Hà Nam: Hội thảo Khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đền Lảnh Giang trong kỷ nguyên số"

Sáng 30/6, tại đền Lảnh Giang xã Mộc Nam, Duy Tiên (Hà Nam), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Duy Tiên và Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hoá dân tộc tổ chức Hội thảo Khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đền Lảnh Giang trong kỷ nguyên số".
e3faf855-9af4-4bb2-be12-04a23f0abb47-1656557043.jpeg

Đến dự Hội thảo có đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam; Ông Phạm Hồng Thanh, tỉnh Uỷ viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Duy Tiên; PGS. TS Phạm Hùng Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển; TS. Phạm Việt Long, Tổng  Biên tập Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển; NSUT. Nguyễn Thế Phiệt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hoá Dân tộc, cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà báo, nhà văn, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá.

Sau phát biểu đề dẫn của TS. Nguyễn Minh San, ông Phạm Hồng Thanh - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nêu rõ: Thị xã Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên là 12.092ha, quy mô dân số hơn 154 nghìn người.

Duy Tiên được hình thành khá sớm. Xa xưa, Duy Tiên có tên gọi là Phù Vân, sau đó được đổi là Duy Tân. Đến thời vua Lê Kính Tông (1600 - 1619) mảnh đất Duy Tân được đổi thành Duy Tiên. Từ đó đến nay, trải qua hàng nghìn năm, mặc dù đã qua bao thay đổi về chính trị, hành chính, Duy Tiên vẫn tồn tại và phát triển. Quá trình hình thành huyện, rồi thị xã Duy Tiên ngày nay tạo nên những nét văn hóa đặc sắc mà giờ đây vẫn còn mang nặng dấu ấn và những nét đẹp của đời sống văn hoá trong mỗi con người, mỗi gia đình, làng xóm.

faa1ff91-4084-448f-9e25-679f112d8623-1656557043.jpeg
Quang cảnh Hội thảo

Trong lịch sử văn hiến của Hà Nam, vùng đất Duy Tiên xưa và nay nổi lên như một dấu son đỏ thắm. Dấu son ấy được tạo dựng nên bởi trí tuệ, tâm hồn, mồ hôi và xương máu của biết bao những thế hệ người dân Duy Tiên có truyền thống yêu nước nồng nàn, hiếu học, thông minh, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh cách mạng.

Duy Tiên đã có hàng chục nghìn người tham gia quân đội anh hùng, trong đó 2.445 chiến sĩ đã hy sinh vì ngày toàn thắng của dân tộc, 228 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ghi nhận những cống hiến và thành tựu đó, Duy Tiên được Đảng, Nhà nước và Chính phủ trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2002; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2015; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2017; 7 xã, phường được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 2 hợp tác xã nông nghiệp (Châu Giang, Yên Bắc) được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động; nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương và các danh hiệu cao quý khác của Đảng và Nhà nước.

55c95d84-42dc-4ed3-805d-805211477939-1656558744.jpeg

Duy Tiên tự hào có những người con trung liệt, những công tích hiển hách lưu danh muôn đời cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là công chúa Nguyệt Nga - sinh ra ở trang Dưỡng Mông, nay thuộc xã Tiên Sơn, một trong 7 nữ tướng người Hà Nam thời Hai Bà Trưng được tôn vinh là những nhân vật kiệt xuất, liệt nữ...

Bên cạnh đó, Duy Tiên còn là quê hương của rất nhiều nhân vật ưu tú, nhiều anh hùng trong chiến đấu và xây dựng; nhiều người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động... là những nhân chứng lịch sử trong những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Dưới các triều đại phong kiến, kể từ khoa thi đầu tiên (năm 1075) đến khoa thi cuối cùng (năm 1919) Hà Nam có 53 người đỗ đạt ở 36 khoa thi thì riêng Duy Tiên đã có 33 vị tiên hiền là Tiến sĩ, Tướng công, Bảng nhãn, Thám hoa, Phó bảng. Trong đó, người đỗ cao nhất là Nguyễn Quốc Hiệu đạt học vị Thám hoa, người đỗ khoa bảng trẻ nhất là Phan Tế đỗ học vị Tiến sỹ khi mới 19 tuổi, người đỗ ở tuổi cao nhất là Trương Minh Lượng đỗ Tiến sỹ năm 65 tuổi đều là người con của Duy Tiên.

