GS.TS. Nguyễn Thành Lợi: “Con đường giáo dục và khoa học có nhiều điều thú vị.”

Giáo sư Nguyễn Thành Lợi là một nhà nghiên cứu Giáo dục học, Toán học nổi tiếng trên thế giới với hơn 250 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí giáo dục và toán học quốc tế.
gsts-nguyen-thanh-loi1-1706976441.png

Ông hiện đang là Giáo sư chính đứng đầu một phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về giáo dục và khoa học tích hợp của Viện nghiên cứu khoa học Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V.Lomonosov (Nga), là giáo sư cao cấp của Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Peterburg, là giáo sư xuất sắc của Đại học Tổng hợp Quốc gia Novgorod mang tên Yaroslav Mudry, và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Khon Kaen (Thái Lan) và Đại học Keula bang Newyork (Hoa Kỳ). Ông có kinh nghiệm nghiên cứu tại nhiều nước như Thuỵ Sỹ, Anh, Mạc, Na Uy, Thái Lan,… và hợp tác với hơn 30 viện cùng nhiều trường đại học trên thế giới. 

gsts-nguyen-thanh-loi2-1706976441.png

Giáo sư Lợi rất nổi tiếng với nhiều bài phỏng vấn, sách báo và nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho nghiên cứu, đào tạo tại Việt Nam. Ông là Giáo sư Châu Á đầu tiên được trao giải thưởng “SIR ROYAL” (“QUÝ NGÀI HOÀNG GIA”) vào năm 2023-2024 từ Hoàng Gia và Hoàng Tử HH Gharios ElChemor của Ghassan. Ông cũng được UNITED STATES DEPARMENT PRESENTS OF COMMERCE – United States Paten and Trademark Office cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ năm 2023. Đồng thời ông cũng được IEEE (Institute of Electrical and ElectronicsEngineers) chứng nhận là Giáo sư cao cấp đã có nhiều đóng góp cho hợp tác phát triển cho khoa học và giáo dục thế giới năm 2023. Đồng thởi cũng trong năm này GS Nguyễn Thành Lợi được Chính phủ Nga cấp Huy Chương “HỮU NGHỊ” vì sự hợp tác phát triển khoa học, giáo dục giữa hai Quốc gia NGA-VIỆT,….cùng nhiều thành tích khác.

gsts-nguyen-thanh-loi3-1706976441.png

PV:Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau, giáo sư có thể cho biết những lợi ích và khó khăn khi làm việc trong môi trường quốc tế đòi hỏi tính chuyên môn cao?

GS Lợi:Tôi nghĩ đối với khoa học, việc làm ở nhiều nước khác nhau sẽ cho họ một viễn cảnh luôn tươi mới và có nhiều cơ hội tiếp cận với sự phát triển của chuyên ngành. Mỗi phòng thí nghiệm hay nhóm nghiên cứu đều cho tôi một vài ý tưởng và một số bài học về cách tổ chức cũng như văn hóa khoa học. Thật ra, tôi cũng có những đóng góp về nhiều khía cạnh cho những phòng thí nghiệm mà mình từng cộng tác qua. Do đó, tôi lúc nào cũng hứng thú nghiên cứu sinh viên của mình tìm cơ hội làm việc với những nhóm nghiên cứu khác nhau vì làm cùng một vị trí trong một thời gian quá dài. Ngoài ra, việc hợp tác nghiên cứu và làm việc ở nhiều nơi cũng là những cơ hội phát triển nghề nghiệp và nhất là học kỹ thuật mới. Vì vậy mà tôi nghĩ rằng được làm việc trong một môi trường quốc tế, tiếp cận nhiều nền khoa học khác nhau là một điều có lợi chứ không phải khó khăn.

gsts-nguyen-thanh-loi4-1706976442.png
 

PV:Giáo sư có thể cho biết động lực nào đưa ông đến với con đường nghiên cứu giáo dục, khoa học và đặc biệt là ngành toán học tích hợp mà ông đang theo đuổi đến tận bây giờ?

