Trong cuộc sống có những hành động phi thường của một cá nhân nào đó để bảo vệ sự sống cho đồng loại... làm ta phải ngả mũ khâm phục.
Trong truyện ngắn NGƯỜI ĐƯA THƯ của Lưu Quang Vũ viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía bắc của Tổ quốc năm 1979, có chi tiết mô tả một chiến sĩ của ta bị đạn pháo TQ làm bị thương rất nặng. Ruột anh xổ hết ra ngoài, nhưng anh cắn răng chịu đau và lấy tay nhồi đoạn ruột đó vào bụng và tiếp tục lao lên bắn trả kẻ thù.,..
Câu chuyện đó đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tấm gương sáng về ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam bảo vệ từng tấc đát, biên cương của Tổ quốc.,
Và truyện ngắn này đã được NXB Ngoại văn chọn dịch ra tiếng Anh, Pháp vào năm 1980.,
Nhưng chi tiết này được bỏ đi., Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - TBT NXB và bác Hữu Ngọc - Giám đốc NXB đã phân tích và lý giải cho Ban biên tập như sau " Mặc dù đây là truyện ngắn do nhà văn hư cấu., Nhưng chi tiết này gượng ép, khiên cưỡng., Người Việt Nam chúng ta chấp nhận được và dễ xúc động., Nhưng độc giả của NXB phần lớn là các nhà trí thức phương Tây thì họ khó chấp nhận vì thiếu tính logic, hơn nữa chưa thật nhân văn...". Lúc đó tôi nghe các bác là những chuyên gia hàng đầu về tuyên truyền đối ngoại mà thấy sáng mắt, sáng lòng., Thông tin, tuyên truyền đối nội hay đối ngoại phải có nghệ thuật nhưng cũng cần phải khoa học.,
Văn chương là hư cấu nhưng Thông tin thì tuyệt đối Không.,
Đêm qua đọc fb của nhà báo Nguyễn Đức Hiển - Phó TBT báo Pháp luật tp HCM đưa tin về "Bác sĩ Khoa" rút ống thở của ba, mẹ mình để cứu một sản phụ làm nhiều người xúc động, nhưng, tôi đã hơi ngờ ngợ nên không like, không còm vì cảm thấy thiếu Logic và sao, sao ấy.,
Và sáng nay thì nhiều người ngã ngửa vì đó là Tin "hư cấu". À ra thể!
---
Đọc thêm thông tin liên quan trên trang Hội nhập Văn hóa & Phát triển - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/, nơi cập nhật thông tin bài viết phân tích chuyên sâu về kinh tế đối ngoại, văn hóa hội nhập và phát triển bền vững.