c255a712-8715-4130-af4d-3a1bdefe84a1-1656559685.jpeg
Đại biểu dự Hội thảo

Phát huy truyền thống hiếu học, ngày nay có hàng ngàn Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư đã kế tiếp lớp trước trưởng thành và đang giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước phục vụ trên khắp mọi miền đất nước và làm giàu cho quê hương Duy Tiên, cho Hà Nam, cho đất nước trên con đường hội nhập và phát triển.

Duy Tiên nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đặc sắc Núi Đại – sông Châu là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân Duy Tiên. Núi Đại nằm ở xã Tiên Sơn, bên dòng sông Châu. Duy Tiên hiện có 200 di tích, trong đó có 29 di tích đã được các cấp xếp hạng, 1 bảo vật quốc gia (BiaSùng Thiện Diên Linh). Minh chứng rõ nét nhất là quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn - một trong số những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Nam và trấn Sơn Nam xưa, đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, năm 2017. Hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa nổi bật nhất được lưu giữ tại chùa hiện nay chính là 06 pho tượng Kim Cương và tấm bia Sùng Thiện Diên Linh đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.

3810697d-0cee-4729-a311-f827c08be9a8-1656558776.jpeg
PGS.TS Phạm Hùng Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển và Nhà báo Vũ Xuân Bân, P. Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Văn hoá và Phát triển

Nơi có nhiều ngành, nghề truyền thống như nghề trồng dâu nuôi tằm cũng ở Tiên Phong (nay là Tiên Sơn) mà công chúa Nguyệt Nga được coi là tổ nghề. Ngoài ra, cư dân Duy Tiên có truyền thống canh tác lúa nước. Cư trú trong các xóm làng bên dòng sông Hồng đã phát triển nghề vớt cá bột, đánh cá và thả cá, chăn nuôi gà vịt...

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, từ một huyện thuần nông, Duy Tiên đã vươn lên về đích Nông thôn mới của tỉnh Hà Nam; trở thành thị xã với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Duy Tiên đã nỗ lực chung sức, chung lòng, ý Đảng hợp lòng dân đưa kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển mạnh; kết cấu hạ tầng được tăng cường; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững mạnh, sức mạnh khối đại đoàn kết được phát huy, lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền được củng cố và nâng cao .Với những định hướng, mục tiêu cụ thể và bằng các giải pháp thiết thực, thị xã Duy Tiên đang tập trung nâng cấp các tiêu chuẩn của đô thị, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Hà Nam; phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn đô thị loại III, từng bước đưa Duy Tiên hướng tới đô thị thông minh, hiện đại.

Lãnh Giang linh từ là nơi tổ chức thực hành nghi lễ hầu đồng, đào tạo hát văn và truyền dạy thực hành nghi lễ hầu đồng; Là nơi sinh hoạt thường xuyên của “Câu lạc bộ bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Chầu văn tỉnh Hà Nam” do Nghệ nhân Ưu tú Phạm Hải Hậu làm Chủ nhiệm.

Đã có 35 tham luận trình bày tại Hội thảo đều nhất trí cho rằng, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của Di tích Quốc gia đền Lảnh trong kỷ nguyên số là cần thiết cho việc xây dựng Duy Tiên nói riêng, Hà Nam nói chung phát triển bền vững.

0f5a80e1-5035-42e1-8092-f18a22c3df82-1656562691.jpeg
TS. Phạm Việt Long phát biểu kết luận Hội thảo

Tổng kết Hội thảo, TS. Phạm Việt Long nêu rõ, Hội thảo đã đạt được kết quả những kết quả đề ra. Với sự nhiệt tình, lòng yêu tha thiết một vùng quê văn hoá, từ Thị ủy, UBND, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch...đến các nhà khoa học, tất cả đã đồng tâm hiệp lực để tạo nên một không gian khoa học nghiêm túc với 35 tham luận có chất lượng mà TS. Nguyễn Minh San đã dày công đặt viết, biên tập và tập hợp thành kỷ yếu phục vụ Hội thảo.