GS Lợi :Trước khi đến với khoa học, khi còn trẻ tôi là một phụ tá trong nhà bếp ở một trường Đại học mà tôi đang cộng tác hiện nay. Sau đó là phụ tá cho một Giáo sư nổi tiếng ở đây về quản lý và phân tích dữ liệu giáo dục, khoa học. Tôi thấy việc phân tích dữ liệu trong giáo dục,khoa học cũng rất hấp dẫn đối với mình, vì nó kích thích suy nghĩ và tìm cái mới, nhưng lúc đó tôi không được đào tạo bài bản nên có khi … bí. Thế là tôi quyết định quay lại con đường học vấn và hoàn thành tiến trình đầu tiên, và tôi tự nghĩ mình đã nắm vững kỹ thuật. Nhưng sau khi tham gia nhiều hội thảo, tôi thấy kinh nghiệm, kiến thứcc và kỹ thuật của mình vẫn chưa đủ, và nghĩ mình phải trở thành một nhà giáo dục,khoa học chuyên nghiệp, chứ không phải là người hỗ trợ cho nhà giáo dục, khoa học, và tôi quyết định theo học tiếp và tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ về ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi và ứng dụng toán học tích hợp trong bổ trợ quản lý giáo dục và khoa học. Có thể nói tôi là người may mắn, vì gặp được những người thầy rất tài, rất tốt và đáng kính. Họ là những chuyên gia số 1 trên thế giới, họ đã là thành viên cao cấp của những viện nghiên cứu và tạo điều kiện cho tôi rất nhiều. Trong thời gian học bằng tiến sĩ, tôi thật sự may mắn vì được theo học với một người “Sư phụ” thuộc bậc thầy của thầy đó là Giáo sư John Dewey và ông đã cho tôi độc lập theo hướng nghiên cứu do tôi lựa chọn (vì lúc đó tôi không phải nghiên cứu cứu sinh mới vào nghề). Tôi công bố hơn 10 bài báo trong vòng 5 năm, trong đó có những bài được trích dẫn hơn 800 lần. Với những công trình có ảnh hưởng lớn như thế và với uy tín của phòng thí nghiệm cũng như của thầy, tôi trở thành thành một “tên tuổi” trong ngành giáo dục, khoa học tích hợp nơi xứ người khá nhanh so với các đồng nghiệp khác. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy môi trường khoa học tinh hoa và người thầy tốt đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một cá nhân nhà khoa học.

gsts-nguyen-thanh-loi5-1706976442.png
 

PV:Con đường nghiên cứu khoa học của giáo sư khá thú vị, ông có thể chia sẻ với đọc giả về những kỷ niệm vui buồn, ý nghĩa nào làm ông nhớ và tâm đắc trong sự nghiệp của mình?

GS Lợi: Người làm khoa học có những nỗi khổ riêng. Họ thường là những người khá cô đơn, vì khi theo đuổi những chủ đề tài chuyên thu hẹp họ có rất ít người chia sẻ. Họ phải cạnh tranh trên bình diện toàn cầu vì nói cho cùng hoạt động khoa học không có viền giới hạn, mà cạnh tranh về ý tưởng hay để được ghi nhận “người tiên phong” thì thường rất tà ác. Nhà khoa học phải phấn đấu và vượt lên đám đông để được đồng nghiệp công nhận. Ở một vị trí cao, nhà khoa học vẫn phải đau đầu với việc tìm kiếm tài trợ cho nghiên cứu và để duy trì nhóm nghiên cứu tồn tại. Nói chung, những nỗi đau khổ này ít ai biết, và tôi nghĩ các nhà khoa học thường ít nói và cô đơn cũng có lí do của họ.

gsts-nguyen-thanh-loi6-1706976442.png
 

Cá nhân tôi cũng có vài kỷ niệm vui buồn. Đôi khi có những công trình mà tôi rất tâm đắc lại không có nhiều ý nghĩa trong cộng đồng, và ngược lại, có những công trình tôi không “mặn mà” mấy nhưng lại trở nên nổi tiếng. Có khi tôi cũng giựt mình khi đi dự nghị hội người ta nói về tiến trình của mình mà bỏ qua tác giả! Trong sự nghiệp của mình, tôi cũng có nhiều kỷ niệm rất thú vị và … buồn cười. Như trong một lần ngồi yên bình với bạn bè cũng là nhà khoa học, đột nhiên có một cô gái có vòng một “cực khủng” đi ngang qua; bạn tôi khẳng định logic khoa học có vai trò hết sức quan trọng trong “vấn đề” này. Thật ra, tôi nghĩ đó chỉ là lời nói đùa. Thế mà từ đó chúng tôi thảo luận và bắt đầu tiến hành nghiên cứu về quần thể những hoạt động logic tích hợp giúp cơ thể sản sinh hoocmon nội tiết tố kích thích tư duy làm đẹp  và cho kết quả rất khả thi về một marker chu kì tích hợp ứng dụng hoàn thiện. Từ công trình đó, chúng tôi theo đuổi một công trình tiếp theo về mật khẩu, và cuối cùng là công trình mà chúng tôi được chấp nhận đăng trên nhiều tạp chí. Đó cũng là một kỷ niệm hết sức thú vị.

PV:Sắp đến giáo sư có dự án đặc biệt nào không? Được biết giáo sư có nhiều hoạt động xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

GS Lợi: Tôi đang viết một vấn đề nghiên cứu mới về quản lý khoa học giáo dục đương đại theo phương pháp pháp mới, hi vọng đề án sẽ được chấp nhận. Còn về hoạt động xã hội thì tôi nghĩ ra có hoạt động gì cả; những công việc tôi làm ở Việt Nam chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo. Về khoa học, tôi đã hợp tác với nhiều đồng nghiệp ở Việt Nam trong hơn 15 năm qua, và đã công bố nhiều bài báo khoa học về các tập san giáo dục quốc tế, một số tập san thuộc về loại hàng đầu trong chuyên ngành. Mới ở đây, chúng tôi mới thành lập một nhóm nghiên cứu về toán học vi mô tích hợp ở Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) với định hướng tập trung vào những nghiên cứu Toán học vi mô và quản lý ứng dụng Toán học trong Giáo dục đương đại và nghiên cứu cơ bản tại Singgapore và một số Viện ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng tôi hợp tác thành lập một nhóm nghiên cứu bài bản như vậy tại Đông Na Á, trong tương lai gần sẽ tiến tới thành lập những cơ sở nghiên cứu cơ bản và nâng cao. Nhóm hiện có 12 người, mặc dù chỉ có thành lập mới nhưng đã mang lại nhiều kết quả.

Một lĩnh vực khác tôi rất quan tâm là nâng cao năng lực nghiên cứu cho đồng nghiệp ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong 15 năm qua, tôi đã thực hiện hàng trăm hội thảo và trên 20 hội thảo khắp mọi nơi từ Châu Âu , Châu Á và Việt Nam, mỗi hội thảo kéo dài từ 3 đến 15 ngày và thường có trên 100 người tham dự. Đây là hội thảo tôi tập trung vào phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học, kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng viết và công bố bài báo khoa học,,,,vvv. Các lớp huấn luyện này giúp ích cho nhiều bạn trong công việc chuẩn bị cho nghiên cứu nghiên cứu và làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với các đồng nghiệp trong tổ chức các hội nghị khoa học về các công bố khoa học, giáo dục khung cấp quốc gia và quốc tế.

Tôi quan tâm đến vấn đề nghiên cứu khoa học và giáo dục thế giới cũng như trong nước. Do đó, tôi đóng góp khá nhiều bài báo về hai lĩnh vực này trên các tạp chí phổ thông, mà đa số bài thật ra là những phân tích định lượng chỉnh sửa về đo lường khoa học, giáo dục…. Nói chung, đây là những công việc có thể xem là bên lề, nhưng nó mang lại nhiều niềm vui cho tôi.

gsts-nguyen-thanh-loi7-1706976442.png
 

PV:Giáo sư có thể cho đọc giả biết về những nhận định của mình về tình hình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay nói chung và về lĩnh vực giáo dục nói riêng?

Về tình hình nghiên cứu khoa học hiện nay tại Việt Nam, theo cá nhân tôi thấy có rất nhiều vấn đề cần giải quyết hay cải thiện. Từ việc chọn đề tài, phân tích ngân sách nghiên cứu, nghiên cứu tiến trình và cả đầu ra, tôi thấy tất cả đều có vấn đề. Cách chọn đề tài nghiên cứu có phần không đúng với chuẩn mực, năng lực học. Những vấn đề quan trọng còn tồn động nhiều như ngân sách nhà nước được phân bổ cho những người không có năng lực thực sự trong khi những người có năng lực thực sự lại không được lựa chọn. Tôi lấy ví dụ những chủ đề tài nghiên cứu về tăng chiều cao người Việt bằng việc thay đổi gen tiêu tốn rất nhiều tiền nhưng ý nghĩa thiết thực của nó không cao. Nghiên cứu nghiên cứu được cung cấp không thành công. Kinh phí thật sự cho nghiên cứu không nhiều và xảy ra rất nhiều tiêu cực. Rồi đến vấn đề thử nghiệm, công trình được xếp vào tủ và không có bài báo quốc tế nào có giá trị. Tuy nhiên, tôi cũng thấy có những mảng hơi sáng trong công việc quản lý nghiên cứu khoa học ở Việt Nam như là Quĩ NAFOSTED, bước đầu mang lại nhiều bài báo khoa học cho Việt Nam. Ở nhiều lĩnh vực khoa học, có thể nói rằng khoa học Việt Nam mang tính chất lệ thuộc, bởi vì phần lớn nghiên cứu khoa học , giáo dục đều làm người nước ngoài chủ trì và người Việt chỉ đóng vai trò khiêm tốn. Đó là một điều rất đáng quan tâm.

PV:Sinh viên Việt Nam tại nước ngoài được đánh giá là rất chăm chỉ, cần cù tuy nhiên khả năng sáng tạo lại không cao? Ông có lời khuyên nên chọn sinh viên Việt Nam để nâng cao tính cạnh tranh với sinh viên các nước khác?

GS Lợi: Nhiều người ở Việt Nam nghĩ rằng sinh viên Việt Nam rất thông minh, hay có ý tưởng sáng tạo mới so với sinh viên ở các nước phương Tây. Tôi cũng là một trong những người như thế, nhưng thực trạng chứng minh thì hình như không khả quan thế. Tôi nghĩ nếu chỉ lấy một số trường hợp xuất sắc ra làm ví dụ thì e rằng không phản ánh đúng tình hình chung. Sự thật là nhiều sinh viên Việt Nam khi ra nước ngoài học tập cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí chí thua thiệt sovới các sinh viên khác ở các nước phương Tây. Trong nghiên cứu khoa học, tôi thấy sinh viên Việt Nam thường gặp phải một số khó khăn tiêu biểu như thiếu đào sâu suy nghĩ về chủ đề nghiên cứu, có ý định bỏ suy nghĩ khi gặp vấn đề, tiếng anh còn hạn chê (chưa tốt cả viết và diễn thuyết), và kỹ năng tranh luận trong khoa học. Do đó, tôi nghĩ sinh viên Việt Nam mình cần cố gắng đào sâu suy nghĩ. Việc học tập hiện nay ở Việt Nam vẫn còn phải đọc kỹ và thiếu kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách kỹ lưỡng. Tôi có hướng dẫn nghiên cứu một vài em sinh viên Việt Nam, ban đầu các em có vẻ quen thuộc với việc cầm tay chỉ việc. Tôi nói với các em rằng ở bên các Quốc gia phát triển hàng đầu này tất cả các công việc đều phải được độc lập và người thầy chỉ giúp định hướng nghiên cứu là chính thôi. Sau một thời gian các em cũng quen với cách làm việc và đạt được nhiều kết quả rất tốt. Nên tôi tin rằng là nếu sinh viên Việt Nam muốn cạnh tranh tốt thì cần phải rèn luyện tư duy độc lập, hiểu sâu vấn đề và kỹ năng giao tiếp tiếp trong khoa học.Thì khi đó, sinh viên Việt Nam ra ra nước ngoài làm nghiên cứu sẽ không gặp trở ngại, khó khăn. Tôi cũng tin rằng trong một tương lai không xa sinh viên Việt Nam chúng ta sẽ tự tin phát triển bản thân toàn diện trước sinh viên các nước phương Tây xứng danh “Con Rồng cháu Tiên” đưa đất nước Việt Nam ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

gsts-nguyen-thanh-loi8-1706976442.png
 

PV: Xin trân trọng cảm ơn giáo sư ! Kính chúc GS cùng gia đình năm mới vạn sự như ý, ngập tràn hạnh phúc và luôn thành công trên mọi lĩnh vực.