Ghé thăm làng Vác (đường Trung Hoà, Dân Hoà, Thanh Oai, Hà Nội) không khó nhận ra làng nghề khi bắt gặp hai bên đường đều phơi nan tre – nguyên liệu chủ yếu để làm lồng chim và các nhà nghề thì được treo thành phẩm là những chiếc lồng chim đã hoàn thành. Được biết, hiện nay công việc làm lồng chim là nghề chính của toàn bộ hộ dân trong làng và có một số nhà gần cạnh thuộc làng bên cũng tham gia sản xuất lồng chim cho nhu cầu cung cao, quy trình sản xuất cả ngày và đêm. Do là làng nghề nên cả trẻ con cũng được dạy từ nhỏ và làm phụ giúp nhà một số công đoạn, đa phần người già trong làng cắm nan.
Nghề làm lồng chim xuất hiện ở làng từ rất lâu, từ thời Pháp thuộc, do ông Nguyễn Văn Mỹ mang nghề về làng. Khi đó, ông Nguyễn Văn Mỹ theo cha là ông Nguyễn Văn Tý (người làng Vác) ra Hà Nội để làm lồng chim, do có tài làm lồng chim rất đẹp nên ông được các gia đình giàu có và người Pháp rất thích. Nhiều người đặt hàng nên hai ông làm không kịp, phải kéo dân làng lên làm cùng hoặc về làng dạy dân làng làm lồng chim rồi về làng lấy nhiều hàng hóa hơn; làng nghề ra đời từ đó. Toàn xã có 9216 nhân khẩu với 2662 hộ gia đình thì có tới gần 70% số hộ làm nghề lồng chim. Người dân luôn tự hào về nghề làm lồng chim.
Đến nay, vẫn có những câu ca dao mà người dân truyền tai nhau nói về nghề. Ở một số nơi, lồng chim được làm chỉ làm để phục vụ nhu cầu tại chỗ và không có quy thức rõ ràng về kích thước, mẫu mã và chất liệu. Còn ở Làng Vác, ngoài việc chuyên nghiệp hóa nghề, thứ làm nên thương hiệu của lồng chim nơi đây còn là những đường nét, kỹ thuật chạm. Để làm ra một chiếc lồng chim đẹp, bền, sang, đòi hỏi những người thợ cần có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ. Đặc điểm của lồng chim nơi đây chính là để càng lâu càng bền, càng bóng. Qua tìm hiểu được biết, thị trường chính của lồng chim làng Vác chủ yếu trong nước nhưng cũng có một phần không nhỏ xuất đi nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Australia... Trong đó, thị trường Singapore chiếm nhiều nhất.
Chị Huyền - chủ xưởng lồng chim Việt Huyền số nhà 9 thuộc làng Vác, với 27 năm nhà xưởng và làm nghề “ xây nhà” cho biết: với nghề này, người càng già có nhiều năm kinh nghiệm làm càng chuẩn, công đoạn nào cũng khó, hàng nhà làm chuyên hàng kỹ nên từ việc chọn nguyên liệu cũng chọn kỹ càng để hoàn thiện được cái lồng nó đều màu; ghép các mối nối với nhau là khó nhất, phải làm như thế nào cho khít đẹp tránh bị vênh, hở theo thời gian.
Được biết, nhờ hỗ trợ của máy móc, nên nhanh ra thành phẩm hơn và giá thành rẻ hơn; bên cạnh đó, sẽ có nhiều mẫu mã hơn; giá cũng tùy độ kỹ của lồng và tay nghề của nghệ nhân. Mỗi người có thể làm được 2-3 chiếc/ngày với loại bánh nhanh, rẻ; hàng kỹ thì phải mất 3-5 ngày mới được 1 chiếc, thậm chí có cái mất 1 tuần tới nửa tháng. Nguyên liệu làm lồng nhà chị Huyền thường được nhập từ trên rừng họ chuyển xuống, tùy vào mẫu lồng mà cắt nguyên liệu để phù hợp với dáng lồng; ví dụ như lồng tròn thì cắt trúc, tre dài để thuê người nắn uốn tròn, lồng vuông thì cắt từng thanh ngắn khoảng 50cm.
Trong tổng giá trị sản xuất hàng năm của xã Dân Hòa, nghề lồng chim chiếm tỷ trọng trên 50%. Như vậy, nghề làm lồng chim vẫn mang lại giá trị sản xuất lớn, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm dần do diện tích đất canh tác ngày càng giảm, đối với ngành thương mại dịch vụ mới vào địa phương đóng góp từ ngành này chưa hẳn cao nhưng trong tương lai đây sẽ là ngành phát triển mạnh nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất.