Họp bàn kế hoạch triển khai Hội thảo Khoa học “Đền Chính xã Xuân Lam - Lịch sử hình thành và phát triển”

Chiều 16/4/2024, UBND xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển tổ chức họp bàn kế hoạch tổ chức Hội thảo Khoa học “Đền Chính xã Xuân Lam - Lịch sử hình thành và phát triển”.
hoithao-13266554-1713366691.jpg
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Yến

Tham dự cuộc họp, về chính quyền xã Xuân Lam có ông Nguyễn Đình Khiêm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; ông Đặng Văn Hoài, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã; đại diện các ban, ngành đoàn thể của xã Xuân Lam.

Về phía Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển có ông Nguyễn Minh San, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý; ông Nguyễn Danh Hoà, Phó Viện trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Đình Khiêm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã khẳng định, việc tổ chức Hội thảo Khoa học “Đền Chính xã Xuân Lam - Lịch sử hình thành và phát triển” nhằm công bố, thảo luận và đưa ra những đánh giá khoa học về các nguồn sử liệu truyền thống, đặc biệt là các nguồn sử liệu mới phát hiện gần đây liên quan đến Đền Chính. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương rất mong đón nhận được các bản tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, nhà quản lý cấp Trung ương và địa phương để rồi từ đó đưa ra những khẳng định vững vàng về giá trị của Đền Chính.

Ông Đặng Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã Xuân Lam cho biết: Đền Chính thuộc làng Chế xã Quả Phẩm ngày xưa nay thuộc xã Xuân Lam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh là một ngôi đền cổ rất linh thiêng thờ vọng Hưng Đạo Đại Vương. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử Đền Chính được bà con nhân dân làng Chế xã Quả Phẩm trùng tu và tôn tạo. Đến năm 1945 thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Đền Chính và ngôi làng Chế của xã Quả Phẩm đã bị thực dân Pháp xâm lược tàn phá khốc liệt san bằng, người dân phải di cư vào phía trong rừng dưới dân núi Hồng Lĩnh để tránh bom đạn tàn phá. Từ đó cho đến nay Đền Chính không còn ai trông nom, trùng tu và tôn tạo. Do sự ảnh hưởng của thiên nhiên mưa lụt, sự bồi lở của dòng sông Lam, Đền Chính dần dần bị xuống cấp hư hỏng, nay chỉ còn phần móng còn sót lại.

hoi-thao-1713268550-1713366765.jpg
Ông Đặng Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã phát biểu. Ảnh: Nguyễn Yến

“Theo nguyện vọng của nhân dân xã nhà, mong muốn chính quyền địa phương khôi phục lại ngôi Đền Chính để bà con được chăm lo hương khói tưởng nhớ công ơn của Hưng Đạo Đại Vương. Chúng tôi tin tưởng và đặt niềm tin vào lãnh đạo Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đền Chính xã Xuân Lam - Lịch sử hình thành và phát triển” thành công đúng như dự kiến”, ông Hoài phát biểu tại cuộc họp.

hoi-thao-236346-1713366804.jpg
Ông Nguyễn Minh San - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển phát biểu. Ảnh: Nguyễn Yến
hoi-thao-3268705-1713366678.jpg
Ông Nguyễn Danh Hòa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển phát biểu. Ảnh: Nguyễn Yến

Ông Nguyễn Minh San, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cho biết: Tiếp nhận các thông tin, tư liệu từ phía xã Xuân Lam về ngôi Đền Chính để từ đó tiến hành công tác triển khai các bước tiếp theo để tổ chức Hội thảo Khoa học, qua đó sẽ tiến hành nghiên cứu đưa ra kết luận chính xác về lịch sử hình thành và phát triển của Đền Chính xã Xuân Lam.

hoi-thao-3268652-1713366884.jpg
Các thành viên tham dự cuộc họp đã lắng nghe, đóng góp ý kiến bổ sung các nội dung quan trọng vào Hội thảo Khoa học Lịch sử và nguồn gốc ra đời của ngôi Đền Chính. Ảnh: Nguyễn Yến

Theo kế hoạch, Hội thảo sẽ có khoảng 20 bài tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Đây là dịp để chúng ta nhìn lại toàn diện nội dung cũng như lịch sử hình thành và phát triển của Đền Chính. Viện Nghiên cứu Văn hoá và Phát triển sẽ triển khai các bước tiếp theo để tổ chức Hội thảo vào trung tuần tháng 8 Âm lịch năm nay.

hoi-thao1713276896-1713366922.jpg
hoi-thao1713277071-1713366954.jpg
hoi-thao713277206-1713366985.jpg
hoi-thao277125-1713367020.jpg
Các hiện vật tại ngôi đền. Ảnh: Nguyễn Yến
hoi-thao1713277280-1713367058.jpg
Móng ngôi Đền Chính. Ảnh: Nguyễn Yến
hoi-tha0277325-1713367089.jpg
Chân móng Đền Chính còn sót lại

Đền Chính do nhân dân làng Chế xưa xây dựng nên cách đây hàng trăm năm, đền được chia làm 2 gian 2 vận với chiều dài của đền 6,4m và chiều rộng 4m. Đền được xây dựng trên một bãi đất hoang của làng Chế xã Quả Phẩm với diện tích rộng gần 5000m² cách làng Chế 150m, khuôn viên đền 2500m², đền xây dựng theo hướng Đông cách đường Quốc lộ 700m. Đền được tồn tại qua 5 đời thủ từ. Từ xa xưa đền được người dân lập nên để tôn thờ vua Hưng Đạo Đại Vương.

Theo lời kể của các cụ, làng Chế của xã Quả Phẩm gồm có 3 làng gồm làng lộc điền, làng vĩnh khánh và làng long hoa; có 4 giáp và được phân công thờ tự các giáp như sau: Giáp Nam do cố Cự Quê làm thủ nhang gồm các đền: Đền Đức Ông, Đền Am Dong, Đền Cồn Đọc; Giáp Bắc: Do cố Cựu Quý làm thủ nhang: Đền Cơn Lim, Đền Lài, Đền cửa giếng, Đền chính; Giáp Đông: Do cố Nuôi thấu làm thủ nhang: gồm Đền Thánh Mẫu, Đền Làng nghè, Đền Làng Đinh, đền của Truông; Giáp Đoài: Gồm Đền Thái Danh Nho, Đền Nhà Nghèm Đền Vực, Đền Nhà Bà, Đền Đại Miêng.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đền chính được bà con nhân dân làng Chế xã Quả Phẩm trung tu và tôn tạo đến năm 1945 thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược Đền Chính và ngôi làng Chế của xã Quả Phẩm đã bị thực dân Pháp xâm lược tàn phá khốc liệt sàn bằng làng Chế, người dân phải di cư vào phía trong rừng dưới dân núi Hồng Lĩnh để tránh bom đạn tàn phá. Từ đó cho đến nay Đền Chính không còn ai trong nom trung tu và tôn tạo. Do sự ảnh hưởng của thiên nhiên mưa lụt, sự bồi lở của dòng sông Lam đền chính dần dần bị xuống cấp hư hỏng nay chỉ còn phần móng còn sót lại.