Giúp doanh nghiệp tiếp cận các xu hướng kinh doanh trực tuyến và lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, nhằm kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, ngày 30/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2023 (Vietnam Online Marketing Forum - VOMF 2023) với chủ đề “Fusion Marketing - Tăng tốc doanh số mùa Tết”.
img-2704-1701578639.jpeg
Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2023 với chủ đề “Fusion Marketing - Tăng tốc doanh số mùa Tết”

Diễn đàn quy tụ đông đảo cộng đồng kinh doanh dịch vụ tiếp thịtrực tuyến, các tổ chức - doanh nghiệp và cá nhân sử dụng dịchvụ. Tham gia diễn đàn có sự xuất hiện của những thương hiệuhàng đầu trên toàn cầu cũng như các thương hiệu lớn trongnước: Tiktok, Nielsen, Shopee, Sapo, Haravan, Vinalink, Accesstrade, DigiPencil, Droppii, VNNIC, MB Bank, Do Venture, LadiPage, Vebid, Netco, Vietguys, EMS...

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủtịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) nhấnmạnh: “Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2023 nhằm giúp các doanhnghiệp sản xuất và xuất khẩu được tiếp cận các xu hướng kinhdoanh trực tuyến nói chung và lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến, được tham gia tương tác kết nối với những doanh nghiệp hàngđầu trong việc cung cấp các giải pháp kinh doanh online, xúctiến thương mại và xuất khẩu trực tuyến.”

Đây cũng là dịp giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp traođổi về tiềm năng thị trường, những xu hướng giải pháp và côngnghệ nổi bật, những chính sách và quy định pháp luật mới ban hành hoặc sắp sửa đổi, những thuận lợi và khó khăn trong việcphối hợp, liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Qua đó, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và định hướng xuấtkhẩu trực tuyến.

Ông Dũng cho biết thêm, bên cạnh những khó khăn chung củanền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đãtác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại ViệtNam, đặc biệt là những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang năm 2023. Tuy nhiên, VECOM ước tính thương mại điện tử ViệtNam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quymô trên 20 tỷ USD.

img-2705-1701578639.jpeg
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điệntử Việt Nam (VECOM)

Dấu ấn quan trọng nhất của thương mại điện tử có thể kể đến làsố người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên cả về sốlượng và chất lượng. Người tiêu dùng mua nhiều hơn, giá trịmua hàng càng ngày càng cao lên; đông đảo người mua đã trởthành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắmtrực tuyến hơn.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực chuyển đổi số, chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch cũng như chuẩn bị chohoạt động kinh doanh trong trạng thái “bình thường mới”. Tuynhiên, song song với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, cầnđịnh hướng để thương mại điện tử có thể phát triển một cách bềnvững hơn. Từ đó, giúp thúc đẩy lĩnh vực này tăng trưởng vữngchắc, dài hạn trong thời gian tới.

Chia sẻ nghiên cứu về hành vi tiêu dùng tại diễn đàn, bà ĐặngThúy Hà – Giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng, đại diệnkhu vực phía Bắc tại NielsenIQ Việt Nam cho biết, trên thế giớicũng như tại Việt Nam, mua sắm online có rất nhiều triển vọng. Năm 2023, thế giới có thể đạt doanh thu 100 tỷ USD từ thươngmại điện tử.

Trong khi đó tại Việt Nam, con số được dự báo là 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với năm ngoái và so với thời điểm năm2018 đạt 8,06 tỷ USD, doanh thu thương mại điện tử hiện đãtăng gấp khoảng 2,5 lần.

Nghiên cứu của NielsenIQ cho thấy, 60,7% người dùng Internet tại Việt Nam mua sản phẩm trực tuyến hàng tuần. Các nhómhàng được quan tâm nhiều là: chăm sóc cá nhân, hàng tiêu dùngnhanh, hàng thời trang, chăm sóc nhà cửa, công nghệ…

“Hiện tại mọi thứ đều có thể mua online, từ hàng tiêu dùngnhanh đến ô tô, xe máy. Một bộ phận không nhỏ người tiêu dùngcó xu hướng thắt chặt túi tiền khi 55% người được hỏi đều lo âu, căng thẳng, dè dặt trong chi tiêu nhưng mua sắm online vẫntăng. Thậm chí, nhiều người trên 70 tuổi cũng mua sắm online.” – bà Hà nhấn mạnh.

img-2706-1701578639.jpeg

Bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng, đại diện khu vực phía Bắc tại NielsenIQ Việt Nam

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2023 do VECOM phát hành, 2 dấu ấn quan trọng nhất của thương mạiđiện tử hiện nay có thể kể đến là: Số người tiêu dùng trực tuyếnmới tiếp tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ở việc người tiêu dùng mua nhiều hơn, giá trị mua hàng càng ngàycàng cao lên. Đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùngthông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn.

Hai là thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mạiđiện tử đã tích cực chuyển đổi số: Chuyển đổi số để thích nghivới đại dịch cũng như chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trongtrạng thái “bình thường mới”.

Tuy nhiên, theo VECOM, song song với tốc độ phát triển nhanhnhư hiện nay, cần định hướng để thương mại điện tử có thể pháttriển một cách bền vững hơn, từ đó mới giúp thúc đẩy lĩnh vựcnày tăng trường vững chắc, dài hạn trong thời gian tới. Trong đóba trụ cột quan trọng cần đẩy mạnh là: nguồn nhân lực chothương mại điện tử, khoảng cách số và thương mại điện tử xanh.