Hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 7

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ban An toàn giao thông TP Hà Nội tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ An toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 7. Tới dự có bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam.

Tuần lễ An toàn giao thông đường bộ toàn cầu (Global Road Safety Week) là một sự kiện được tổ chức hàng năm bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn cầu.

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, bà Angela Pratt đánh giá, với sự hợp tác giữa nhiều lĩnh vực, bao gồm giao thông, công an, y tế và giáo dục, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để làm cho các con đường trở nên an toàn hơn. WHO khuyến khích nỗ lực hơn nữa trong năm lĩnh vực ưu tiên gồm: Thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em và dây an toàn; giới hạn tốc độ thấp hơn xung quanh các trường học; quy định đội mũ bào hiểm và tiêu chuẩn mũ bảo hiểm, đặc biệt là cho trẻ em; thực thi các chính sách cấm uống rượu bia khi lái xe và tiếp tục đầu tư nâng cao mức độ an toàn của cơ sở hạ tầng đường bộ.

b1anh-2-1684048191.jpeg

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, bà Angela Pratt phát biểu tại lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu. Ảnh: Internet.

 

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu nêu rõ: Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ này nhằm kêu gọi các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân đổi mới tư duy về giao thông, từng bước chuyển từ đi lại bằng phương tiện cơ giới cá nhân sang đi lại bằng xe đạp, xe điện, phương tiện vận tải công cộng, gắn với đi bộ để giúp cho giao thông xanh hơn, sạch hơn và đặc biệt là ngày càng an toàn hơn. Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật, lực lượng chức năng từ trung ương đên địa phương cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma tuý, tốc độ, phần đường, làn đường cũng như không tuân thủ quy định về nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ…

Trong Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu và cả các thời gian tiếp theo, các địa phương trên toàn quốc sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về chủ đề tuân thủ quy định về tốc độ và các quy tắc giao thông, đồng thời lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là các hành vi lái xe vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, ma tuý, vi phạm phần đường, làn đường của người đi bộ, xe thô sơ, xe buýt cũng như hành vi không tuân thủ quy định về nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ trên địa bàn địa phương… góp phần lan tỏa và củng cố hiệu quả của chiến dịch.

Đặc biệt, ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì An toàn Đường bộ Toàn cầu (BIGRS), sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông sâu rộng, phát sóng trên các kênh truyền hình, phát thanh, đường phố, các tòa nhà lớn, bến xe, bến tàu, trung tâm đào tạo và thi bằng lái xe…

Vấn đề tai nạn giao thông vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam, với số lượng tai nạn và tử vong liên quan đến giao thông vẫn đang ở mức cao. Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực trong việc cải thiện hạ tầng giao thông, đảm bảo tuân thủ quy định và tăng cường giáo dục và tuyên truyền cho người dân về an toàn giao thông.

Tóm lại, Tuần lễ An toàn giao thông đường bộ toàn cầu là một cơ hội để nâng cao nhận thức và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông trên toàn cầu, và Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.