Có thể thấy, Hội thảo đã có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và đánh giá đúng giá trị của Đền Lảnh Giang, từ đó nêu lên những khuyến nghị hợp lý. Nội dung Hội thảo tập trung vào ba vấn đề lớn: Thứ nhất, nhìn nhận Đền Lảnh trong mối quan hệ với vùng đất tại vị, Thị xã Duy Tiên, với công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của toàn tỉnh Hà Nam, và với vùng lân cận – Phố Hiến. Thứ hai, miêu thuật, đánh giá giá trị của đền Lảnh Giang. Thứ ba, Nêu lên các giải pháp và khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trong Kỷ nguyên Số. Điểm đặc biệt, mới mẻ của Hội thảo là đặt di tích trong bối cảnh kỷ nguyên Số.

TS. Phạm Việt Long điểm lại nội dung chinh của ba vấn đề nói trên. Hội thảo cho thấy Đền Lảnh nằm trong mối quan hệ đa chiều, mật thiết về không gian, thời gian, xã hội, nghệ thuật, tâm linh, các mối quan hệ ấy đều tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển của Đền Lảnh.

Các bản tham luận cho thấy mối quan hệ rộng rãi và mật thiết của Đền Lảnh – Thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam với vùng xung quanh, trong đó đặc biệt là Phố Hiến, với Tín ngưỡng dân gian, với nghệ thuật, với các công trinh văn hóa cổ khác. Chính trong các mối quan hệ ấy, đã có sự tương tác, cộng hưởng, lan tỏa, khiến cho Lảnh Giang được tồn tại, phát triển rồi vượt trội trong sự hài hòa. 

Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng quan tâm tới văn hóa dân tộc, để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích đền Lảnh Giang, trong những năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với thị xã Duy Tiên tập trung cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa nguồn tư liệu về các nghi thức thờ cúng, truyền thuyết, hình thức diễn xướng, các thực hành lễ hội, tư liệu chữ Hán…để lưu giữ, phổ biến thông qua các báo cáo, đề tài khoa học nhằm đánh giá thực trạng các di sản, các nghi lễ hiện nay so với các nghi lễ truyền thống, từ đó đề xuất kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Mối quan hệ đa chiều nói trên của Đền Lảnh, đòi hỏi việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của Đền lảnh phải theo phương pháp liên ngành, phương pháp xã hội học văn hóa, từ đó gần dân, công trinh nghiên cứu có tinh thực tiễn, thực hành.

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, nhiều  tác giả có bài tham luận đã miêu thuật và chứng minh những giá trị vô cùng lớn lao của Đền Lảnh – Nơi hội tụ và tỏa sáng nhiều giá trị văn hóa Việt Nam và nhân loại. Ở đây có di sản Tư liệu Hán Nôm, không chỉ đa dạng về thể loại mà còn phong phú về nội dung đề cập nhiều vấn đề về di tích, đây là nguồn cứ liệu lịch sử quý giá, lý giải về sự hình thành ngôi đền và quá trình trùng tu, tôn tạo di tích qua các triều đại phong kiến. ở đay có các bản thần tích, thần sắc, có lễ hội, nghi lễ lên đồng, hầu bóng, hát văn, sắc phục lễ hội, đây cũng là công trình kiến trúc đặc biệt, là công trinh văn hóa nghệ thuật tiêu biểu.

Đáng chú ý, lễ hội đền Lảnh Giang không chỉ dừng lại trong phạm vi làng xã mà còn có tính chất vùng, mang bản sắc văn hóa của người Việt vùng hạ châu thổ sông Hồng. Đó là sự tích hợp các lớp văn hóa trải qua các thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam, như tục thờ thủy thần của cư dân ven sông Hồng, sau đó là tín ngưỡng thờ Tiên Dung – Chử Đồng Tử và sự cung đình hóa, lịch sử hóa, mẫu thân của công chúa Tiên Dung dưới thời Lê Thánh Tông.

Đền lảnh Giang còn được cả nước biết đến bởi nơi đây là một trong 3 trung tâm thờ Mẫu chính của Hà Nam, nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy Nghi lễ chầu Văn của người Việt. Hà Nam với vị trí gần kề trung tâm tín ngưỡng phủ Giầy Nam Định là nơi được cho là xuất xứ đạo mẫu nên sớm tiếp xúc, giao lưu, hội tụ và lan tỏa của loại hình nghệ thuật này.

1e2066e0-e440-4d53-9dc0-2507ed0ff97f-1656562804.jpeg
TS. Phạm Việt Long trả lời báo chí bên leHội thảo

Các bản tham luận đanh giá cao vai trò của Đồng Thầy trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, trường hợp NSUT Phạm Hải Hậu - Thủ nhang đền Lảnh Giang; đánh giá cao vai trò của Đền lảnh góp phần vào sự thành công của Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Chầu Văn tỉnh Hà Nam; đanh giá cào Đền Lảnh Giang với hoạt động văn hóa - xã hội – từ thiện và xây dựng Nông thôn mới ở địa phương, góp phần phát triển du lịch tỉnh Hà Nam.

- Ngày 1.12.2016: Đền Lảnh Giang- là một trong những trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 

-  Tháng 6/2017, Lễ hội Đền Lảnh Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hội thảo nêu lên những khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Nghệ thuật kiến trúc Quốc gia đền Lảnh trong Kỷ nguyên Số.

- Tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về di sản văn hóa  phi vật thể tại đây. 

- Tiếp tục đầu tư cho công tác nghiên cứu, sưu tầm các huyền tích, truyền thuyết, nghi lễ, diễn xướng dân gian; khôi phục và bảo tồn “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

- Khuyến khích các hoạt động thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu tại địa phương và tham gia các hoạt động mang tinh quốc gia.

- Tổ chức truyền dạy các giá trị của lễ hội đền Lảnh Giang với thế hệ trẻ.

- Về số hóa hoạt động quảng bá việc Thực hành Tín ngưỡng và Du lịch đền Lảnh, cần thực hiện Quyết định số 2139/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu nhằm số hóa 100% dữ liệu các loại hình lễ hội truyền thống. Cần có chuyên đề riêng về vấn đề này.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di sản; công tác quản lý quy hoạch điểm du lịch Lảnh Giang.  Ưu tiên tập trung các nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng du lịch,  các dự án về bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của địa phương đã được phê duyêt....tạo ra sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp hẫn, thu hút, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Xây dựng Khu di tích đền Lảnh Giang trở thành Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và tôn vinh bản sắc tình yêu Việt Nam
Qua đây, nếu như Hội thảo chúng ta nhất trí thì kiến nghị các cơ quan có chức năng nâng cấp xếp hạng Di tích LSVH đền Lảnh Giang là Di tích LSVH Quốc gia Đặc biệt để trở thành điểm du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn du khách.

Theo thần phả, ngôi đền này thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa, Chử Đồng Tử. Tam vị danh thần là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám (nay là xã Yên Lạc) có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần. Trên mảnh đất này còn lưu truyền câu chuyện quen thuộc về Tiên Dung và Chử Đồng Tử trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Đền tọa lạc trong khuôn viên 3.000 m2, nơi đây không có núi đồi, nhưng bạt ngàn màu xanh của cây trái; rừng nhãn, bến nước, đầm sen, phảng phất hào khí của một miền địa linh nhân kiệt, phồn thịnh êm đềm.

Đền Lảnh Giang được xây dựng từ bao giờ? Đến nay chưa có tài liệu khẳng định. Căn cứ vào chữ Hán khắc trên cây nóc ở tòa đệ nhị thì đền Lảnh Giang được trùng tu lần cuối cùng vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1944). Trải qua nhiều lần tu sửa, đến nay đền Lảnh Giang có quy mô bề thế. Đến đây du khách không khỏi ngạc nhiên trước một công trình kiến trúc đồ sộ, uy linh. Tam quan xây theo kiểu chồng diêm tám mái, các đầu đao cong vút thanh thoát hình đầu rồng đắp nổi, đan xen mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại.