Giải thưởng Nhà nước: Phần thưởng cao quý dành cho cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm

Đáng chú ý trong số những tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần này có cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm. Con gái cố Đại tá NSUT Lê Đình Lâm là Lê Thị Yến vinh hạnh thay mặt gia đình nhận giải thưởng cao quý này.

Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật cho 128 tác giả, đồng tác giả, trong đó có 16 giải thưởng Hồ Chí Minh, 112 Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đã diễn ra trọng thể sáng 19/5 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

b1ly1s-1684473330.jpg

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao Giải thưởng Nhà nước cho con thân nhân Cố Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn, biên kịch Đại tá Lê Đình Lâm là con gái Lê Thị Yến.

Giải thưởng này được tổ chức 5 năm một lần, là giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước trao cho những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, là sự ghi nhận, đánh giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân với các văn nghệ sĩ, tri thức đã có nhiều cống hiến về nền văn học, nghệ thuật của nước nhà. Qua các lần trao giải, giải thưởng đã tôn vinh hàng trăm tác phẩm, cụm tác phẩm của các tác giả, những tên tuổi đã có nhiều cống hiến.

b2yl77moi-1684490043.jpg

Cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm (1929 - 2021).

 

Đáng chú ý trong số những tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần này có cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm. Con gái cố Đại tá NSUT Lê Đình Lâm là Lê Thị Yến vinh hạnh thay mặt gia đình nhận giải thưởng cao quý này.

Phim tài liệu thời sự nổi bật nhất của cố Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn, biên kịch Đại tá Lê Đình Lâm được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần này là "Người Hàm Rồng" (1965) - một bộ phim đã gặt hái nhiều thành công trong lịch sử phát triển phim tài liệu chiến trường Việt Nam không chỉ đoạt Giải Nhất “Bông Sen Vàng” trong liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất năm 1970 mà còn đoạt Giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Giô-rít I-ven (CHDC Đức) năm 1967 đã gây một tiếng vang lớn  dư luận trong nước và quốc tế. Di sản mà cố đạo diễn, biên kịch Đại tá Lê Đình Lâm  để lại là Hai mươi bộ phim là con số không nhiều, nhưng tên tuổi ông đã gắn với các giải thưởng  Bông sen vàng, bạc với “Quanh địa ngục Cồn Tiên", "Năm 1972 lịch sử", “Cồn Cỏ Anh hùng”; “Chặng đường tới Điện Biên”…

b5ly5-1684492162.jpg
 

Niềm vui của con gái Cố Nghệ sĩ, đạo diễn, Đại tá Lê Đình Lâm là Lê Thị Yến (bên trái) cùng cháu ngoại Lê Yến Vy nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật sáng 19/5/2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Để có được những thước phim chân thực, sống động, phản ánh tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đội ngũ làm phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân, trong đó có cố nghệ sĩ, đạo diễn Đại tá Lê Đình Lâm đã lên đường ra mặt trận. Với chiếc máy quay phim và khẩu súng, đội ngũ làm phim chiến trường đã có mặt ở mọi chiến hào, trên khắp các mặt trận miền Bắc, miền Nam. Cũng chính từ nơi mưa bom bão đạn ấy, nhiều thước phim chân thực và sinh động nhất về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của quân dân ta được các nghệ sĩ, chiến sĩ Điện ảnh Quân đội nhân dân ghi lại chân thực. Nhiều bộ phim tài liệu ra đời rất kịp thời, mang hơi thở nóng bỏng của mặt trận, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần bộ đội và nhân dân vượt qua mọi khó khăn gian khổ chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm, thống nhất nước nhà.

dt-lam-2b-1684490326.jpg

Đạo diễn Lê Lâm (người thứ 4 từ bên trái sang) cùng các nhân chứng thăm Di tích cầu Hàm Rồng. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Đạo diễn Đại tá Lê Đình Lâm có lần tâm sự với đồng nghiệp: Trong phim “Người Hà Rồng”, kíp làm phim không mải mê đi theo các sự kiện (điều thường thấy ở các bộ phim tài liệu, nhất là tài liệu chiến tranh), ông đã đạo diễn tập trung khắc họa đậm nét các nhân vật từ dân quân tự vệ, công nhân Hàm Rồng, người nông dân, đến bộ đội chủ lực tham gia trận đánh. Đó là những công nhân ngày đêm bám máy, quyết giữ vững dây chuyền sản xuất không lùi bước trước khó khăn và sự khốc liệt; là những nông dân cần cù chất phác, đau xót trước những cảnh đồng ruộng bị tàn phá nhưng khi cần thì có thể hy sinh tất cả cho chiến thắng; là những cô gái lúc chạm trán với quân thù rất gan góc ngoan cường, nhưng ra khỏi trận địa vẫn cất cao tiếng hát. Thật khó mà quên được hình ảnh cô dân quân Nam Ngạn - Ngô Thị Tuyển - Anh hùng lực lượng vũ trang - nhỏ bé nhưng đã đi vào huyền thoại dân tộc với câu chuyện vác một lúc hai hòm đạn tiếp tế cho trận địa pháo cao xạ hay người nữ dân quân Nguyễn Thị Hằng -  say nay trưởng thành từng kỳ là Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH… Bộ phim kết thúc trong bầu không khí tưng bừng chiến thắng. Hình ảnh tên giặc lái Mỹ to béo bên cạnh cô dân quân nhỏ nhắn đã nói lên sức mạnh của Người Hàm Rồng - xứ Thanh.

Trưởng thành trong lĩnh vực làm phim, nghệ sĩ Đại tá Lê Đình Lâm được trên giao nhiệm vụ làm Phó Giám Đốc Điện ảnh Quân đội, kết hợp giữa làm phim và chỉ đạo ngệ thuật. Ông đã làm tốt nhiệm vụ trong cả lĩnh vực làm phim và hoạt động đối ngoại của đơn vị, được đồng đội và các đối tác trong và ngoài nước tin yêu, tín nhiệm.

Nghệ sĩ, đạo diễn  Lê Đình Lâm sinh ngày 01/10/1929  tại làngThổ Quan, nay là phường Thổ Quan, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong một gia đình, dòng họ có truyền thống yêu nước. Ông đã vĩnh biệt chúng ta vào hồi15 giờ 35 phút ngày 04 tháng 08 năm 2021 tức ngày 26 tháng 06 năm Tân Sửu, hưởng thọ 93 tuổi.

Hơn 45 năm phục vụ quân đội, trong đó có 32 năm công tác ở Điện ảnh Quân đội, cố Đại Tá NSUT Lê Lâm đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đợt đầu tiên năm 1984, cùng với 9 huân chương các loại trong đó có 1 Huân chương Chiến công hạng ba và 1 Huân chương Lao động hạng Nhì về thành tích làm phim trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. 

 Với những đóng góp đó, Cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm xứng đáng được nhận  Giải thưởng Nhà nước là phần thưởng cao quý, tôn vinh những tác phẩm, cụm tác phẩm xuất sắc của ông đóng góp cho văn học nghệ thuật nước nhà.

V.X.B