Giảm căng thẳng khi phỏng vấn xin việc bằng cách nào?

Nam Khánh

27/05/2023 09:00

Theo dõi trên

Dù là ứng viên nhiều hay ít kinh nghiệm thì bạn vẫn sẽ có lo lắng nhất định cho buổi phỏng vấn xin việc. Bởi bạn không biết phải đối diện với thử thách, với tình huống bất ngờ nào từ nhà tuyển dụng. Trong khoảng thời gian có hạn bạn không biết nên làm những gì để chứng tỏ năng lực cá nhân và bạn lo lắng mình mất bình tĩnh sẽ kéo theo sai lầm đáng tiếc.

Vậy làm thế nào để giảm căng thẳng, loại bỏ lo âu khi bước vào buổi phỏng vấn xin việc làm mới nhất ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương…? Hãy áp dụng thử các gợi ý sau đây nhé.

giam-cang-thang-khi-phong-van-xin-viec-1-1685153047.jpg

Tìm hiểu kịch bản buổi phỏng vấn

Do không biết buổi phỏng vấn diễn ra thế nào, gặp những ai, đối diện với câu hỏi nào… nên bạn dễ hoang mang. Tệ hơn bạn sẽ vẽ ra những tình huống thiếu tính thực tế làm cho tâm lý thêm bất ổn.

Để kiểm soát sự lo lắng, bạn nên xây dựng kịch bản buổi phỏng vấn. Hãy tìm hiểu các thông tin như: buổi phỏng vấn diễn ra trong bao lâu, ai phỏng vấn (bao gồm cả chức danh, số lượng người), hình thức phỏng vấn, câu hỏi thường gặp, tình huống có thể xảy ra…

Những thông tin trên, bạn tìm hiểu thông qua đồng nghiệp có kinh nghiệm, đã phỏng vấn vị trí tương tự; từ ứng viên phỏng vấn trước đó. Thậm chí, bạn liên hệ trực tiếp công ty, nhà tuyển dụng để tìm hiểu.

Bằng cách đó, bạn có kịch bản cơ bản nhất, có sự hình dung bức tranh chung về buổi phỏng vấn và biết nên làm gì tiếp theo.

Chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn

Khi không chắc chắn điều gì thì bạn càng lo lắng. Chỉ sự chuẩn bị mới giúp bạn giảm sự không chắc chắn và vững tin vào bản thân. Do đó, từ kịch bản dự trù, bạn chuẩn bị chu đáo các nội dung.

giam-cang-thang-khi-phong-van-xin-viec-2-1685153047.jpg

Chuẩn bị quan trọng nhất vẫn là kiến thức. Tin vào năng lực bản thân sẽ giúp bạn tăng niềm tin. Hãy đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức, làm thử những bài kiểm tra; đưa câu hỏi kèm câu trả lời thường gặp, những tình huống có thể phát sinh và cách xử lý sự cố cụ thể.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị cả tinh thần, sức khỏe, trang phục… Điều này giúp bạn tự tin hơn vào lợi thế của mình.

Bạn hãy thường xuyên luyện tập trước gương hoặc nhờ người cùng luyện tập để không bỡ ngỡ khi vào buổi phỏng vấn xin việc thật. Kể cả khi xảy ra tình huống bất ngờ, bạn sẽ biết cách xoay chuyển nó.

Nghiên cứu, tìm hiểu sâu về nhà tuyển dụng

Buổi phỏng vấn là sự tìm hiểu của nhà tuyển dụng và ứng viên. Ngoài “biết mình” thì bạn cần hiểu nhà tuyển dụng cần gì, muốn gì. Nếu không biết họ là ai, họ cần gì… bạn sẽ vẫn bất ổn, lo lắng.

Vì vậy, hãy tìm hiểu phong cách phỏng vấn của nhà tuyển dụng, về vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, xem mong muốn của họ của gì. Hãy dựa vào nhiều nguồn tin từ các diễn đàn, website, các thông tin chính thống và cả tham khảo đồng nghiệp, … Khi “hiểu thấu” họ, bạn sẽ mạnh mẽ đối diện và tập trung thể hiện năng lực đáp ứng đúng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Không đặt áp lực quá nhiều

Đôi khi sự căng thẳng đến từ việc bạn đặt áp lực quá cao. Rằng bạn nhất định phải trúng tuyển, phải đàm phán được quyền lợi a, quyền lợi b. Ngược lại một số bạn lại quá tiêu cực khi lo ngoại hình thừa chút cân sẽ mất điểm, sợ áo mặc không hợp mắt nhà tuyển dụng... rồi chìm đắm trong nỗi bi quan.

giam-cang-thang-khi-phong-van-xin-viec-3-1685153047.jpg

Cả hai thái cực này chỉ khiến bạn “tim đập chân run” khi buổi phỏng vấn xin việc chưa diễn ra. Cách tốt nhất, bạn nên động viên và trấn an mình. Hãy đưa mục tiêu phù hợp, nghĩ đến thế mạnh, giá trị của bạn và tin tưởng “mình sẽ làm được”. Sự lạc quan này giúp bạn không còn run sợ thậm chí có thêm tinh thần, ý chí và niềm tin để tỏa sáng.

Thả lỏng cơ thể và thư giãn                      

Trước khi đối diện với nhà tuyển dụng, bạn nên thả lỏng cơ thể. Hãy đến sớm một chút để quan sát xung quanh, chọn vị trí ngồi thoải mái. Sau đó, bạn mở bản nhạc yêu thích, đeo tai nghe và thưởng thức nó hoặc làm bất kỳ việc gì giúp bạn bình tâm.

Bạn hãy thả lỏng các cơ khớp cơ thể, kể cả tâm trí. Nếu nhịp tim đập nhanh hơn hãy hít thở thật sâu, thậm chí thiền trong vài phút để lấy lại cân bằng, làm chủ tâm trí và cảm xúc.

Giữ nụ cười và trả lời rõ ràng

Trong suốt buổi phỏng vấn, bạn hãy giữ nụ cười. Nụ cười thân thiện sẽ giúp xóa tan bầu không khí căng thẳng. Đồng thời với mỗi vấn đề nhà tuyển dụng đưa ra, bạn không nên vội vàng trả lời.

Bởi nếu trả lời sai càng khiến bạn mất bình tĩnh. Khi đó, bạn sẽ luống cuống, hoảng hốt và càng sai lầm. Do đó, hãy chậm rãi, dành khoảng 60 giây suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời với giọng điệu rõ ràng, mạch lạc.

Chắc chắn nếu làm được những điều trên, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ buổi phỏng vấn xin việc. Sự hồi hộp, lo âu, căng thẳng không còn nữa, chỉ còn lại ứng viên hoàn toàn tự tin vào bản thân, sẵn sàng tỏa sáng theo cách bạn muốn.

Bạn đang đọc bài viết "Giảm căng thẳng khi phỏng vấn xin việc bằng cách nào?" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn