Hổ cột – Hổ thả (1989)

Đoàn Cải lương Hương Bình của Bầu Sỹ Phú dọn về chợ Long Thắng ( Lai Vung- Đồng Tháp) Nhìn bên kia sông là nhà của anh Ba Hùm con trai của Võ sư Chín Cọp nổi tiếng một vùng nơi này.
ho-cot-ho-tha-1635322172.jpg

Nhớ năm 1978, tôi cùng Hoài Phương dẫn nguyên đội văn nghệ Thị trấn Cái vồn lên phục vụ đám cưới của nhỏ tên Le Le là con gái anh Ba Hùm, bị hai anh em H, H là dân địa phương mà cũng là đệ tử của thầy Chín Cọp "chôm" cây đàn điện lúc trời gần sáng.

Cũng may là vợ chồng anh ba dẫn thằng con trai út tên là Đa Đa 12 tuổi lại nhà thầy Sáu Vàng là thầy bùa Lỗ ban rọi kiếng chỉ đường cho Đa Đa dẫn cả đám lại ngay nơi cất giấu cây đàn là chiếc xuồng đang kéo lên bờ phía bên hông nhà hai tên trộm. Hỏi Đa Đa coi thấy gì mà dẫn ngay chóc vậy nó nói:

- Ông thầy cho coi hình hai ông ăn trộm rõ ràng như coi ti vi vậy.

Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật 100%.

Bồi hồi không biết những người quen xưa bây giờ ra sao định trong bụng sẽ có dịp qua bên sông thăm lại cảnh cũ người xưa. (Anh Ba Hùm con trai võ sư Chín Cọp có 3 đứa con là: Le Le, Bồng Bồng và thằng ĐaĐa, quê vợ anh Ba Hùm ở bên sông thuộc xã Mỹ hòa quận Bình minh)

Bầu Sỹ Phú thuê kép Văn Bảnh (có nghệ danh là Nhật Thanh là chồng của nữ nghệ sỹ Bo bo Hoàng, anh cũng từng đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ hình như trước cả nghệ sỹ Minh Cảnh ) vẽ lại tranh cảnh mới cho đoàn, khi đóng khung xong Bầu hỏi mua sơn gì vẽ đẹp mà rẻ ? Văn Bảnh trầm ngâm một chút rồi nói :

- Ngày xưa có một ông nhà giàu nhưng hà tiện... mướn người đắp một con cọp bằng xi măng để trước cửa nhà khi thuê họa sĩ vẽ ổng cũng hỏi như vậy.

Bầu Sỹ Phú hỏi:

- Rồi cha họa sỹ nói sao?

Văn Bảnh nói:

- Ông muốn vẽ Hổ cột hay Hổ thả ?Tay nhà giàu hỏi:

- Hổ thả và Hổ cột khác nhau thế nào?

Tay họa sỹ trả lời:

- Hai con đẹp như nhau, nhưng Hổ cột mắc hơn con Hổ thả phân nửa tiền. Bầu Sỹ Phú:

- Thì đẹp như nhau mà rẻ hơn phân nửa thì ông làm cái rẻ cho tui. Văn Bảnh cười nói:

- Tùy, vẽ theo hổ thả thì đưa một ngàn còn hai ngàn là hổ cột... Bầu đưa một ngàn.

Văn Bảnh ra chợ Sa đéc mua mấy bịch bột màu và a dao miếng, loại làm bằng da trâu về vẽ cảnh. Anh rủ tôi rảnh qua vẽ tiếp anh sẽ đãi tôi nhậu. Ở không cũng chẳng làm gì, tiếp đàn anh biết đâu mình sẽ học thêm được cái nghề có điều mùi a Dao bằng da trâu nấu ra hôi rình không chịu nổi...

Ba ngày sau thì cảnh trí rồi cũng vẽ xong anh hỏi tôi:

- Có chỗ nào nhậu không?

Tôi rủ anh qua sông thăm nhà thầy Chín Cọp. Tới nhà gặp hai đứa con nít nhỏ hỏi thăm thì ra nó là con của thằng Đa Đa, thì ra cái thằng nhóc 12 tuổi năm nào bây giờ đã thành một tay lực điền vạm vỡ đúng là dân nhà võ. Gặp tôi Đa Đa nó rất mừng và kêu vợ làm nồi cháo gà đãi khách, cầm ly rượu trên tay nó buồn buồn kế:

- Ba mẹ con mất hết rồi chú ơi, bây giờ con ở đây lo thờ cúng ông bà mấy chị con thì cũng ở bên chồng gần đây... còn hai ông H, H chôm cây đàn của chú thì sau đó đón đường đâm thầy Sáu, chưa đâm được ổng thì bị công an bắt đi tù mấy năm trời.

- Sao chưa đâm mà bị bắt?

- Khiến gì công An đi tuần ngang người ta thấy hai anh em đang núp trong lùm cây, khả nghi nên công an xét thấy có hung khí nên bị bắt luôn. Sau tiệc nhậu cả đám ra thăm mộ thầy Chín, cái ngôi mộ có vẽ hình thầy đang đấu võ với mấy con cọp. Tôi khoe:

- Hình này vẽ trên 20 năm rồi đó anh.

Bỗng Văn Bảnh bật lên cười:

- Họa sĩ này vẽ đúng là vẽ "Hổ cột " còn anh em mình vẽ mấy hôm nay là vẽ "Hổ thả". Nghe anh nói Hổ cột, Hổ thả tôi vẫn chưa hiếu chuyện gì... Anh cười cười chẳng nói gì.

Sau đó mưa dầm mấy ngày liên tiếp màu vẽ cảnh bị trôi lem luốc Bầu Sỹ Phú kêu văn Bảnh quát một hơi:

- Anh vẽ làm sao mà màu mè nó trôi hết vậy? Văn Bảnh tỉnh queo:

- Bữa trước anh nói là chú mày vẽ theo Hổ cột hay Hổ thả. Muốn vẽ Hổ cột thì mua nước sơn. Còn muốn vẽ hổ thả thì mua bột màu... Mà vẽ bằng bột màu thì nó kỵ nước, mày không đậy kỷ thì nó phải trôi... ai biểu mày hà tiện quá mần chi rồi bây giờ trách tao.

- Vậy bây giờ tốn bao nhiêu nữa cho nó khỏi trôi?

- Đưa hai ngàn trôi tao đền.

Bầu Sỹ Phú đưa tiền nhưng miệng lầm bầm:

- Nói mẹ ra là mua nước sơn đi, bày đặc Hổ cột Hổ thả, thiệt là... chữ với nghĩa đúng là... Lu bu. /.

Nhớ năm 1978, tôi cùng Hoài Phương dẫn nguyên đội văn nghệ Thị trấn Cái vồn lên phục vụ đám cưới của nhỏ tên Le Le là con gái anh Ba Hùm, bị hai anh em H, H là dân địa phương mà cũng là đệ tử của thầy Chín Cọp "chôm" cây đàn điện lúc trời gần sáng.

Cũng may là vợ chồng anh ba dẫn thằng con trai út tên là Đa Đa 12 tuổi lại nhà thầy Sáu Vàng là thầy bùa Lỗ ban rọi kiếng chỉ đường cho Đa Đa dẫn cả đám lại ngay nơi cất giấu cây đàn là chiếc xuồng đang kéo lên bờ phía bên hông nhà hai tên trộm. Hỏi Đa Đa coi thấy gì mà dẫn ngay chóc vậy nó nói:

- Ông thầy cho coi hình hai ông ăn trộm rõ ràng như coi ti vi vậy.

Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật 100%.

Bồi hồi không biết những người quen xưa bây giờ ra sao định trong bụng sẽ có dịp qua bên sông thăm lại cảnh cũ người xưa. (Anh Ba Hùm con trai võ sư Chín Cọp có 3 đứa con là: Le Le, Bồng Bồng và thằng ĐaĐa, quê vợ anh Ba Hùm ở bên sông thuộc xã Mỹ hòa quận Bình minh)

Bầu Sỹ Phú thuê kép Văn Bảnh (có nghệ danh là Nhật Thanh là chồng của nữ nghệ sỹ Bo bo Hoàng, anh cũng từng đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ hình như trước cả nghệ sỹ Minh Cảnh ) vẽ lại tranh cảnh mới cho đoàn, khi đóng khung xong Bầu hỏi mua sơn gì vẽ đẹp mà rẻ ? Văn Bảnh trầm ngâm một chút rồi nói:

- Ngày xưa có một ông nhà giàu nhưng hà tiện... mướn người đắp một con cọp bằng xi măng để trước cửa nhà khi thuê họa sĩ vẽ ổng cũng hỏi như vậy.

Bầu Sỹ Phú hỏi:

- Rồi cha họa sỹ nói sao?

Văn Bảnh nói:

- Ông muốn vẽ Hổ cột hay Hổ thả? Tay nhà giàu hỏi:

- Hổ thả và Hổ cột khác nhau thế nào?

Tay họa sỹ trả lời:

- Hai con đẹp như nhau, nhưng Hổ cột mắc hơn con Hổ thả phân nửa tiền. Bầu Sỹ Phú:

- Thì đẹp như nhau mà rẻ hơn phân nửa thì ông làm cái rẻ cho tui. Văn Bảnh cười nói:

- Tùy, vẽ theo hổ thả thì đưa một ngàn còn hai ngàn là hổ cột... Bầu đưa một ngàn.

Văn Bảnh ra chợ Sa đéc mua mấy bịch bột màu và a dao miếng, loại làm bằng da trâu về vẽ cảnh. Anh rủ tôi rảnh qua vẽ tiếp anh sẽ đãi tôi nhậu. Ở không cũng chẳng làm gì, tiếp đàn anh biết đâu mình sẽ học thêm được cái nghề có điều mùi a Dao bằng da trâu nấu ra hôi rình không chịu nổi...

Ba ngày sau thì cảnh trí rồi cũng vẽ xong anh hỏi tôi:

- Có chỗ nào nhậu không?

Tôi rủ anh qua sông thăm nhà thầy Chín Cọp. Tới nhà gặp hai đứa con nít nhỏ hỏi thăm thì ra nó là con của thằng Đa Đa, thì ra cái thằng nhóc 12 tuổi năm nào bây giờ đã thành một tay lực điền vạm vỡ đúng là dân nhà võ. Gặp tôi Đa Đa nó rất mừng và kêu vợ làm nồi cháo gà đãi khách, cầm ly rượu trên tay nó buồn buồn kế:

- Ba mẹ con mất hết rồi chú ơi, bây giờ con ở đây lo thờ cúng ông bà mấy chị con thì cũng ở bên chồng gần đây... còn hai ông H, H chôm cây đàn của chú thì sau đó đón đường đâm thầy Sáu, chưa đâm được ổng thì bị công an bắt đi tù mấy năm trời.

- Sao chưa đâm mà bị bắt?

- Khiến gì công An đi tuần ngang người ta thấy hai anh em đang núp trong lùm cây, khả nghi nên công an xét thấy có hung khí nên bị bắt luôn. Sau tiệc nhậu cả đám ra thăm mộ thầy Chín, cái ngôi mộ có vẽ hình thầy đang đấu võ với mấy con cọp. Tôi khoe:

- Hình này vẽ trên 20 năm rồi đó anh.

Bỗng Văn Bảnh bật lên cười:

- Họa sĩ này vẽ đúng là vẽ "Hổ cột " còn anh em mình vẽ mấy hôm nay là vẽ "Hổ thả". Nghe anh nói Hổ cột, Hổ thả tôi vẫn chưa hiếu chuyện gì... Anh cười cười chẳng nói gì.

Sau đó mưa dầm mấy ngày liên tiếp màu vẽ cảnh bị trôi lem luốc Bầu Sỹ Phú kêu văn Bảnh quát một hơi:

- Anh vẽ làm sao mà màu mè nó trôi hết vậy? Văn Bảnh tỉnh queo:

- Bữa trước anh nói là chú mày vẽ theo Hổ cột hay Hổ thả. Muốn vẽ Hổ cột thì mua nước sơn. Còn muốn vẽ hổ thả thì mua bột màu... Mà vẽ bằng bột màu thì nó kỵ nước, mày không đậy kỷ thì nó phải trôi... ai biểu mày hà tiện quá mần chi rồi bây giờ trách tao.

- Vậy bây giờ tốn bao nhiêu nữa cho nó khỏi trôi?

- Đưa hai ngàn trôi tao đền.

Bầu Sỹ Phú đưa tiền nhưng miệng lầm bầm:

- Nói mẹ ra là mua nước sơn đi, bày đặc Hổ cột Hổ thả, thiệt là... chữ với nghĩa đúng là... Lu bu. /.

Theo Chuyện quê