Ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang chia sẻ, Bắc Giang là địa phương có dịch Covid-19 từ đầu tháng 5 kéo dài đến bây giờ. Cao điểm có một số địa phương cách ly y tế, cách ly xã hội, giãn cách xã hội. Phòng chống dịch phải thực hiện cách ly như vậy, ảnh hưởng tới các mặt của đời sống kinh tế xã hội nói chung. Từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giao thông vận tải… là không tránh khỏi. Đặc biệt là lĩnh vực lưu thông hàng hóa, vận chuyển, buôn bán. Lễ hội, hội nghị, đám cưới… các hoạt động đông người không xảy ra. Nhu cầu tiêu thụ giảm. Du khách đang mùa dịch nên không có.
Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp khá lớn, nhiều nông sản đến kỳ thu hoạch. Lúa đến mùa gặt có 48.500 hecta, dưa các loại khoảng 20.000 tấn, dứa khoảng gần 20.000 tấn, rau các loại khoảng 25.000 tấn. Phải tổ chức sản xuất trong bối cảnh ấy, mà trước đây có ông bạn Hải Dương khi dịch xảy ra, nông sản dư thừa không tiêu thụ được. Xuất phát từ thực tiễn như thế. Đến lúc này, nhìn chung các nông sản đã bán hết. Người dân bán với giá chấp nhận được. Ví dụ như dứa trước bán 9.000 - 10.000 đồng, giờ bán 6.000 - 8.000 đồng, dưa hấu 8.000 đồng, nay chỉ bán 5.000 - 6.000 đồng. Giá có giảm nhưng vẫn tiêu thụ được, tiêu thụ hết, không phải đổ đi.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang nhắc đến kế hoạch tiêu thụ phải chủ động, sớm có kịch bản tiêu thụ. Có sự chung tay từ tỉnh tới cơ sở, sự vào cuộc của tất cả người dân và các đoàn thể. Tuyên truyền đề xuất tháo gỡ khó khăn của các bộ ngành trung ương, vướng đến đâu tháo gỡ đến đấy. Tạo điều kiện để lưu thông, tạo điều kiện để kết nối cung cầu. Đẩy mạnh thương mại điện tử. Bán trên sàn thương mại, kết nối trên mạng xã hội. nông sản nói chung bán tốt.
Đặc biệt là vải thiều. tổng số khoảng hơn 200.000 tấn, đến giờ thu được khoảng 160.000 - 170.000 tấn. Bán được giá, thấp hơn năm ngoái, có lãi. Chung tay của nhà nước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương cùng giúp, tạo điều kiện mới lưu thông được. Người dân rất phấn khởi, họ nghĩ không tiêu thụ được (do dịch Covid-19), phải vứt bỏ, lãng phí. Nhưng Bắc Giang vẫn tiêu thụ được, vẫn lãi, rất phấn khởi.
Các hộ phải cách ly được mọi người giúp đỡ, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm cùng san sẻ.
Ông Dương Thanh Tùng cũng cho biết, tiêu thụ nông sản là thành công ngoài sức mong đợi của cả người dân và chính quyền. quá trình vừa làm vừa tháo gỡ, vướng đến đâu gỡ đến đấy. Nông sản Bắc Giang vẫn tiêu thụ được, chứng minh nông sản Bắc Giang an toàn, sạch bệnh. Phát triển qua thương mại điện tử rất tốt. Hiện nay chúng ta mở rộng thị trường nội địa hơn 90 triệu dân. Trước kia vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc là chủ yếu, năm nay tiêu thụ trên 60% là nội địa. Tập trung nâng cao chất lượng nông sản. Dịch bệnh hay không dịch bệnh mà chất lượng kém thì không ai mua. Châu Âu, Nhật Bản, những thị trường khó tính nhất thế giới đã ăn vải thiều Bắc Giang; họ tin tưởng vào chất lượng vải thiều Bắc Giang.
Kết nối cung cầu thông tin người bán và người mua rất quan trọng. dù dịch Covid-19 như thế nhưng Bắc Giang không giải cứu, từ đầu đến cuối không dùng từ giải cứu nông sản. chỉ là hỗ trợ tiêu thụ, “giải cứu” làm mất hình ảnh của nông sản. Khi phải giải cứu, tức là đã mất làm chủ được tình hình. Gọi là chung tay vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Gia súc gia cầm vẫn tiêu thụ tốt, dù có chậm lại. Điều chỉnh quy mô chăn nuôi theo diễn biến tình hình dịch bệnh cho phù hợp. Chống dịch nhưng không ngăn sông cấm chợ, chống dịch nhưng không để đổ vỡ đứt gãy./.