có văn hoá cần phải xây dựng văn hoá toán học, chính xác, đúng; hay nói cách khác, “cần giáo dục học sinh yêu thích chính xác: nói đúng, viết đúng, vẽ đúng (đẹp, gọn, sạch), kí hiệu đúng, suy luận đúng (có căn cứ), toàn diện, không thiếu, không thừa; không khái quát hóa vội vã, suy luận tương tự thiếu cơ sở” [22]. Quốc gia không có văn hoá toán học thì không thể xây dựng được toán phát triển; đặc biệt là không thể xây dựng được “Đạo luật Kiểm toán phát triển” (Development Audit Act) đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững.

Kết luận

Chính trị, phương trình toán học gắn với văn hoá và phát triển; chính trị có văn hoá là chính trị phát triển; phương trình toán học có văn hoá là phương trình toán học phát triển đầy đủ. Hiện nay, các khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm sáng tỏ về thực chất nguyên lý khoa học của chúng, từ đó gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để nhận thức đúng đắn chính trị và phương trình toán học, xây dựng chính trị, toán phát triển, trước hết, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi cách tư duy, hình thành tư duy khoa học, sáng tạo; nhìn nhận rõ thực chất nguyên lý của thuật ngữ, khái niệm trong ngôn ngữ học; đặc biệt chú trọng xây dựng văn hoá chính trị và văn hoá toán học bảo đảm phát triển đất nước bền vững.

……………………

Tài liệu trích dẫn:

[1], [9] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 14/04/2023.

[2] Jessica Thảo Nguyễn tổng hợp, 68 câu nói hay nhất của nhà khoa học Einstein, https://ynghiasong.vn/, ngày 26/04/2022.

[3], [4], [8], [20] Phạm Việt Hưng, ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN, https://diendantoanhoc.org/topic/, ngày 04/07/2015.

[5] Lục Minh Tuấn, Trung Quốc âm mưu gì ở Biển Đông? https://tuoitre.vn/, ngày 27/05/2023.

[6] Hans J. Morgenthau, Quyền lực chính trị, Biên dịch: Vũ Hoàng Phương Nhung, Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp, https://nghiencuuquocte.org/, ngày 27/08/2013.

[7] Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hoá đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn, ngày 23/03/2023.

[10], [21] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 7, tr. 269, 246.

[11] CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 375.

[12] Nguyễn Hoàng Anh, Luận bàn về văn hoá quyền lực, https://www.quanlynhanuoc.vn/, ngày 04/05/2018.

[13] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về “nguồn gốc sự sống”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 10/07/2023.

[14] Nguyễn Văn Lực, Để học sinh phổ thông không sợ môn toán, https://laodong.vn/, ngày 04/02/2023.

[15] Việt Thành tổng hợp, ’16 năn học toán không biết dùng làm gì’, https://vnexpress.net/, ngày 29/06/2021.

[16] Quốc Phong, Tham nhũng quyền lực còn nguy hiểm hơn trăm lần tham nhũng vật chất, https://nguoidothi.net.vn/, ngày 15/05, 2020.

[17] Phùng Kim Lân, Xây dựng văn hoá chính trị - giải pháp quan trọng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, https://laodong.vn/thoi-su/, ngày 01/12/2021.

[18] Phạm Thu Thuỷ, Lý giải tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, https://nhandan.vn/, ngày 24/03/2023.

[19] Quang Thành, Lệch chuẩn trong môi trường giáo dục 4.0: Báo động xuống cấp văn hoá học đường, http://daidoanket.vn/, ngày 29/09/2021.

[22] Phan Duy Nghĩa, Khơi niềm đam mê và phát triển văn hoá toán học cho học sinh, https://laodong.vn/, ngày 10/12/2022.

……………………

Ngày 11/09/2023