Gương sáng giữa đời

Đặng Sỹ Ngọc

30/05/2022 13:17

Theo dõi trên

Sau những thắng lợi to lớn của cả nước. Đặc biệt là chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không của nhân dân Thủ đô Hà Nội. Cuối tháng 12/1972 người Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam (27/01/1973). Hai bên trao trả tù binh cho nhau. Trong đó có Nguyễn Trọng Thành.

 

guong-sang-giua-doi-1653889659.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp

 

Sống giữa đời thường tình nghĩa thủy chung

Trở về cùng đồng đội, anh chỉ còn cân nặng 43kg. Vết thương nặng nhất là mảnh đạn đâm vào hốc mắt trái, xuyên thẳng qua hộp sọ lên phía đỉnh đầu. Anh được đưa về Đoàn 595 ở Thanh Hóa điều dưỡng. Tháng 10/1977, về Đoàn điều dưỡng thương binh 4 ở Nghệ An. Với thương tật 81% (có người phục vụ) nhưng không vì thế anh ỷ lại mà luôn tự nhủ phải làm theo lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”. Anh đã tham gia tích cực các hoạt động trị liệu, phong trào văn hóa, thể thao, vệ sinh môi trường, sản xuất tự túc và còn giúp đỡ các Thương binh yếu hơn.

Anh đề xuất với lãnh đạo Đoàn, cho đi học lớp bổ túc Quản lý văn hóa ở trường Cao đẳng Nghệ thuật tỉnh, để về xây dựng phong trào văn nghệ. Được Giám đốc Đoàn và lãnh đạo trường chấp thuận, anh đăng ký học bộ môn họa và âm nhạc, anh quan tâm nhiều đến hai nhạc cụ dân tộc là sao trúc và đàn bầu. Sau 6 tháng miệt mài học tập chăm chỉ hoàn thành chương trình khóa đào tạo. Về đoàn, anh tham gia vào đội văn nghệ và chuyên cần tập luyện. Đội có đủ sân khấu, loa máy, diễn viên đều là thương binh hăng hái và có năng khiếu tự tin. Giám đốc Đoàn còn tuyển thêm một số sinh viên tốt nghiệp Trường Văn hóa Nghệ thuật về phục vụ. Đoàn được các nhạc sỹ như Ánh Dương, An Thuyên, Hồng Trường nhiệt tình giúp đỡ sáng tác ca khúc. Có trường hợp cả gia đình thương binh đều lên sân khấu (chồng mù 2 mắt kéo vi ô lông, vợ cụt chân hát và con gái múa phụ họa).Ca khúc: Trên công trường rộn tiếng ca rất tươi sáng, xúc động. Nhưng xúc động hơn là tiết mục đàn bầu “Vì miền Nam” của nhạc sỹ Huy Thục và tấu sáo “Đêm trăng bản Mèo” do Trọng Thành biểu diễn. Đội văn nghệ thường đi phục vụ ở các huyện, nhất là đến các huyện miền núi, được khán giả khâm phục và trân trọng. Anh tích cực tham gia mọi hoạt động của Đoàn điều dưỡng, xem như tổ ấm gia đình, được tất cả thương bệnh binh yêu quý bầu anh vào Ban hội đồng thương bệnh binh.

Ghi nhận quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của anh. Chi ủy chi bộ đoàn đã chọn anh đi học lớp đối tượng Đảng. Ngày 10/8/1980, anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1986, được sự động viên của Đoàn, anh tự nguyện viết đơn xin về an dưỡng tại gia đình. Năm 1987, chi bộ nơi cư trú bầu anh vào cấp ủy phụ trách khối mặt trận, tháng 8/2002, tham gia Ban liên lạc Cựu tù binh tỉnh Nghệ An. Tháng 7 năm 2010, Hội chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Nghệ An Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ (2010-2015) bầu anh làm Chủ tịch Hội. Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ (2015-2020) vinh dự được đồng chí Trương Tấn Sang- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến dự. Anh tiếp tục tái đắc cử Chủ tịch Hội. Trên cương vị Chủ tịch Hội, anh nỗ lực tuyên truyền, vận động, kết nạp tất cả những chiến sỹ bị địch bắt tù đày của 21 huyện, thành, thị trong tỉnh vào Hội. Tổ chức kịp thời động viên, giúp đỡ những đồng chí “cựu tù” gặp hoàn cảnh khó khăn, giáo dục họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu trong cuộc sống, công tác, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Vào năm 2019, đại dịch Covid-19 hoành hành khắp Thế giới. Rồi tràn vào Việt Nam, tỉnh Nghệ An cũng phải “bất động” để chống dịch. Anh thành dù mang thương tật nặng, vẫn  dũng cảm vượt qua mọi gian nguy đi đến các huyện nhắc nhở các Hội đoàn kết sinh hoạt, xây dựng cuộc sống mới.

Anh đúng là một “cựu tù”, một thương binh nêu gương sáng cho chúng tôi học tập.

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Gương sáng giữa đời" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn