“Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh” - Số 19 và 20 năm 2024: CẦN TÌM THÂN NHÂN VÀ ĐỒNG ĐỘI CỦA CÁC LIỆT SĨ (HOẶC CCB) NGUYỄN LƯU VÀ “BÉ TƯ”, TỪNG CÔNG TÁC Ở CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM

19. Hồ sơ CDEC F034600020783 là một “Chứng tích Chiến tranh” của một cá nhân tên là Nguyễn Lưu (còn có bí danh là Nhu Van, có thể là Như Văn hoặc Như Vân?). Ông từng làm Phó Trưởng Ban Tuyên truyền, Đào tạo và Văn hóa tại Trung ương Cục miền Nam. Cuốn sổ tay bắt đầu được ghi chép từ tháng 8/1964 và kết thúc với một bài viết vào ngày 1/10/1965.
dt1dvh1a-1717032165.jpg
 

Những ghi chép trong Nhật ký cho biết: Nguyễn Lưu bắt đầu chuyến đi dài qua núi rừng đến Ong Cu (Văn phòng Trung ương Cục miền Nam) vào ngày 22/12/1964 và đến đó vào ngày 17/3/1965. Ông được phân công đến Vùng Quân sự 4 vào ngày 1/5/1965. Ngay khi ông đến một khu vực giải phóng của MR4, ông đã phải xuống một hầm ngầm, vì một trận càn của địch.

dt2dvh2b-1717032242.jpg
 

Nguyễn Lưu đảm nhiệm trọng trách Phó Trưởng Ban Tuyên truyền, Đào tạo và Văn hóa Trung ương Cục vào ngày 18/7/1965. Ông đã tổ chức các khóa học cho cán bộ phụ trách phong trào tuyên truyền và văn hóa. Trong Nhật ký của mình, có trang ông phàn nàn về trình độ học viên không đồng đều, vì họ được giáo dục hạn chế.

dt3dvh3c-1717032283.jpg
 

Theo nhật ký cho biết: Nhân dân trong các khu vực giải phóng của rất ủng hộ cán bộ của Trung ương Cục và cố gắng bảo vệ họ bất cứ khi nào có thể. Nguyễn Lưu từng được nhiều gia đình trong địa bàn này yêu thương, đùm bọc, không chỉ cung cấp cho ông thức ăn mà còn cả điều kiện sống và làm việc nữa.

dt4dvh4d-1717032335.jpg

Ảnh đính kèm do tác giả cung cấp: Một số trang di vật có trong các Hồ sơ nêu trên, được phóng to từ microfilm, đang lưu trữ tại VNCA.

 

Nguyễn Lưu cũng viết trong nhật ký của mình về những tội ác dã man của quân Đồng minh (lính đánh thuê): Điển hình như vụ thảm sát 53 người ở Củ Chi. Chúng đã ăn gan sau khi giết, hiếp dâm dã man và dân chúng ở Khu vực Hải Yến. Đó là nơi các binh lính đã cắt thịt từ đùi và ngực của những người đàn ông và phụ nữ bị bắt…

Đáng tiếc, ghi chú cuối cùng được chụp là vào ngày 3/2/1964, cho biết: một phần đáng kể của cuốn nhật ký không được chụp. Có thể nói rằng tất cả các hoạt động, cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Lưu trong thời gian trên đều được chứa trong nhật ký của ông. Ông nghĩ về cô con gái 16 tuổi, cô cháu gái 21 tuổi (thời điểm năm 1965) mà ông coi như con của mình, vợ ông, mẹ già của ông, người cha đã qua đời và quê hương của mình bị hủy hoại bởi chiến tranh. Nguyễn Lưu có thể từng là một nhà giáo yêu văn học. Trong sổ tay của mình, ông thích trích dẫn câu chữ từ những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam hoặc Trung Quốc.

Những trang cuối cùng của Hồ sơ này là một lá thư gửi Dung - Một cô gái mà Nguyễn Lưu yêu thương như em gái của mình. Ông yêu cầu Dung giữ cuốn sổ tay Nhật ký này giúp ông và trả lại sau này khi họ gặp nhau ở Sài Gòn…

Theo báo cáo của CDEC: Hồ sơ Chứng tích này đã bị thu giữ vào ngày 30/5/1966, bởi Sư đoàn 25 Bộ binh Hoa Kỳ, tại tọa độ 48PXT671124 [10.96357°, 106.52496°] ở Quân Khu 4, Sài Gòn - Gia Định.

*

20. Hồ sơ CDEC F034601530505 là “Chứng tích Chiến tranh” của 2 cá nhân có tên là Bé Tư (có thể là một bí danh) và một người không rõ họ tên. Cả 2 đều chưa xác định được quê quán, địa chỉ cơ quan đơn vị từng công tác, cũng như các liên hệ với thân nhân.

Hồ sơ gồm một lá thư của “Bé Tư”, từng ở đơn vị hộp thư 6105.C gởi đến một cá nhân tên là Lê Văn Tám ở ấp Trung Thành, xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (cũ). Lá thư đã được kiểm duyệt bởi một người có tên là Bảy (7) Hưởng, vào ngày 25/5/1967. Lá thư này là một trong 7 lá thư cá nhân từ các cá nhân khác nhau, được viết vào tháng 5 và tháng 6/1967, liên quan đến các vấn đề gia đình. Phong bì của chúng vẫn còn được niêm kín, khi nhận tại CDEC.

Mục thứ 2 là một cuốn sổ tay, được ghi chép ngày từ 18 đến 29/12/1968, chứa những trang ghi chép ca ngợi vẻ đẹp của cảnh quan và các hoạt động hàng ngày của nhân dân vùng miền Tây Nam bộ; trong đó có Rạch Giá, Cà Mau và Sa Đéc… Đặc biệt, cuốn sổ tay này chép rất nhiều lời bài hát, chứng tỏ chủ nhận của nó là người thích văn nghệ và ca hát. Hầu hết các ca từ chép trong số tay dành ca ngợi sự dũng cảm của các chàng trai, cô gái đã tham gia vận chuyển đạn dược để hỗ trợ các chiến sĩ quân Giải phóng đánh giặc và ca ngợi các chiến thắng của họ. Một số tiêu đề của bài hát bao gồm: Về đây với đường tàu, Cô giao liên miền núi, Lê Quang Vinh, Nổi trống lên rừng núi ơi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tiếng hát trên đường quê hương, Tiếng pháo Khe Sanh, Tiếng chày trên Sóc Bom Bo, Cô gái Sông Hương, Vàm Cỏ Đông…

Theo báo cáo của CDEC: 2 “Chứng tích Chiến tranh” nêu trên được thu giữ tại tọa độ 48PXS315535 [10.43155°, 106.19347°] tại tỉnh Định Tường (cũ), trong Chiến dịch Cửu Long 60/58. Và tại tọa độ 48PVS8039 [10.3071°, 104.81397°] thuộc tỉnh Sa Đéc (cũ), vào ngày 27/6/1969.

*

Bằng cách đăng tải những thông tin độc quyền, do Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ tại Đại học Texas Tech University (viết tắt là VNCA) tại Hoa Kỳ, gửi cho Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam”, chúng tôi hi vọng thân nhân gia đình của các Liệt sĩ (hoặc CCB) Nguyễn Lưu và “Bé Tư” cùng đồng đội của các ông; có thể đọc được thông tin này và đăng ký tham dự tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”, do đại diện của VNCA trực tiếp trao tặng, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/6/2024, tại Hà Nội. Mời liên hệ với Nhà văn Đặng Vương Hưng – Thường trực Ban Tổ chức sự kiện nêu trên; hoặc để lại lời nhắn dưới phần “bình luận”.

Ghi chú thêm: Sự kiện nhân văn và ý nghĩa nêu trên, được tổ chức bằng kinh phí xã hội hóa. Chúng tôi mong nhận được sự chung tay, góp sức, ủng hộ của các tập thể và cá nhân. Những thân nhân gia đình Liệt sĩ có Hồ sơ muốn tham dự, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ tiền tàu xe đi lại… Chúng tôi cũng mong những ai quan tâm đến các hoạt động tri ân và đền ơn đáp nghĩa, hãy chia sẻ rộng rãi thông tin này!

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 30/5/2024

Trái Tim Người Lính