Hai văn bia quí ở Hải Dương

Thị xã kinh Môn, Hải Dương còn 2 văn bia quí từ thời Lê Trung Hưng về Văn miếu phủ Kinh Môn.
van-bia-1633874090.jpg
 

Phủ Kinh Môn là một trong 4 phủ thuộc trấn Hải Dương, quản 7 huyện: Giáp Sơn, Đông Triều, Kim Thành, An Lão, An Dương, Nghi Dương và Thuỷ Đường. Nay còn nhõn huyện Giáp Sơn thuộc Kinh Môn. Các huyện An Lão, An Dương, Nghi Dương và Thuỷ Đường (Thủy Nguyên) thuộc tp Hải Phòng. Huyện Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vậy là phủ Kinh Môn thời dựng bia, nay thuộc 3 tỉnh Hải Dương (2 huyện), tp Hải Phòng (3 huyện), Quảng Ninh (1 huyện).

Theo Ts Nguyễn Hữu Mùi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cả nước còn 4 văn miếu cấp phủ từ cứ liệu thác bản văn bia. Các nơi khác còn thác bản là chính, có lẽ chỉ Kinh Môn còn 2 bia, nhưng đang trong tình thế như giam lỏng.

Văn bia năm 1728 ghi về trùng tu từ kiến trúc hai nhà tiền bái, hậu cung, hai nhà tả vu, hữu vu. Mỗi nhà đều 3 gian.  Năm 1728 nâng cấp nhà tả vu, hữu vu lên 5 gian, làm nhà nghi môn, trang bị đồ thờ mới ở nhà tiền bái hậu cung.

Số tiền không ghi tổng thể nhưng vị quan tri phủ góp nhiều nhất. Nha lại của phủ có 10 người góp. Bảy tri huyện, 7 vị đề lại huyện góp. Có cả trưởng tổng (chánh tổng), sinh đồ, lão nhiêu góp. Danh sách ghi đầy đủ họ tên quê quán, số tiền.

Tư liệu này rất quí cho sử liệu địa phương, dòng họ.

Nó có ý nghĩa hơn vì dân được tham gia rất ít (có 3 vị sinh đồ lão nhiêu trưởng tổng), còn toàn là quan lại. Nay gọi là cán bộ.

Vị đứng đầu cấp phủ gương mẫu góp số tiền cao nhất còn đảm nhận soạn văn bia, làm bài minh. Những vị quan lại khác, người viết chữ đại tự trên trán bia, người viết chữ tiểu tự trong lòng bia. Chữ đẹp như bức tranh thư pháp.

Ngày xưa giới chức sắc quan tâm cho thiết chế, mà nay gọi là di tích khuyến học cứ như tự thân gánh trách nhiệm.

Bia có nhiều chữ kiêng húy, một số chữ dị thể. Có chữ dị thể mới tạm đoán vì mặt chữ tra tự điển Khang Hi, Từ Hải, và một số tự điển Hán Hán, tự điển, từ điển Hán Việt, cỡ hơn 10 loại mà chưa gặp (ảnh).